Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mô hình kinh doanh là gì? 4 mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2024

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

20/01/2024

Khi tiến hành kinh doanh, bạn cần phải xác định được mô hình kinh doanh. Vậy mô hình kinh doanh là gì, 4 mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2024 là như thế nào, cùng xem qua bài viết sau nhé!

Mô hình kinh doanh là gì?

Khái niệm mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là một kế hoạch của một tổ chức, công ty hoặc cá nhân, được biểu thị bằng văn bản hoặc đồ họa, nhằm mô tả dự định tạo ra lợi nhuận thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trong một thị trường cụ thể.

Mô hình kinh doanh sẽ thể hiện loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà tổ chức, công ty hoặc cá nhân cung cấp, phương pháp tiếp thị sản phẩm, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp, cũng như kỳ vọng về lợi nhuận.

Mô hình kinh doanh là một kế hoạch được biểu thị trực quan

Mô hình kinh doanh là một kế hoạch được biểu thị trực quan

Ví dụ về mô hình kinh doanh

Ví dụ về mô hình kinh doanh cho một công ty sản xuất và bán hàng điện thoại di động:

  • Sản phẩm/dịch vụ: sản xuất và bán các điện thoại di động cao cấp
  • Thị trường mục tiêu: thị trường người tiêu dùng trên toàn cầu, trẻ tuổi
  • Phương thức tiếp thị: chiến lược tiếp thị kết hợp, bao gồm quảng cáo truyền thông
  • Giá cả: giá cả phù hợp, tùy thuộc vào tÍnh năng và hiệu suất của từng dòng sản phẩm
  • Kênh phân phối: mạng lưới phân phối rộng, bao gồm cửa hàng bán lẻ, đại lý và bán trực tuyến thông qua trang web chính thức và các đối tác bán hàng trực tuyến.
  • Chi phí hoạt động: tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý rủi ro chi phí
  • Lợi nhuận dự kiến: kỳ vọng tăng trưởng doanh số bán hàng và chia sẻ thị phần trong thị trường điện thoại di động, từ đó tạo ra lợi nhuận ổn định và tăng trưởng dài hạn.

Mô hình kinh doanh tiếng Anh là gì?

Mô hình kinh doanh tiếng Anh Bussiness Model.

Các yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh

  • Phân khúc khách hàng: Mặc dù có nhiều khách hàng tiềm năng có thể sử dụng sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc khách hàng nào là mục tiêu và phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh: Mô hình kinh doanh phải xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng.
  • Giá trị mang lại: Giá trị cung cấp không chỉ bao gồm chất lượng của sản phẩm dịch vụ, mà còn bao gồm trải nghiệm của khách hàng từ trước, trong và sau quá trình mua hàng.
  • Cách tiếp cận với khách hàng: qua các kênh phân phối như đại lý, trung gian và kênh truyền thông như mạng xã hội, Website, truyền hình,…
  • Cách tạo ra lợi nhuận: Nguồn thu nhập là phương thức mà doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Có nhiều nguồn thu nhập đa dạng mà doanh nghiệp có thể khai thác, bao gồm việc bán hàng, thu phí dịch vụ và thu phí đăng ký.
  • Quan hệ khách hàng: Mối quan hệ khách hàng là cách mà doanh nghiệp tương tác và giao tiếp với khách hàng. Có sự đa dạng về loại hình mối quan hệ khách hàng, bao gồm mối quan hệ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
  • Nhân sự: Đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sự chất lượng và năng lực của nhân sự đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
  • Đối tác: bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối và các đối tác trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, nhiều bên khác. Các bên này tương tác với nhau để tạo ra giá trị đến khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách tốt nhất.
  • Cơ cấu chi phí: Cấu trúc chi phí là phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để phân bổ chi phí. Việc xác định một cấu trúc chi phí rõ ràng giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận.

Có 9 yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh

Có 9 yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh

Vai trò của mô hình kinh doanh

Định hướng doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh là cơ sở cho các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh thích hợp.

