Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Gross Margin là gì? Ý nghĩa, cách tính biên lợi nhuận gộp chi tiết

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

05/03/2024

Gross Margin thể hiện mức độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đánh giá về khả năng sinh lời. Vậy Gross Margin là gì? Cách tính biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Gross Margin là gì?

Gross Margin (Gross Profit Margin) là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp. Gross Margin cho biết tỷ lệ lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động sản xuất, bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan. Vì thế, đây là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá khả năng sinh lời, mức độ tăng trưởng về lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp.

>>> Xem thêmBiên lợi nhuận là gì? Ý nghĩa, phân biệt các loại biên lợi nhuận

Gross Margin thể hiện mức độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

Gross Margin thể hiện mức độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như hoạt động quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đo lường hiệu suất sản phẩm hoặc dịch vụ: Biên lợi nhuận gộp cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi. Từ đó, doanh nghiệp đánh giá xem sản phẩm hoặc dịch vụ đó có thể sinh lợi nhuận hay không.

  • Theo dõi xu hướng: Theo dõi biên lợi nhuận gộp theo thời gian có thể giúp xác định xu hướng tăng hoặc giảm hiệu suất sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp. Nếu biên lợi nhuận gộp giảm đi, điều này có thể là dấu hiệu của sự tăng chi phí sản xuất hoặc áp lực giá cả cạnh tranh.

  • So sánh với ngành: Biên lợi nhuận gộp cũng được sử dụng để so sánh hiệu suất tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành. Nếu biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thấp hơn so với ngành, điều này có thể đòi hỏi các biện pháp cải tiến.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Cách tính Gross Margin chi tiết

Công thức tính Gross Margin

Biên lợi nhuận (Gross Margin) được tính bằng công thức:

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu doanh nghiệp nhận được sau khi được khấu trừ các loại thuế, các khoản giảm trừ. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ

  • Lợi nhuận gộp: Là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm như: tiền sản xuất, phí dịch vụ,... Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bánh quy với giá bán là 150.000 VNĐ/ hộp. Các chi phí sản xuất hộp bánh quy (bao gồm nguyên liệu, sản xuất, khấu hao tài sản cố định) là 80.000 VNĐ. Khi đó, ta có:

Doanh thu thuần = 150.000 VNĐ

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng = 150.000 - 80.000 = 70.000 VNĐ

Áp dụng công thức: Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100 = (70.000 : 150.000) x 100% ≈ 46.67%

Vậy biên lợi nhuận cho hộp bánh quy của doanh nghiệp A là khoảng 46.67%. 

Công thức tính Gross Margin

Công thức tính Gross Margin

Cách tính Gross Margin trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của Vinamilk trong quý 4/2022:

Báo cáo tài chính của Vinamilk trong quý 4/2022

Báo cáo tài chính của Vinamilk trong quý 4/2022

Dựa vào báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2022 ta có:

  • Doanh thu thuần: 59.956

  • Lợi nhuận gộp: 23.897

  • Áp dụng công thức: Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100% = (23.897 : 59.956) x 100% = 39.85%

Chỉ số biên lợi nhuận (Gross Margin) bao nhiêu là tốt?

Tính ổn định qua thời kỳ

Thực tế, Gross Margin của các doanh nghiệp sẽ được duy trì ổn định qua các năm, tuy nhiên, trong một số trường hợp có nhiều đối thủ cạnh tranh mới thay đổi mô hình kinh doanh khiến chỉ số biên lợi nhuận biến đổi.

Nếu biên lợi nhuận gộp sụt giảm thì có thể là hoạt động kinh doanh đang bị sụt giảm, hoặc chiến lược định giá sản phẩm không hiệu quả. Ngược lại, nếu Gross Margin tăng thì có thể do sự phục hồi sau khủng hoảng, sự rút lui của đối thủ hoặc sản phẩm mới ra mắt,...

Tính ổn định qua thời kỳ

Tính ổn định qua thời kỳ

So sánh với trung bình ngành

Khi đứng độc lập, chỉ số biên lợi nhuận (Gross Margin) chưa thể phản ánh đầy đủ nhất về sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế, nhà đầu tư cần đánh giá bằng cách so sánh với trung bình ngành.

Nếu trong cùng một ngành, doanh nghiệp nào có chỉ số biên lợi nhuận cao hơn thì doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và ngược lại.

Xu hướng tăng qua thời kỳ

Nếu một doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp tăng trưởng qua các thời kỳ thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, đạt hiệu quả cao. Từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Ví dụ về biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng qua từng năm từ 2014 đến 2020 với mức tăng trưởng từ 32% lên 47%. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Vinamilk đang đạt hiệu quả cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường sữa tại Việt Nam.

Biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng qua từng năm từ 2014 đến 2020

Biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng qua từng năm từ 2014 đến 2020

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (Gross Margin)

Hiệu quả sản xuất

Gross Margin được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần. Mà lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm như: tiền sản xuất, phí dịch vụ,... Chính vì thế, nếu hiệu quả sản xuất được tối ưu, chi phí sản xuất giảm thì lợi nhuận gộp tăng, đồng nghĩa với Gross Margin cũng sẽ tăng.

Ngược lại, nếu các chi phí tăng, lợi nhuận gộp giảm thì biên lợi nhuận gộp cũng sẽ bị giảm theo.

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất biên lợi nhuận. Nếu doanh thu bán hàng cao, chi phí sản xuất thấp thì lợi nhuận gộp sẽ tăng, dẫn đến Gross Margin tăng. Đặc biệt, nếu doanh thu giảm, giá vốn bán hàng không được tối ưu thì biên độ lợi nhuận cũng giảm theo. 

