Chi phí biến đổi là gì?
Khái niệm
Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí, là những loại chi phí có sự thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức độ sản xuất, chi phí vận chuyển, giá thành nguyên vật liệu,... Chi phí biến đổi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi là loại chi phí gây biến động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí biến đổi tiếng Anh là gì?
Chi phí biến đổi tiếng Anh là Variable cost.
Ví dụ về chi phí biến đổi
Ví dụ đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh mì thì các chi phí biến đổi sẽ bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp (bột mì, men, trứng, sữa,...), chi phí thuê nhân công lao động, chi phí vận chuyển,...
Đặc điểm của chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi có các đặc điểm sau:
Tổng biến phí sẽ thay đổi dựa vào sản lượng, nghĩa là khi sản lượng tăng, tổng chi phí biến đổi cũng tăng theo và ngược lại.
Mặc dù tổng chi phí biến đổi thay đổi, nhưng chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm (biến phí đơn vị) thường không đổi. Ví dụ, chi phí nguyên liệu cho một chiếc bánh mì sẽ không thay đổi dù bạn sản xuất 10 chiếc hay 100 chiếc.
Chi phí biến đổi sẽ không thay đổi (bằng 0) khi không có hoạt động.
>>> Đọc ngay: OPEX (Chi phí hoạt động) là gì? Phân biệt OPEX và CAPEX
Chi phí biến đổi sẽ không thay đổi khi không có hoạt động
Các loại chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi tuyến tính
Chi phí biến đổi tuyến tính là chi phí có tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nghĩa là khi doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh nhiều hơn, chi phí này cũng tăng lên theo một tỷ lệ cố định, và ngược lại. Các chi phí biến đổi tuyến tính bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, hoa hồng bán hàng.
Thông thường, để kiểm soát chi phí biến đổi tuyến tính thì doanh nghiệp cần kiểm soát biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí).
Chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, rõ ràng. Không giống như chi phí biến đổi tuyến tính, nơi chi phí tăng đều theo sản lượng, chi phí biến đổi cấp bậc tăng theo từng "cấp bậc" hoặc "bước nhảy" nhất định. Bao gồm chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy,...
Chi phí biến đổi dạng cong
Chi phí biến đổi dạng cong là loại chi phí biến đổi phức tạp, không tuân theo một quy luật cố định và cũng không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí và mức độ hoạt động.
Phân loại các loại chi phí biến đổi hiện nay
Cách tính chi phí biến đổi
Công thức tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị đầu ra
Công thức:
Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị = (Chi phí hoạt động cao nhất - Chi phí hoạt động thấp nhất) / (Đơn vị hoạt động cao nhất - Đơn vị hoạt động thấp nhất)
Ví dụ: Giả sử bạn điều hành một quán cà phê. Tháng 6 là thời điểm bạn bán được 500 ly cà phê (nhiều nhất) với tổng doanh thu là 150 triệu. Còn tháng 2 là thời điểm bạn bán được 200 ly cà phê (ít nhất) với tổng doanh thu là 60 triệu.
=> Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị = (150 - 60)/(500 - 200) = 0.3 triệu.
Trong ví dụ này, chi phí biến đổi trên mỗi ly cà phê là 0.3 triệu đồng.
Công thức tính chi phí biến đổi
Công thức:
Chi phí biến đổi = Tổng số lượng đầu ra x Chi phí biến đổi trên một đơn vị đầu ra
Ví dụ: Bạn điều hành một xưởng sản xuất áo thun. Chi phí biến đổi trên mỗi chiếc áo thun là 50.000 VND (bao gồm vải, công nhân, và các nguyên liệu khác). Trong tháng 7, bạn sản xuất và bán ra tổng cộng 2.000 chiếc áo thun.
Áp dụng công thức: Chi phí biến đổi = 2.000 chiếc áo x 50.000 VND/chiếc áo = 100.000.000 VND
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi
Giá thành nguyên vật liệu
Khi giá nguyên vật liệu tăng, chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng sẽ tăng lên, làm tăng tổng chi phí sản xuất. Điều này có thể làm giảm biên lợi nhuận nếu doanh nghiệp không thể chuyển chi phí tăng thêm này sang giá bán cho khách hàng và ngược lại.
Do đó, sự biến động của giá nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý chặt chẽ để duy trì hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường.
>>> Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội có ví dụ chi tiết
Mức độ sản xuất, doanh thu bán hàng
Mức độ sản xuất và doanh thu bán hàng có tác động trực tiếp đến chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Khi mức độ sản xuất tăng, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều nguyên liệu, nhân công,... dẫn đến sự gia tăng tổng chi phí biến đổi.
Tuy nhiên, mặc dù tổng chi phí biến đổi thay đổi theo mức sản xuất và doanh thu, chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm thường vẫn giữ nguyên. Vì vậy, việc kiểm soát và tối ưu hóa chi phí biến đổi là rất quan trọng để đảm bảo biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến chi phí biến đổi. Khi mức lương hoặc số giờ làm việc của nhân công trực tiếp tăng lên, chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng tăng theo, dẫn đến tổng chi phí sản xuất cao hơn.
