Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội có ví dụ chi tiết

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

05/03/2024

Chi phí cơ hội được biết đến là thuật ngữ phổ biến với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn hướng đi tốt nhất. Cùng Tikop tìm hiểu chi phí cơ hội là gì và cách tính loại chi phí này chi tiết nhất nhé!

Chi phí cơ hội là gì?

Khái niệm chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Trong bất cứ quyết định nào đều có chi phí cơ hội vì khi chọn quyết định đó, bạn sẽ bỏ qua lựa chọn khác.

Ví dụ về chi phí cơ hội

Tỉnh B quyết định xây bệnh viên bên cạnh trụ sở ủy ban. Khi chọn xây cầu, chính quyền tỉnh B đã bỏ qua các sự lựa chọn khác gồm xây dựng khu vui chơi, bán đất cho doanh nghiệp xây công ty. Chi phí cơ hội trong trường hợp này có thể là lợi ích thu được khi thực hiện 1 trong 2 dự án trên mà chính quyền tỉnh B đã bỏ lỡ.

Chi phí cơ hội tiếng Anh là gì?

(Dịch: Opportunity Cost là chi phí cơ hội) Chi phí cơ hội là chi phí sinh ra từ những lựa chọn bị bỏ qua

(Dịch: Opportunity Cost là chi phí cơ hội) Chi phí cơ hội là chi phí sinh ra từ những lựa chọn bị bỏ qua

Chi phí cơ hội có tên tiếng anh là Opportunity Cost.

Ý nghĩa của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội cho thấy những lợi ích tiềm năng khác mà doanh nghiệp, nhà đầu tư hay cá nhân bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. 

Bằng cách tính đến chi phí cơ hội, bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và hợp lý hơn về mặt kinh tế để tối ưu hóa các nguồn lực của mình có thể làm được.

Chi phí cơ hội có nhiều lợi ích tiềm tàng

Chi phí cơ hội có nhiều lợi ích tiềm tàng

Các quy luật của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội tăng dần

Quy luật chi phí cơ hội tăng dần (The law of increasing opportunity cost). Khi bạn sử dụng càng nhiều nguồn lực hiếm vào một hoạt động, chi phí cơ hội sẽ tăng lên đối với mỗi "đơn vị" bổ sung của nguồn lực đó.

Chi phí cơ hội tăng dần

Chi phí cơ hội tăng dần

Chi phí cơ hội giảm dần

Quy luật chi phí cơ hội giảm dần phát biểu rằng khi bạn giảm bớt nguồn lực hạn chế vào một hoạt động, chi phí cơ hội sẽ giảm đi đối với mỗi "đơn vị" nguồn lực giảm bớt đi đó.

Chi phí cơ hội giảm dần

Chi phí cơ hội giảm dần

Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội

Ưu điểm

  • Chi phí cơ hội sẽ giúp bạn cân nhắc giá trị của các lựa chọn trên thực tế, lựa chọn nào đem lại giá trị cao hơn và cần thiết hơn. Điều này giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt và có lợi cho mình hơn. 
  • Ngoài ra, việc tính chi phí này giúp bạn so sánh dược lợi ích tương đối giữa các sự lựa chọn, có cái nhìn bao quát và cuối cùng đưa ra quyết định phù hợp, không bỏ lỡ các chi phí cơ hội tiềm năng khác.

Nhược điểm

  • Thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu, xem xét, so sánh nhiều vấn đề khác nhau khá là dài khi bạn nghiên cứu chi phí cơ hội. Trong trường hợp cần đưa ra quyết định nhanh, bạn sẽ không thể so sánh các sự lựa chọn thì không thể ứng dụng chi phí này được.
  • Chi phí cơ hội là chi phí ở tương lai, khó có thể định lượng kế toán.

Chi phí cơ hội có nhiều ưu và nhược điểm

Chi phí cơ hội có nhiều ưu và nhược điểm

Cách tính chi phí cơ hội đơn giản nhất

Chi phí cơ hội sẽ được tính theo công thức sau:

OC = FO – C

Trong đó:

  • OC: Chi phí cơ hội
  • FO: Lợi nhuận mà sự lựa chọn hấp dẫn nhất đem lại
  • CO: Lợi nhuận mà lựa chọn của bạn đem lại.

Ví dụ

Ông A có 200 triệu và đang cân nhắc giữa 2 lựa chọn đầu tư:

Đầu tư chứng khoán với lợi nhuận ước tính khoảng 10%. Như vậy, sau 1 năm, ông A sẽ có thể kiếm được lợi nhuận là 20 triệu nhờ vào sự lựa chọn này.
Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới, lợi nhuận 8%. Tức là ông A sẽ có lợi nhuận 16 triệu nhờ mua mới tài sản cố đinh.
Giả sử ông A chọn phương án đầu tư tài sản cố định, chi phí cơ hội trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

OC = FO – CO = 20 – 16 = 4 triệu đồng.

Bài tập: 

Trường hợp 1, bạn có 200 triệu gửi ngân hàng với lãi 7 triệu/năm

Trường hợp 2, 200 triệu đó bạn đầu tư vào chứng khoán với lợi nhuận ước tính 12%/năm. Với phương án này bạn lãi được 24 triệu/năm.

Nếu bạn chọn phương án 1, thì chi phí cơ hội của bạn bao nhiêu?