Tạo ra giá trị

Mô hình kinh doanh định nghĩa cách doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nó giúp xác định yếu tố đặc biệt hoặc lợi ích mà doanh nghiệp mang lại để thu hút và duy trì khách hàng.

Tạo ra lợi nhuận

Mô hình kinh doanh ghi nhận cách doanh nghiệp tạo ra thu nhập và đạt được lợi nhuận. Nó xác định nguồn thu từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, cách thức định giá, cấu trúc chi phí và các nguồn thu nhập khác như quảng cáo, giấy phép hay tài trợ.

>> Xem thêm: Lợi nhuận sau thuế là gì? Cách tính lợi nhuận sau thuế chi tiết

Xác định cơ cấu tổ chức

Mô hình kinh doanh xác định cách tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Nó mô tả cách các bộ phận hoạt động, tương tác và quản lý thông tin, tài nguyên trong doanh nghiệp.

Xác định lợi thế cạnh tranh

Một mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Lợi thế cạnh tranh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối và mối quan hệ khách hàng.

Mô hình kinh doanh có vai trò quan trọng

Mô hình kinh doanh có vai trò quan trọng

Quy trình xây dựng mô hình kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng mô hình kinh doanh khác nhau để phù hơp với ngành nghề và điều kiện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường quy trình xây dựng mô hình kinh doanh vẫn phải dựa trên 8 bước cơ bản dưới đây.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về khách hàng tiềm năng, ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Điều này giúp bạn xác định mục tiêu khách hàng, đặc điểm sản phẩm/dịch vụ và phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa).

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng trong quá trình xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Đây là một quá trình tập trung vào việc nắm bắt thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng, giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và đặc điểm của họ

Xây dựng ý tưởng, kinh doanh

Tìm ra ý tưởng kinh doanh mà bạn muốn phát triển. Điều này có thể dựa trên sở thích cá nhân, nhu cầu thị trường, hoặc cơ hội kinh doanh hiện có. Dựa trên ý tưởng và nghiên cứu thị trường, xác định mô hình kinh doanh phù hợp.

Xác định sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Bước này liên quan đến việc phát triển hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ thực tế dựa trên mô hình kinh doanh đã xác định. Đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Lên kế hoạch phân bổ chi phí

Hiểu rõ các yếu tố chi phí là quan trọng để lập kế hoạch tài chính một cách hiệu quả và tìm cách tối ưu hóa chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. Khi xây dựng mô hình kinh doanh, có một số yếu tố liên quan đến chi phí mà bạn cần hiểu rõ, bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí nhân sự, chi phí tiếp thị và quảng cáo, chi phí hậu cần và phân phối, chi phí hỗ trợ khách hàng và nhiều yếu tố khác.

Lên chiến lược Marketing

Để thu hút khách hàng, bạn cần xác định chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp. Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tạo dựng thương hiệu

Đo lường và tối ưu

Dựa trên dữ liệu và phân tích, tối ưu hóa kế hoạch phân bổ chi phí bằng cách điều chỉnh các mức chi tiêu và ưu tiên các hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng nguồn tài chính được sử dụng một cách tối ưu và mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng mô hình kinh doanh đi từ bước lên ý tưởng và đánh giá

Quy trình xây dựng mô hình kinh doanh đi từ bước lên ý tưởng và đánh giá

4 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

Mô hình kinh doanh canvas

Các yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh canvas

  • Phân khúc khách hàng chính.
  • Gía trị của sản phẩm hay dịch vụ mang lại.
  • Truyền thông và phân phối.
  • Xây dựng quan hệ khách hàng.
  • Doanh thu.
  • Nguồn lực chính.
  • Đối tác của dự án.
  • Hoạt động chính.
  • Cơ cấu chi phí.