Trường hợp doanh thu không đủ chi trả cho các khoản phí đầu vào thì chỉ số Gross Margin cũng không có ý nghĩa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Chiến lược định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá bán của sản phẩm/dịch vụ trước khi ra mắt trên thị trường mục tiêu. Dựa vào chi phí, thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp có thể xác định chiến lược định giá sản phẩm khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá thấp so với chi phí sản xuất thì biên độ lợi nhuận sẽ giảm. Ngược lại, nếu định giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu, dẫn đến Gross Margin giảm. Vì thế, việc lựa chọn chiến lược định giá phù hợp là vô cùng quan trọng.

Phương pháp cải thiện tỷ suất biên lợi nhuận

Giảm chi phí sản xuất

Đối với các doanh nghiệp phát triển, có thể tăng tỷ suất biên lợi nhuận bằng cách giảm chi phí hoạt động thông qua việc đặt hàng số lượng lớn, tăng khối lượng sản xuất. 

Một cách khác để tối ưu hóa chi phí sản xuất, cũng như Gross Margin là sử dụng nguyên liệu thô có giá thấp hơn. Tuy nhiên, cần phải thận trọng với việc này, vì việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, làm mất lòng khách hàng và giảm doanh thu.

Giảm chi phí giảm xuất giúp cải thiên biên lợi nhuận gộp

Giảm chi phí giảm xuất giúp cải thiên biên lợi nhuận gộp

Mở rộng quy mô

Một cách cải thiện chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng chính là mở rộng quy mô. Nghĩa là khi mở rộng quy mô thì chi phí về nhân công, tài sản, nguyên liệu,... sẽ giảm, lúc này chi phí sản xuất giảm, Gross Margin cũng sẽ tăng. Đây là một chiến lược hiệu quả trong dài hạn.

Tăng giá thành sản phẩm

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao thì để tăng Gross Margin thì doanh nghiệp có thể cân nhắc tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khi tăng giá thì doanh nghiệp cần đánh giá về thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như là nhu cầu khách hàng. Tránh bị ảnh hưởng đến hoạt động doanh thu cũng như là tập khách hàng mục tiêu.

Tăng giá sản phẩm giúp cải thiên biên lợi nhuận gộp

Tăng giá sản phẩm giúp cải thiên biên lợi nhuận gộp

Phân biệt Gross Margin và Net Margin (biên lợi nhuận ròng)

Gross Margin và Net Margin (Biên lợi nhuận ròng) là hai chỉ số quan trọng nhằm đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là những phân biệt Gross Margin và Net Margin (Biên lợi nhuận ròng) để bạn có thể tham khảo:

 

Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp)

Net Margin (Biên lợi nhuận ròng)

Khái niệm

Cho biết tỷ lệ lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động sản xuất, bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan.

Cho biết tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được từ mỗi đồng doanh thu.

Ý nghĩa

Dùng để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trong ngành. 

Dùng để so sánh mức quản trị chi phí của các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành. Hoặc so sánh với chính doanh nghiệp đấy trong quá khứ.

Công thức

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100

Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế : Doanh thu thuần) x 100%

Vị trí trong báo cáo tài chính

Nằm ở giữa báo cáo thu nhập, ngay sau chi tiết đơn giá vốn hàng bán

Nằm ở cuối 

Thuế

Không bao gồm bất kỳ chi phí thuế thu nhập nào

Bao gồm cả ảnh hưởng của thuế thu nhập

Những lưu ý khi sử dụng Gross Margin

Để sử dụng biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần theo dõi xu hướng Gross Margin theo thời gian để phát hiện sự biến đổi, tăng trưởng trong hiệu suất tài chính. 

  • Để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, hãy so sánh Gross Margin với các đối thủ trong cùng ngành hoặc với mức trung bình của ngành. Điều này giúp bạn hiểu được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Đôi khi, tăng Gross Margin bằng cách cắt giảm quá nhiều chi phí sản xuất có thể dẫn đến sản phẩm kém chất lượng hoặc làm mất lòng khách hàng. Vì thế, nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quan để đánh giá trước khi đầu tư

  • Gross Margin nên được xem xét kết hợp với các chỉ số tài chính khác như tốc độ tăng trưởng doanh thu, ROE (Return on Equity)và biên lợi nhuận ròng,... Sự kết hợp này giúp bạn có cái nhìn toàn diện, chân thực hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Những lưu ý khi sử dụng Gross Margin

Những lưu ý khi sử dụng Gross Margin

Một số câu hỏi thường gặp về Gross Margin

Sự khác biệt giữa Gross Margin và Gross Fit (lợi nhuận gộp) là gì?

Sự khác biệt giữa Gross Margin và Gross Profit (lợi nhuận gộp) là:

  • Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp): Được tính dựa trên tỷ giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần. Gross Margin chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu và nó không liên quan đến lợi nhuận ròng hay các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp. 

  • Gross Profit (Lợi nhuận gộp):  Là số tiền thu được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Bao gồm tất cả lợi nhuận thu được từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp trước khi trừ đi các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thuế, và các khoản chi phí khác.

Gross Margin giảm có ý nghĩa gì?

Khi Gross Margin giảm có thể thường tạo ra “báo động đỏ” về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận giảm có thể cho thấy hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm.

Gross Margin giảm có thể thường tạo ra “báo động đỏ” về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Gross Margin giảm có thể thường tạo ra “báo động đỏ” về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Gross Margin tăng nói lên điều gì?

Khi Gross Margin tăng thể hiện sự cải thiện trong hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả về lợi nhuận, doanh thu. 

Tóm lại, Gross Margin là chỉ số quan trọng đối với chủ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, nhằm đánh giá khả năng sinh lời hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ về Gross Margin là gì ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức tài chính, đầu tư mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024