Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

7 cấp độ tự do tài chính và các bước để đạt tự do tài chính

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

13/03/2023

Tự do tài chính luôn là ước mơ, mục tiêu để nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên đây không phải là điều dễ dàng đạt được. Tự do tài chính bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, giống như leo lên từng bậc thang. Vậy 7 cấp độ của tự do tài chính là gì? Các bước để đạt được nó là như thế nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

7 Cấp độ tự do tài chính

Tự do tài chính là làm chủ, tự quản lý tốt tài chính của bản thân. Đây là trạng thái mà con người không bị chi phối bởi gánh nặng tài chính. Bạn có khả năng chi trả cho các loại hóa đơn, các khoản nợ, nhu cầu cuộc sống. Tự do tài chính được đánh giá bởi 7 cấp độ dưới đây.

Cấp độ 1: Rõ ràng

Đây là cấp độ đầu tiên, cơ bản và đơn giản nhất. Ở cấp độ này, bạn chỉ cần nắm rõ ràng về tình hình tài chính cá nhân của mình. Bạn cần biết rõ mình có bao nhiêu tiền, dòng tiền ra sao, các khoản nợ như thế nào,... Sau đó bạn cần liệt kê ra những khoản chi tiêu của mình chiếm bao nhiêu, mục tiêu tài chính của mình là gì.

Cấp độ 2: Tự túc

Cấp độ này thể hiện khả năng “tự lực cánh sinh” của bạn. Bạn sẽ phải tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống mà không nhận sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Nguồn tiền có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, không nhất thiết là tiền lương hàng tháng của bạn.

Cấp độ 3: Thoải mái

Khi bạn đã trải qua cấp độ 2, có thể chi trả sinh hoạt phí cho bản thân, bạn đã có một khoản tiền tích lũy nhỏ. Lúc này, bạn đã có một quỹ khẩn cấp, một số tiền đầu tư cho hưu trí. Tuy nhiên, số tiền này nên là tiền mà bạn tiết kiệm được. Bởi bạn sẽ thật sự thoải mái khi không cần quan tâm đến các khoản nợ.

Có thống kê cho thấy rằng hầu hết người Mỹ đều sống bằng nợ. Vậy nên không phải ai có nhiều tiền cũng đều là họ thực sự tiết kiệm được số tiền đó. Bạn cần tích lũy để luôn cảm thấy thoải mái, không chịu gò bó từ đồng tiền.

Cấp độ 4: Ổn định

Nhiều người thường mong muốn có một cuộc sống ổn định nhưng ít ai hiểu như thế nào thì được coi là ổn định. Ở cấp độ 4 này, bạn cần phải chắc chắn có khả năng trả được nợ lãi suất cao, số tiền tích lũy đủ 6 tháng sinh hoạt tại quỹ khẩn cấp.

Việc này đảm bảo rằng bạn có thể sống ổn định trong vòng nửa năm khi có biến cố xảy ra như thất nghiệp,... Tài chính của bạn sẽ không bị lung lay ngay lập tức, bạn sẽ có thời gian để phục hồi. Điều này cũng giúp đảm bảo tâm lý của bạn không bị đi xuống khi gặp phải những trường hợp bất ngờ.

Cấp độ 5: Linh hoạt

Tài chính linh hoạt là khi bạn đã có được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt. Khoản tiền này bao gồm cả tiền mặt, tiền tiết kiệm, đầu tư. Đây là một khoản tiền mà bạn có thể dùng bất cứ khi nào cần. Lúc này bạn có thể nghỉ công việc nhàm chán đang làm, dành thời gian để nghỉ ngơi, khám khá mà không phải đau đầu suy nghĩ về sinh hoạt phí.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Đến cấp độ này, bạn cần thay đổi tư duy tài chính truyền thống, theo khuôn mẫu về tài chính cá nhân. Phần lớn số tiền trong thu nhập của bạn là tiền đầu tư. Lúc này bạn bắt buộc phải chuyển sang lối sống tối giản hơn để tối ưu chi phí sinh hoạt. Khi đạt đến cấp độ này, bạn có thể chi trả phí sinh hoạt, tiết kiệm từ các khoản đầu tư.

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Ở cấp độ 6 bạn cần cần tối giản chi phí sinh hoạt, theo dõi các danh mục đầu tư để đảm bảo được tài chính cá nhân. Tuy nhiên ở cấp độ 7, bạn đã không cần phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này nữa. Bạn sẽ có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Bạn sẽ không cần lo lắng, đau đầu vì tiền bạc, không cần ngày ngày chạy theo đồng tiền.