Ví dụ về mô hình kinh doanh canvas

Ví dụ về mô hình kinh doanh canvas của Uber:

  • Đối tác chính: tài xế và ô tô, nhà đầu tư, bên xử lý thanh toán
  • Hoạt động chính: phát triển và quản lý sản phẩm, marketing, tuyển tài xế, quản lý việc thanh toán cho tài xế, hỗ trợ khách hàng.
  • Nguồn lực chính: nền tảng công nghệ, tài xế có kỹ năng.
  • Quan hệ khách hàng: thông qua mạng xã hội hỗ trợ khách hàng, hệ thống đánh giá, xếp hạng và phản hồi
  • Các kênh truyền thông: website, ứng dụng cho android, ứng dụng mobile cho iOS.
  • Phân khúc khách hàng: những người không có xe ô tô, những người muốn đi tài xế ngay trước cổng, những người không có ô tô riêng và muốn kiếm tiền, những người thích lái xe,...
  • Cấu trúc chi phí: hạ tầng công nghệ, lương thanh toán cho nhân viên, sự kiện khai trương và marketing.
  • Luồng doanh thu: chuyến đi trên mỗi dặm, mô hình tăng giá,...

Mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh B2B (Business To Business) là một dạng mô hình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, chủ yếu thường thấy trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động chủ yếu trên các nền tảng thương mại điện tử. Các giao dịch phức tạp được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng, quy trình báo giá mua bán sản phẩm và thỏa thuận trực tiếp giữa các bên, không dựa trên giao dịch trực tiếp trong thực tế.

Bao gồm 4 loại:

  • Mô hình B2B trung gian.
  • Mô hình B2B thiên bên bán.
  • Mô hình KD B2B thương mại hợp tác.
  • Mô hình B2B thiên bên bán.

Mô hình kinh doanh B2B giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh B2B giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C (Business To Consumer) là thuật ngữ mô tả các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (Business) và người tiêu dùng (Consumer), trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Nói cách khác, đây là hình thức mà doanh nghiệp bán hàng, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trong môi trường số.

Mô hình kinh doanh B2C mô tả các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng

Mô hình kinh doanh B2C mô tả các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng

Mô hình kinh doanh C2C

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C (Customer To Customer) là một hình thức cho phép khách hàng mua bán sản phẩm và dịch vụ trên các trang web, tuy nhiên, người dùng phải trả một khoản phí nhỏ cho nền tảng thương mại điện tử. Đặc điểm của mô hình này là việc bán những sản phẩm khó tìm kiếm trên thị trường, chất lượng không được đảm bảo, và tỷ suất lợi nhuận có lợi cho người bán, giúp họ nhận được lợi ích tối đa.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Câu hỏi thường gặp

Mô hình kinh doanh canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas, còn được gọi là Bảng mô hình kinh doanh Canvas, là một công cụ thiết kế và phân tích mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh Canvas giúp tạo ra một cái nhìn tổng quan về cấu trúc tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp. 

Mô hình kinh doanh canvas có bao nhiêu cột?

Mô hình kinh doanh canvas có 9 cột chính, mỗi cột đại diện cho một khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp.

Có bao nhiêu mô hình kinh doanh?

Có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau được sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên, có 4 mô hình phổ biến nhất: Mô hình kinh doanh Canvas, mô hình kinh doanh B2B, mô hình kinh doanh B2C và mô hình kinh doanh C2C. 

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B là một dạng mô hình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Shopee là mô hình kinh doanh gì?

Shopee áp dụng mô hình thương mại điện tử C2C.

Mô hình kinh doanh của Grab là gì?

Mô hình kinh doanh của Grab phát triển dựa trên hai yếu tố chính là:

  • Tư duy khám phá.
  • Tư duy khai thác.

Mô hình kinh doanh của amazon là gì?

Amazon áp dụng mô hình thương mại điện tử C2C.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Mô hình thương mại điện tử (E-commerce) là một phương thức kinh doanh trực tuyến, cho phép tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện việc giao dịch, mua bán thông qua hệ thống mạng Internet.

Mô hình kinh doanh đa cấp là gì?

Kinh doanh đa cấp (bán hàng đa cấp) là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. 

Bài viết trên là tập hợp những thông tin về các bước lập mô hình kinh doanh và những mô hình phổ biến hiện nay. Cùng đón đọc những bài viết về Kiến thức tài chính của Tikop trong những bài viết sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024