Kinh doanh vàng là gì?
Kinh doanh vàng là việc sử dụng tiền để mua bán và giao dịch vàng vật chất. Lợi nhuận từ kinh doanh vàng phụ thuộc vào sự khác biệt giá vàng tại thời điểm mua và bán. Điểm đặc biệt của vàng là nó là một kim loại quý, có tính ổn định về giá trị và tăng theo thời gian. Ví dụ các cửa hàng bán vàng là các tổ chức kinh doanh vàng hiện nay.
Kinh doanh vàng là việc sử dụng tiền để mua bán và giao dịch vàng vật chất
Các hình thức kinh doanh vàng
Kinh doanh vàng Online
Kinh doanh vàng online là hoạt động mua bán và giao dịch vàng thông qua các nền tảng trực tuyến. Thay vì mua bán trực tiếp tại cửa hàng vàng truyền thống, người kinh doanh vàng có thể sử dụng các trang web, ứng dụng di động hoặc các sàn giao dịch vàng trực tuyến để thực hiện các giao dịch và quản lý tài khoản của mình.
Kinh doanh vàng online thông qua các nền tảng trực tuyến
Kinh doanh vàng Offline
Kinh doanh vàng offline là hoạt động mua bán và giao dịch vàng diễn ra trực tiếp tại các cửa hàng vàng, trung tâm thương mại hoặc các sàn giao dịch vàng truyền thống. Người kinh doanh vàng offline tương tác trực tiếp với khách hàng và thực hiện các giao dịch vàng.
Kinh doanh vàng offline là hoạt động mua bán và giao dịch vàng diễn ra trực tiếp
Các chi phí cần thiết để kinh doanh vàng
Chi phí mặt bằng
Một vị trí tốt cho cửa hàng là nơi có nhiều người qua lại, dễ dàng di chuyển và ở vị trí trung tâm. Điều này giúp tăng hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên, cũng đồng nghĩa với việc chi phí thuê mặt bằng sẽ cao hơn. Mặt bằng cần đủ diện tích để mở cửa hàng và trưng bày hàng hóa. Đặc biệt, những người thuê mặt bằng để mở cửa hàng vàng sẽ phải đối mặt với mức giá thuê cao hơn.
Chi phí cơ sở vật chất
Cửa hàng vàng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị và công cụ như tủ kính trưng bày, máy kiểm định, cân vàng, bảng điện tử hiển thị giá vàng, camera an ninh và hệ thống báo động.
Chi phí nhập hàng hóa
Số lượng vốn cần đầu tư vào việc nhập hàng sẽ phụ thuộc vào loại vàng và trang sức mà bạn muốn kinh doanh. Để đảm bảo lợi nhuận, quan trọng để lựa chọn những nguồn hàng đáng tin cậy, có uy tín, và đồng thời có thiết kế gia công đẹp mắt. Ngoài ra, việc đàm phán mức chiết khấu hấp dẫn từ các nhà cung cấp cũng rất quan trọng.
Chi phí nhân sự
Chi phí thuê nhân viên có năng lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực như kiểm định vàng, kiến thức về vàng, thợ kim hoàn, và bảo vệ cửa hàng sẽ được tính toán dựa trên mức độ chuyên môn và kinh nghiệm của từng nhân viên. Các nhân viên có kỹ năng và hiểu biết sâu về các khía cạnh liên quan đến vàng và trang sức sẽ có mức lương cao hơn do tính chất chuyên môn và đòi hỏi kỹ thuật cao của công việc.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ tối thiểu để kinh doanh cửa hàng vàng là 100 triệu đồng, áp dụng cho các cơ sở tại cấp huyện và xã. Tuy nhiên, đối với các cửa hàng vàng tại khu vực thành phố và với quy mô lớn hơn, số vốn điều lệ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, cửa hàng vàng cũng phải đóng phí môn bài hàng năm và tuân thủ các quy định về thuế thu nhập cá nhân.
Kinh doanh vàng tốn rất nhiều chi phi
Quy định về kinh doanh vàng
Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động kinh doanh vàng như sau:
1. Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
9. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Xem thêm: Đầu tư vàng là gì? Kinh nghiệm đầu tư vàng cho người mới bắt đầu
Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động kinh doanh vàng
Điều kiện kinh doanh vàng
Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định:
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định:
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Những điều kiện để sản xuất và cấp giấy phép kinh doanh vàng
Hồ sơ và thủ tục khi kinh doanh vàng
Hồ sơ khi kinh doanh vàng
Khi cá nhân hoặc tổ chức muốn mở một tiệm vàng, họ sẽ cần đăng ký kinh doanh và lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập. Cá nhân hoặc tổ chức có thể chuẩn bị hồ sơ thành lập cho một trong các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh, và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có yêu cầu hồ sơ thành lập riêng biệt.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn: Khái niệm, đặc điểm, thủ tục thành lập
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
- Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Thủ tục khi kinh doanh vàng
- Bước 1: Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian nhận thông báo hợp lệ khoảng 3 ngày làm việc.
- Bước 2: Sau khi nhận thông báo hợp lệ, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tới Phòng đăng ký kinh doanh.
- Bước 3: Sau khoảng 1-2 ngày doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.
- Bước 4: Thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.
Hồ sơ và thủ tục khi kinh doanh vàng cần tuân theo quy định của pháp luật
Lưu ý khi kinh doanh vàng
- Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng theo quy định.
- Không được phép thông qua các đại lý ủy nhiệm thực hiện kinh doanh vàng miếng.
- Chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ tuân theo các quy định của pháp luật.
- Giá mua và giá bán vàng miếng phải được niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch.
- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Khi kinh doanh vàng cần có những lưu ý nhất định
Câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ khi kinh doanh vàng là bao nhiêu?
Vốn điều lệ khi kinh doanh vàng từ 100 tỷ đồng trở lên.
Kinh doanh vàng cần bao nhiêu vốn?
Vốn để mở tiệm vàng cơ bản phải từ 700 triệu đến 800 triệu đồng.
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức không?
Điều kiện kinh doanh vàng trang sức phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi cá nhân muốn kinh doanh vàng trang sức thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Kinh doanh vàng có lãi không?
Vàng là loại hàng hóa có tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát kinh tế. Do đó, kinh doanh vàng trở thành hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Ai được kinh doanh vàng miếng?
Chỉ có các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng mới được phép mua, bán vàng miếng.
Kinh doanh vàng nên mua vàng gì?
Các chuyên gia khuyên rằng, kinh doanh vàng nên mua vàng ròng – còn được gọi là vàng nguyên chất, vàng 24K hoặc vàng 9999.
Mở tiệm vàng lấy hàng ở đâu?
Việc chọn nguồn hàng để khai trương một cửa hàng kinh doanh là vô cùng quan trọng. Chất lượng của vàng và các sản phẩm trang sức được gia công tỉ mỉ và đẹp mắt sẽ hấp dẫn khách hàng tới mua sắm trang sức vàng và bạc. Vì vậy, chủ cửa hàng cần tiến hành nghiên cứu thị trường, xu hướng và sở thích của khách hàng để lựa chọn nguồn hàng phù hợp về cả giá trị và chất lượng, cũng như mẫu mã. Đồng thời, bạn cần xác định đối tượng và phân khúc khách hàng mục tiêu để có thể chọn nguồn cung vàng, trang sức phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về quy định kinh doanh vàng hiện nay. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thì hãy tìm hiểu thật kỹ những thủ tục, điều kiện cho phù hợp nhé. Cùng theo dõi những bài viết về vàng của Tikop trong những lần sau nhé!