Nguyên tắc để tự do tài chính

Để đạt được tự do tài chính theo 7 cấp độ như trên, bạn cần phải thật chăm chỉ và nỗ lực. Ngoài ra, bạn cần phải tuân theo những nguyên tắc sau đây để nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Tích lũy tiền bạc

Tiết kiệm và tích lũy là nền tảng vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tự do tài chính. Bạn luôn cần có một khoản tích lũy dự phòng cho bản thân là để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp. Qũy dự phòng này cũng được dùng trong một thời gian mà bạn không làm việc do nhiều nguyên nhân.

Tiền tích lũy như một gói bảo hiểm cho tài chính của bạn. Nó hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn, đặc biệt là các trường hợp bất ngờ, khẩn cấp. Tài khoản tích lũy giúp bạn luôn chủ động trong những trường hợp khác nhau. Hiện nay có rất nhiều cách để tích lũy tài chính.

Đơn giản và tiện lợi nhất là tích lũy online thông qua ứng dụng di động. Bạn nên lựa chọn những ứng dụng có độ tin cậy cao như Tikop, tiền tích lũy của bạn sẽ được sinh lời và sử dụng bất cứ lúc nào, hoàn toàn không mất phí.

Tăng thu nhập

Cơ bản nhất trong tự do tài chính đó là bạn phải có nguồn thu nhập luôn lớn hơn số tiền chi tiêu. Do vậy, để làm giàu quỹ tài chính thì cần gia tăng mức thu nhập. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo mức sống mà không cần giới hạn một khoản chi tiêu nào. Có thể nói, thu nhập càng cao thì càng nhanh đạt được tự do tài chính.

Giảm nhu cầu vật chất

Hiện nay có rất nhiều người mua đồ không kiểm soát dẫn đến tình trạng “chưa hết tháng đã hết tiền”. Khi đã hướng đến việc tự do tài chính, điều cần thiết bạn phải làm là tự cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Bạn tốn tiền bạc vào những món đồ này sẽ chỉ khiến ngân sách thâm hụt. Từ đó những khoản tiết kiệm không thể nào tăng lên nhanh chóng được.

Những món đồ xa xỉ không quá cần thiết không nên được bỏ tiền ra trong những bước đầu trong 7 cấp độ tự do tài chính. Bạn nên mua chúng khi đã có một số tiền dư dả nhất định, đạt được cấp độ tương đối, có thể thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Lúc này chúng mới không làm ảnh hưởng đến việc tiết kiệm, tích lũy tài chính của bạn.

Các bước giúp đạt được tự do tài chính chi tiết

Chúng ta đã tìm hiểu về 7 cấp độ tài chính, các nguyên tắc đạt được tự do tài chính. Tuy nhiên những bước cụ thể để thực hiện điều này là như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu dưới đây bạn nhé!

Bước 1: Hiểu vị thế tài chính của bản thân

Một người tự do tài chính là người phải luôn biết bản thân mình đang ở đâu trên bản đồ kinh tế. Vậy nên, bạn cần phải vạch ra, nắm chắc những bước đi trên con đường hoạch định tài chính. Bạn cần hiểu rõ, chi tiết những khoản vay, khoản chi tiêu mà bạn phải bỏ ra. Từ đó mới có thể đưa ra những cách thức quản lý, kiểm soát dòng tiền, những điều cần chi này.

Bước 2: Lập ra mục tiêu cho bản thân

Để chinh phục đích đến một cách hiệu quả thì chắc chắn là ai cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Các mục tiêu cần phải thật cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn theo tiêu chí SMART. Chỉ khi bạn có những mục tiêu rõ ràng, bạn mới thấy được con đường mình phải đi, phải phấn đấu như thế nào để đạt được nó.

Bước 3: Theo dõi chi tiêu

Bạn cần phải có trách nhiệm hơn với tiền của mình. Bạn cần phải liệt kê chi tiết, rõ ràng từng khoản chi tiêu. Lúc này bạn mới nhận ra rằng bản thân đã chi tiêu vào những mục nào, tốn bao nhiêu tiền. Từ đó bạn mới xem xét những khoản nào cần thiết, khoản nào nên cắt giảm để kiểm soát được số tiền mình bỏ ra.