>>> Đọc ngay: OCF là gì? Cách tính OCF dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển là một thành phần quan trọng của chi phí biến đổi và có tác động trực tiếp đến tổng chi phí sản xuất và phân phối của doanh nghiệp. Khi chi phí vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng, khoảng cách vận chuyển xa hơn,... khiến tổng chi phí biến đổi cũng tăng theo, làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Yếu tố khác
Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến chi phí biến đổi của doanh nghiệp như chi phí quảng cáo, chi phí bảo trì thiết bị, chi phí thuê mặt bằng,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi
Ảnh hưởng của chi phí biến đổi đến hoạt động kinh doanh
Chi phí biến đổi là loại chi phí tỷ lệ thuận với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến nhiều yếu tố. Bao gồm:
Lợi nhuận: Khi chi phí biến đổi tăng cao sẽ khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm, đặc biệt giá bán sản phẩm/dịch vụ không tăng. Do đó, việc kiểm soát và tối ưu hóa chi phí biến đổi là yếu tố then chốt để đảm bảo doanh nghiệp duy trì được mức lợi nhuận ổn định và cạnh tranh trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh: Khi doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí biến đổi, họ có thể duy trì giá thành sản phẩm ở mức thấp, từ đó tạo ra biên lợi nhuận cao hơn và có khả năng cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, nếu chi phí biến đổi cao, doanh nghiệp có thể phải tăng giá bán hoặc chấp nhận biên lợi nhuận thấp có thể làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro: Chi phí biến đổi đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp, vì nó thay đổi linh hoạt theo mức độ sản xuất và doanh thu. Khi chi phí biến đổi được quản lý chặt chẽ, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh sản xuất để thích ứng với biến động của thị trường, giảm thiểu rủi ro tài chính và ngược lại.
Quyết định đầu tư: Chi phí biến đổi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó việc quản lý chi phí biến đổi hiệu quả là yếu tố then chốt để đưa ra các quyết định đầu tư. Khi chi phí biến đổi tăng cao, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào các dự án mới. Ngược lại, nếu chi phí biến đổi được kiểm soát tốt, doanh nghiệp sẽ có nhiều dư địa hơn để đầu tư và mở rộng kinh doanh.
Chi phí biến đổi là loại chi phí tỷ lệ thuận với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định
Dưới đây là những phân biệt chi tiết về chi phí biến đổi và chi phí cố định để bạn tham khảo:
Chi phí biến đổi | ||
Khái niệm | Là chi phí thay đổi phụ thuộc vào quy mô sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Là chi phí không thay đổi theo mức độ sản xuất hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Nghĩa là sản xuất nhiều hay ít thì các chi phí cố định vẫn không đổi. |
Đặc điểm | Tổng chi phí biến đổi sẽ thay đổi dựa vào mức độ hoạt động, sản xuất. Chi phí biến đổi sẽ không thay đổi (bằng 0) khi không có hoạt động. | Tổng chi phí cố định không thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi quy mô phù hợp. Chi phí cố định vẫn tồn tại ngay khi doanh nghiệp không hoạt động. |
Ví dụ về các loại chi phí | Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển, hoa hồng bán hàng,... | Bao gồm tiền thuê mặt bằng, khấu hao, tiền lương, thuế, bảo hiểm,... |
Ảnh hưởng đến giá sản phẩm | Ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm. | Độc lập với số lượng sản phẩm. |
Những câu hỏi thường gặp
Chi phí biến đổi bình quân là gì?
Chi phí biến đổi bình quân (Average Variable Cost - AVC) là chi phí trung bình mà một đơn vị sản phẩm/dịch vụ phải trả để sản xuất sau khi đã loại bỏ các yếu tố chi phí cố định.
Chi phí quảng cáo là chi phí biến đổi hay cố định?
Chi phí quảng cáo là chi phí biến đổi.
Hoa hồng bán hàng là chi phí biến đổi hay cố định?
Hoa hồng bán hàng là chi phí biến đổi.
Chi phí bán hàng là chi phí biến đổi hay cố định?
Chi phí bán hàng có thể vừa là chi phí biến đổi vừa là chi phí cố định:
Là chi phí biến đổi khi liên quan trực tiếp đến doanh số bán hàng, chẳng hạn như hoa hồng cho nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo và khuyến mãi, hoặc chi phí vận chuyển theo đơn hàng,...
Là chi phí cố định khi không thay đổi theo doanh số bán hàng, chẳng hạn như tiền lương của nhân viên bán hàng cố định, chi phí thuê mặt bằng cho phòng trưng bày hoặc cửa hàng,...
Chi phí biến đổi bao gồm những gì?
Chi phí biến đổi bao gồm những khoản chi phí thay đổi trực tiếp theo mức độ sản xuất hoặc doanh thu bán hàng của doanh nghiệp như giá thành nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển, mức độ sản xuất,...
Trên đây là toàn bộ về chi phí biến đổi là gì và sự khác nhau giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định để bạn tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại chi phí này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật Kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!