Đáp án: 12.000.000 (VNĐ)

Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội

Tiêu chíChi phí chìmChi phí cơ hội
Khái niệm Là những chi phí không thể tránh được bất kể phương án kinh doanh nào được nhà quản trị lựa chọn. Là lợi ích bị bỏ qua có được từ lựa chọn không được chọn, nó không bao tính trong lợi nhuận kế toán mà được loại trừ khỏi báo cáo tài chính bên ngoài.
Phân loạiLà chi phí kế toán, tính được và ghi nhận vào sổ sáchKhông phải là chi phí kế toán 
Mức độ tác động đến việc đầu tư Dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình xem xét quyết định đầu tư vì đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồiĐược doanh nghiệp sử dụng xem xét cho đến khi đưa ra quyết định đầu tư
Cách thức đo lườngĐược đo lường bởi mức chi phí đã chi trả trong lịch sửĐược đo lường bằng khả năng tốt nhất đã bị loại bỏ
Ứng dụngChi phí có thật nhưng không được tính đến mà được loại bỏ ra để tính hiệu quả của doanh nghiệpĐược ứng dụng rộng rãi vào cả đầu tư và cuộc sống

Chi phí cơ hội và chi phí chìm

Chi phí cơ hội và chi phí chìm

Phân biệt chi phí cơ hội và rủi ro

Rủi ro là khả năng lợi nhuận thực tế và dự kiến của nhà đầu tư khác nhau, họ có thể mất một khoản tiền gốc. Còn chi phí cơ hội liên quan đến khả năng lợi tức của khoản đầu tư đã lựa chọn thấp hơn so với phương án đã loại bỏ. 

Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Tìm hiểu thông tin và cách tính lợi nhuận chính xác nhất

Cách nắm bắt cơ hội trong đầu tư và cuộc sống

Cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng trong mọi vấn đề

Sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn buộc bạn phải cân nhắc và quyết định. Khi đó, bạn cần tính toán thật kỹ các chi phí cơ hội giữa các phương án xem đâu là phương án mang lại lợi nhuận cao nhất và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Hiểu rõ bạn muốn gì

Để đưa ra lựa chọn sáng suốt, bạn nhất định phải xác định được rõ ràng mục tiêu của bản thân là gì, định hướng tương lai như thế nào. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn có thể sẽ bị phân vân không biết nên chọn cái nào và để cơ hội đó vụt mất.

Tính toán chi phí cơ hội kỹ lưỡng

Tính toán chi phí cơ hội chính xác giúp bạn dễ dàng so sánh ưu nhược điểm của từng cơ hội và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, đúng đắn hơn. Việc tính toán này đưa cho bạn hình dung rõ ràng hơn về những lựa chọn của bạn và đâu mới là phương án bạn nên theo đuổi.

Nắm bắt cơ hội đầu tư là chìa khóa để bạn đạt được chi phí cơ hội tốt nhất

Nắm bắt cơ hội đầu tư là chìa khóa để bạn đạt được chi phí cơ hội tốt nhất

Một số câu hỏi thường gặp về chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là gì?

Chi phí cơ hội của việc giữ tiền được phản ánh trong lãi suất thị trường, là mức lãi suất mà lẽ ra đã có được nếu như tiền được đầu tư vào các tài sản sinh lãi thay vì được để giữ dưới dạng tiền mặt. 

Xem thêmLãi suất thị trường là gì? Đặc điểm, vai trò của lãi suất thị trường

Lý do phát sinh chi phí cơ hội là gì?

Hầu hết trong mọi quyết định của con người đều có loại chi phí này, bởi khi chọn quyết định đó, bạn sẽ phải bỏ qua một lựa chọn khác. Do đó chi phí cơ hội từ những cơ hội bị bỏ qua sẽ phát sinh.

Tìm hiểu những câu hỏi về chi phí cơ hội

Tìm hiểu những câu hỏi về chi phí cơ hội

Bài tập về chi phí cơ hội

Bài tập 1: Nhà đầu tư A có 100.000.000 USD muốn đầu tư, ông có 2 sự lựa chọn:

Sử dụng tiền đầu tư chứng khoán, lợi nhuận ước tính khoảng 14% mỗi năm, suy ra ông X có thể thu về 14.000.000 USD.
Sử dụng tiền đầu tư trang biết bị sản xuất mới, lợi nhuận ước tính 10% tức khoảng 10.00.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.

Giả sử, ông A lựa chọn đầu tư vào phương án 2. Vậy, OC của ông X là bao nhiêu? Đáp án: 4.000.000 (USD).

Bài tập 2: 

Ông B hiện đang sở hữu căn nhà trên đường trung tâm thành phố và có 3 phương án sử dụng căn nhà này. Kế hoạch cụ thể như sau.

Phương án 1: Ông B trực tiếp bán hàng tạp hóa tại nhà này. Lợi nhuận trung bình mỗi tháng có thể ước tính khoảng 200 triệu đồng. 

Phương án 2: Ông B cho người khác thuê nhà và mở cửa hàng kinh doanh quần áo với 30 triệu đồng mỗi tháng. Đồng thời, ông đăng ký đi làm ở công ty và nhận thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của ông B hiện tại là 50 triệu/tháng.

Phương án 3: Ông B cho thuê nhà và ở nhờ nhà với con trai. Ông vẫn kiếm được 40 triệu đồng mỗi tháng mà không cần làm gì cả. Đây được gọi là lợi nhuận thụ động.

Giả sử trường hợp của ông A là phương án thứ hai. Tại thời điểm này, ông ấy bỏ qua lựa chọn tốt nhất, phương án 1.

Chi phí cơ hội là bao nhiêu?
Đáp án: 150 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin mà Tikop muốn chia sẻ với người đọc. Hy vọng bạn có thể nắm chắc cách tính chi phi cơ hội để đưa ra những quyết định thông minh và không bỏ lỡ những lợi ích đáng tiếc. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đón đọc những bài viết Kiến thức tài chính sau!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

18/01/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024