Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

PMI là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số PMI chi tiết, chính xác

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

21/04/2024

Chỉ số PMI là một trong những thước đo quan trọng để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế. Từ những thông tin về PMI, các nhà quản trị có thể đưa ra các chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp. Vậy PMI là gì? Ý nghĩa ra sao? Cách tính chỉ số PMI như thế nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

PMI là gì?

Chỉ số PMI (Purchase Managers Index), hay chỉ số quản lý mua hàng là chỉ số kinh tế thể hiện khả năng hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong một nền kinh tế. Dựa vào chỉ số PMI, các nhà quản trị có thể đánh giá được tình hình kinh tế và xu hướng tương lai.

Chỉ số PMI giúp các nhà quản trị dự đoán xu hướng mua sắm

Chỉ số PMI giúp các nhà quản trị dự đoán xu hướng mua sắm

Phân loại chỉ số PMI phổ biến

PMI sản xuất

PMI sản xuất là chỉ số thể hiện sức mua trong nền công nghiệp sản xuất. Chỉ số PMI sản xuất gồm các trọng số:

  • Đơn hàng mới với 30%
  • Sản xuất với 25%
  • Giao hàng từ nhà cung cấp với 15%
  • Hàng tồn kho với 10%
  • Và việc làm chiếm 20%

PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

PMI phi sản xuất hay PMI dịch vụ là chỉ số hỗn hợp để đánh giá các điều kiện tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Có các chỉ số dùng để đo PMI dịch vụ gồm:

  • Hoạt động kinh doanh
  • Đơn hàng mới
  • Việc làm
  • Giao hàng từ nhà cung cấp
  • Có tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ

PMI được chia thành PMI sản xuất và PMI phi sản xuất

PMI được chia thành PMI sản xuất và PMI phi sản xuất

Ý nghĩa của chỉ số PMI

Đo lường tình hình kinh tế

PMI có ý nghĩa quan trọng trong việc đo lường, đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. Chính phủ và ngân hàng quốc gia sử dụng chỉ số PMI như một công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ khi đối mặt với các biến động thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng PMI để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một công ty hoặc của quốc gia. Nhờ vào PMI, các doanh nghiệp có thể thực hiện điều chỉnh linh hoạt và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin sau khi phân tích.

Nếu chỉ số PMI vượt qua mức 50, điều này có nghĩa hoạt động sản xuất đang trên đà phát triển và có xu hướng mở rộng. Ngược lại, khi PMI dưới mức 50, có nghĩa hoạt động kinh doanh đang bị thu hẹp lại. Ngoài ra, chỉ số PMI còn được dùng để tính toán các chỉ số kinh tế quan trọng khác như GDP, CPI và nhiều chỉ số khác.

Tác động quyết định quản lý thu mua hàng hóa

Dựa vào chỉ số PMI, các nhà quản trị mua hàng có thể xác định xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định có nên mua hàng để sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường hay không. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường tổng lượng và giá cả hàng hóa. Từ đó, đưa ra các quyết định có nên sản xuất mặt hàng đó hay không.

PMI đóng vai trò như một "công cụ đắc lực" giúp nhà quản lý mua hàng và kiểm kê xác định lượng hàng cần. Chỉ số này hỗ trợ các công ty trong việc quản lý đơn đặt hàng bằng cách điều chỉnh với hàng tồn kho có sẵn, chẳng hạn như hàng tồn kho sản phẩm và lượng hàng cần bổ sung. Việc này giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, không bị trì trệ.

Tác động đến các đơn vị cung ứng

Các nhà cung cấp hàng hóa thường dựa vào chỉ số PMI để dự đoán nhu cầu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình. Chính PMI giúp họ điều chỉnh giá cả sản phẩm của mình sao cho phù hợp nhất với thị trường.

Chẳng hạn, nếu có sự gia tăng trong lượng đơn đặt hàng và nhu cầu về hàng hóa tăng cao, các nhà cung cấp có thể xem xét việc tăng giá sản phẩm, dẫn đến giá cao hơn cho nguyên vật liệu. Ngược lại, nếu số đơn đặt hàng giảm sẽ khiến nhu cầu đối với hàng hóa giảm theo và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp xem xét giảm giá, có thể dẫn đến giảm giá cho nguyên vật liệu.

