Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài sản ròng là gì? Đặc điểm và cách tính giá trị tài sản ròng

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

05/03/2024

Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như là các nhà đầu tư. Vậy tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Tài sản ròng là gì?

Khái niệm tài sản ròng

Tài sản ròng là tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả. Thông thường, doanh nghiệp coi tài sản ròng như là tài sản thuần hay vốn cổ đông. Tài sản ròng thường được sử dụng để đánh giá về khả năng tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể. Tài sản ròng có thể là tiền mặt, máy móc, bất động sảnđầu tư,...

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là kết quả tổng giá trị của chủ thể đang nắm giữ sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ.

Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Ví dụ về tài sản ròng

Ví dụ nếu một doanh nghiệp A có tổng tài sản trị giá 500 triệu VNĐ, nghĩa vụ nợ doanh nghiệp là 300 triệu VNĐ. Khi đó, giá trị tài sản ròng mà doanh nghiệp sở hữu là 200 triệu VNĐ.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp hiện có tài sản trị giá 100 triệu, nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp là 40 triệu thì giá trị tài sản ròng mà doanh nghiệp sở hữu là 60 triệu.

Tài sản ròng tiếng Anh là gì?

Tài sản ròng tiếng Anh là Net assets.

Tài sản ròng bao gồm những gì?

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính linh động, thường được sử dụng trong chu kỳ kinh doanh dưới một năm. Tài sản ngắn hạn thường không ổn định và thay đổi thường xuyên để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn từ khách hàng, hàng tồn kho và các khoản chi phí trả trước.

Tài sản ngắn hạn thường có tính linh động

Tài sản ngắn hạn thường có tính linh động

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và thường có chu kỳ sử dụng từ một năm trở lên. Tài sản dài hạn có đặc điểm là không linh động, khó chuyển đổi thành tiền mặt và thường có rủi ro biến động giá trị.

Tài sản dài hạn bao gồm:

  • Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu có thời hạn trên một năm, bao gồm phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc,..

  • Tài sản cố định: Gồm tài sản cố định hữu hình (như máy móc, thiết bị, văn phòng), tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình (như bản quyền, thương hiệu) và bất động sản đầu tư (đất đai, nhà cửa đầu tư kinh doanh).

  • Tài sản dở dang dài hạn: Bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn (dành cho dự án chậm triển khai) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn (dành cho tài sản đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng).

  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bao gồm đầu tư vào công ty con, đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

  • Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các tài sản dài hạn khác chưa được phân loại vào các danh mục khác.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn

Chủ thể của tài sản ròng

Các chủ thể của tài sản ròng bao gồm:

  • Doanh nghiệp: Tài sản ròng thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong mục vốn chủ sở hữu.

  • Chính phủ: Tài sản ròng thể hiện khả năng cân đối tài chính và tiềm lực tài chính của Chính phủ. 

  • Cá nhân: Cá nhân cũng có giá trị tài sản ròng, cách tính giá trị tài sản ròng của cá nhân tương tự như với các chủ thể khác. Bao gồm giá trị thực tế của tài sản cá nhân sau khi trừ đi nợ và các nghĩa vụ tài chính.

Chủ thể của tài sản ròng bao gồm doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân

Chủ thể của tài sản ròng bao gồm doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân

Cách tính tài sản ròng

Công thức tính tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng được tính bằng công thức:

Giá trị tài sản ròng = Tổng các loại tài sản - Tổng các khoản nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản: Là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

  • Nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp

  • Tổng tài sản và nợ phải trả lấy tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Công thức tính tài sản ròng

Công thức tính tài sản ròng

Ví dụ tính tài sản ròng

Ví dụ công ty A kinh doanh thời trang có tổng giá trị tài sản là 900.000.000 VNĐ, trong đó, các khoản nợ phải trả (nợ ngắn hạn và dài hạn) là 500.000.000 VNĐ.

Khi đó: Giá trị tài sản ròng = Tổng các loại tài sản - Tổng các khoản nợ phải trả =  900.000.000 - 500.000.000 = 400.000.000 VNĐ

Ý nghĩa của tài sản ròng

Đánh giá tình hình tài chính của chủ thể

Tài sản ròng thể hiện chính xác về tình hình tài chính của chủ thể. Khi tài sản ròng tăng có nghĩa là tài sản tăng, các khoản nợ giảm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Ngược lại, nếu giá trị tài sản ròng âm thì có nghĩa là tình hình kinh doanh của chủ thể đang có dấu hiệu thua lỗ.

Tài sản ròng giúp đánh giá tình hình tài chính của chủ thể

Tài sản ròng giúp đánh giá tình hình tài chính của chủ thể

Điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Tài sản ròng giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bởi khi tài sản ròng âm có nghĩa là công ty đang thua lỗ, chiến lược kinh doanh gặp vấn đề. Vì thế, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, giúp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp

Giá trị tài sản ròng giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp, hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể như việc đánh giá xét hồ sơ vay ngân hàng, thu hút vốn từ các nhà đầu tư,... 

>>> Xem thêm: Các bước lập kế hoạch đầu tư giúp kiểm soát tài chính

Tài sản ròng giúp đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp

Tài sản ròng giúp đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp

Câu hỏi thường gặp

Tổng tài sản ròng là gì?

Tổng tài sản ròng là các tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Tài sản ròng là gì trong báo cáo tài chính?

Tài sản ròng là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính, thể hiện giá trị tài sản tích lũy của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ khác.

Tài sản ròng là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính

Tài sản ròng là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính

Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán là gì?

Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán là tổng giá trị của doanh nghiệp (bao gồm tài chính và phi tài chính) trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán.

Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các tài sản của một doanh nghiệp từ đi khoản nợ chưa thanh toán. Tài sản ròng trong chứng khoán sẽ thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà đầu tư đi đến quyết định đầu tư hay không.

Tài sản ròng trong chứng khoán

Tài sản ròng trong chứng khoán

Tài sản cố định ròng là gì?

Tài sản cố định ròng là một đơn vị đo lường quan trọng để đánh giá giá trị còn lại của một tài sản cố định sau khi đã khấu hao và khấu trừ nợ. 

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là gì?

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là tổng tài sản thực tế mà doanh nghiệp sở hữu sau khi trừ đi tất cả các nghĩa vụ nợ. Giá trị tài sản ròng thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. 

Phía trên là toàn bộ nội dung về tài sản ròng, cách tính tài sản ròng để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính, đầu tư mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Đường đến đầu tư dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đường đến đầu tư dài hạn

Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

16/01/2024