Bước 4: Trả tiền cho bản thân đầu tiên

Trả tiền cho bản thân chính là một phiếu đảm đảm cho bạn trong những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp. Mỗi tháng, bạn nên trích ra một khoản tiền, ít nhất 10% cho việc tích lũy. Điều này tạo cho bạn một quỹ khẩn cấp, khoản tiền phòng thân. Nó còn giúp cho bạn hạn chế chi tiêu tùy ý, không giữ lại được tiền.

Bạn có thể tích lũy bằng ứng dụng Tikop, ngoài việc tạo quỹ khẩn cấp, Tikop còn giúp bạn sinh lời từ khoản tiền này, với các kỳ hạn ngắn linh hoạt, giúp bạn an tâm và chủ động kế hoạch tài chính hơn.

Bước 5: Chi tiêu ít hơn một cách có lý trí

Chi tiêu ít đi thường bị hiểu nhầm là tằn tiện, chắt bóp. Tuy nhiên chi tiêu ít đi một cách có lý chí là bạn sẽ chỉ chi tiêu vào những khoản cần thiết. Bạn cần có sự thông thái trong chi tiêu để phán đoán xem đâu là những khoản chi gây lãng phí. Bởi thực tế, tiền tiết kiệm mới chính là khoản tiền mà bạn đang sở hữu. Bạn có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, bền hơn, tự nấu ăn,...

Bước 6: Trả các khoản nợ

Trả nợ không chỉ giúp cho dòng tiền trở nên dồi dào hơn trong tương lai mà còn giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Sau khi trả nợ, bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn để kiếm tiền, không còn quá lo lắng về chúng. Thông thường có 2 phương thức trả nợ: trả các khoản từ nhỏ đến lớn hoặc bắt đầu trả từ những khoản có lãi cao nhất.

Bước 7: Luôn giữ suy nghĩ cầu tiến trong sự nghiệp

Một ý chí cầu tiến là kim chỉ nam dẫn bạn đến với những mức thu nhập hấp dẫn. Sự nỗ lực trong thăng tiến sẽ giúp bạn nâng cao thu nhập, đồng thời khẳng định bạn đang đến gần hơn với tự do tài chính. Sự nghiệp của bạn đi lên tức là tiền lương cũng sẽ đi lên, từ đó mà nguồn tiền, số tiền tích lũy của bạn cũng được tăng cao.

Bước 8: Tạo thêm nguồn thu nhập

Các chuyên gia tài chính khuyến khích mọi người nên có từ 5 nguồn thu nhập trở lên nếu muốn có tự do tài chính. Khi bạn có nhiều nguồn thu nhập hơn, bạn sẽ không bị ảnh hưởng khi mất đi một công việc. Vậy làm sao để có thể tạo thêm nguồn thu nhập cho bản thân?

Có 2 loại thu nhập được gọi là thu nhập chủ động và thu nhập bị động. Thu nhập chủ động là bạn kiếm tiền dựa trên công sức bỏ ra ở thời gian thực. Hình thức này ít nhiều bị giới hạn về thời gian bởi ai cũng chỉ có 24 giờ/ngày. Ngoài công việc cố định trong giờ hình chính, bạn có thể nhận thêm những công việc ngoài giờ kahcs như thiết kế, viết lách, tài xế,....

Đối với thu nhập thụ động, bạn chỉ cần thực hiện công việc đó một lần nhưng đồng tiền vẫn tiếp tục vận động trong tài khoản của bạn. Ví dụ điển hình và vô cùng phổ biến hiện nay đó là những công việc như sản xuất video Youtube, sản xuất Podcast, bán khóa học online, sáng tạo nội dung trên Tiktok, Affiliate,...

Bước 9: Đầu tư

Cuối cùng, nguồn tiền có thể sinh lời nhiều nhất, đưa bạn đến tự do tài chính là đầu tư. Nguyên tắc cơ bản nhất trong việc đầu tư đó alf càng nhiều càng tốt. Nó đang vận dụng triệt ddeer sức mạnh của lãi kép. Từ đó bạn có thể tăng thu nhập của bản thân với tốc độ nhanh chóng. Bạn sẽ được hưởng trái ngọt là việc tự do tài chính, làm chủ nền tài chính cá nhân.

Kết luận

Bài viết trên đã đề cập đến 7 cấp độ tự do tài chính và các bước để đạt được nó. Tự do tài chính cần nhiều sự cố gắng, nỗ lực và cả trí thông minh của bạn. Hỗ trợ bạn trong quá trình này, Tikop có những gói tích lũy, giúp bạn sinh lời cao từ khoản tiền tiết kiệm. Hy vọng rằng, bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức về tài chính bạn nhé.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024