PMI có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia

PMI có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia

Ảnh hưởng của chỉ số PMI

Đối với người lao động

  • Tạo việc làm, tăng thu nhập: Khi chỉ số PMI vượt mức 50, đây là dấu hiệu của một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển về sản xuất, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Thu nhập của người lao động cũng từ đó tăng cao nhờ việc gia tăng sản xuất, tăng lương, tăng thưởng.
  • Tạo điều kiện cho đầu tư: Một quốc gia có chỉ số PMI cao sẽ thức đẩy và thu hút đầu tư từ trong nước và nước ngoài, từ đó tạo nên một nền kinh tế vững mạnh.
  • Tác động đến chất lượng cuộc sống: Một nền kinh tế phát triển, kéo theo thu nhập người dân tăng cao, chất lượng cuộc sống từ đó được đảm bảo.

Đối với nhà đầu tư

Dữ liệu về chỉ số PMI thường được công bố tùy thuộc vào từng công ty và quốc gia cụ thể. Nhà đầu tư có thể tra cứu dữ liệu PMI trên các trang web tài chính và đầu tư như investing.com, pmi.spglobal.com, tradingeconomics... hoặc theo dõi trên các phương tiện truyền thông tài chính.

Bằng cách đánh giá chỉ số PMI, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của một doanh nghiệp hay quốc gia. PMI cho các nhà đầu tư biết sự biến động của tình hình kinh tế, tình hình sản xuất, áp lực lạm phát và nhiều yếu tố khác.

Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh biến động xấu, nhà đầu tư cần thận trọng trong quyết định đầu tư, lựa chọn các kênh đầu tư an toàn hoặc đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, khi tình hình kinh doanh phát triển tốt, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để đầu tư, đặc biệt là những loại tài sản có rủi ro cao như chứng khoán hoặc cổ phiếu.

Người lao động và nhà đầu tư đều có thể bị ảnh hưởng bởi PMI

Người lao động và nhà đầu tư đều có thể bị ảnh hưởng bởi PMI

Cách tính chỉ số PMI chi tiết nhất

Ta có thể tính chỉ số PMI theo công thức sau:

PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0.5) + (P3 * 0)

Trong đó: 

  • P1: là tỷ lệ phần trăm câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất “có cải thiện”
  • P2: là tỷ lệ phần trăm câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất “không thay đổi”
  • P3: là tỷ lệ phần trăm câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất “suy giảm”

Ví dụ: Thu thập ý kiến khảo sát từ 300 nhà sản xuất trên cả nước thu về được: 230 câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất có cải thiện; 65 câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất không thay đổi và 05 câu trả lời tình hình hoạt động sản xuất suy giảm.

Áp dụng công thức tính PMI, ta có công thức tính sau: 

PMI = (230/300 * 1) + (65/300 * 0.5) + (5/300 * 0) = 77.75%

Cách đọc chỉ số PMI chính xác

Chỉ số PMI có giá trị trong khoảng từ 0 đến 100, mốc 50 thường được sử dụng là mốc chuẩn để phân tích:

  • Khi PMI lớn hơn 50 (> 50), tức là tổng thể thị trường đang trên đà tăng.
  • Khi PMI nhỏ hơn 50 (< 50), tức là tổng thể thị trường đang trên đà giảm.
  • Trong trường hợp kết quả là 50 (= 50), tức là tổng thể thị trường ổn định và đang ở mức cân bằng.

Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính dự báo. Doanh nghiệp cần xem xét thêm 3 trường hợp sau:

  • Nếu PMI thực tế lớn hơn số dự báo, đây tín hiệu tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó có thể tăng nhẹ, và các ngành sản xuất và dịch vụ sẽ có phản hồi tích cực.
  • Nếu PMI thực tế nhỏ hơn số dự báo, đây là dấu hiệu của sự sụt giảm trong nền kinh tế, khiến nhà đầu tư có lo ngại về việc rót vốn.
  • Nếu PMI thực tế bằng với số đã dự báo, thị trường đang đi ngang, không có biến động nhiều và khá ổn định.

Ưu điểm, nhược điểm của chỉ số PMI

Ưu điểm

  • Được công bố đều đặn hàng tháng, tạo nên một nguồn dữ liệu định kỳ. Nguồn thông tin này giúp chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư dự đoán tương lai của nền kinh tế một cách chính xác hơn.
  • PMI là một chỉ số kinh tế dựa trên dữ liệu thực tế, vì thế các quyết định được đưa ra đều dựa trên các thông tin chính xác về tình hình kinh tế.
  • Hỗ trợ nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh và đưa ra những quyết định cần thiết để cải thiện sản xuất.

Nhược điểm

  • Chủ yếu tập trung vào trạng thái của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và sản phẩm nên PMI không thể đại diện cho tất cả các ngành công nghiệp và kinh tế.
  • Không thể hiển thị sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và không phản ánh các yếu tố như biến động giá cả hay tình hình thị trường chứng khoán.
  • Không cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm hay mức độ hài lòng của khách hàng, có thể dẫn đến việc thông tin được cung cấp có tính chủ quan và không phản ánh chính xác tình hình thực tế.

PMI có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm đáng kể

PMI có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm đáng kể

Các câu hỏi thường gặp về PMI

PMI là viết tắt của từ gì?

PMI là viết tắt của Purchase Managers Index, có nghĩa là chỉ số quản lý mua hàng.

PMI Việt Nam là bao nhiêu?

Tính đến tháng 9 năm 2023, chỉ số PMI của Việt Nam đạt 49.7 điểm, tức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Chỉ số PMI sử dụng làm gì?

Chỉ số PMI được sử dụng để do lường, đánh giá hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hoặc của một nền kinh tế.

Xem chỉ số PMI ở đâu?

Có thể xem chỉ số PMI bằng cách sử dụng trang web như TradingEconomics. Hoặc có thể báo cáo về chỉ số PMI được báo cáo rộng dãi trên các phương tiện truyền thông về tài chính.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ số PMI. Hy vọng bài viết có thể sẽ giúp bạn trong việc tìm hiểu về các chỉ số tài chính cũng như giúp bạn những thông tin bổ ích.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm nhiều kiến thức tài chính khác tại Tikop.vn!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Cập nhật tỷ giá mới nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Cập nhật tỷ giá mới nhất

Đơn vị tiền tệ ở Singapore chính thức là Đô La Singapore được viết tắt là SGD. Vậy tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

07/09/2024

Lạm phát phi mã là gì? Các biện pháp kiểm soát lạm phát phi mã

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát phi mã là gì? Các biện pháp kiểm soát lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã là hiện tượng kinh tế đáng lo ngại, gây bất ổn cho nền kinh tế và thách thức cho các nhà quản lý trong việc tìm giải pháp kiểm soát. Bài viết này Tikop sẽ giúp bạn hiểu lạm phát phi mã là gì và các biện pháp để kiểm soát nó, nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

07/09/2024

Tăng trưởng âm là gì? Đặc điểm và những ảnh hưởng tới nền kinh tế

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tăng trưởng âm là gì? Đặc điểm và những ảnh hưởng tới nền kinh tế

Tăng trưởng âm là thuật ngữ quan trọng trong kinh tế, chỉ tình trạng khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia giảm so với kỳ trước đó. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác động và cách nhận diện tăng trưởng âm, hãy cùng Tikop khám phá trong bài viết này nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

07/09/2024

[Cập nhật] TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

[Cập nhật] TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc hiểu biết về các loại tiền tệ khác nhau trở nên rất quan trọng. Từ những loại tiền tệ quen thuộc như USD, EUR, GBP đến những đồng tiền ít được biết đến hơn, mỗi loại tiền tệ đều có câu chuyện riêng và phản ánh sự đa dạng của nền kinh tế thế giới. Cùng Tikop tìm hiểu TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay nhé!

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

02/09/2024