Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

21/04/2024

Ngân hàng Nhà nước là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tiền tệ và điều phối hoạt động của các ngân hàng, là cánh tay đắc lực giúp Nhà nước trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cùng tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước tại bài viết dưới đây.

Ngân hàng Nhà nước là gì?

Khái niệm ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (hoặc Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam có chức năng phát hành tiền tệ, quản lý dòng chảy tiền tệ, quản lý các hoạt động ngân hàng và ngoại hối trong nước, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và làm các dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước là gì?

Ngân hàng Nhà nước là gì?

Ngân hàng Nhà nước tiếng Anh là gì?

Ngân hàng Nhà nước trong tiếng Anh là The State Bank. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọi là The State Bank of Vietnam.

Phân loại ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng thương mại Quốc doanh

Ngân hàng thương mại Quốc doanh là ngân hàng thương mại 100% vốn từ nhà nước. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Quốc doanh bắt đầu ban hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng nhằm nâng cao nguồn vốn và nâng cao tính hội nhập.

Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam đảm bảo khả năng thanh toán, nhằm giúp đỡ các hộ nghèo và đối tượng chính sách để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống. Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và miễn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước khác.

Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn Nhà nước trên 50%

Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn Nhà nước trên 50% là ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc nhiều công ty theo cổ phần, trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm hơn 50%.

Các Ngân hàng Nhà nước được phân loại dựa theo quyền sở hữu của nhà nước.

Các Ngân hàng Nhà nước được phân loại dựa theo quyền sở hữu của nhà nước.

Đặc điểm của ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước sở hữu các đặc điểm cụ thể như sau:

  • Có vốn sở hữu thuộc Nhà nước, có thể toàn phần hoặc hơn 50%.
  • Có tư cách pháp nhân đặc biệt.
  • Không huy động vốn không kỳ hạn dưới 01 năm.
  • Ngân hàng vận hành nhân sự như doanh nghiệp bình thường.
  • Chịu sự quản lý và kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.
  • Những Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước hoạt động vì mục đích lợi nhuận, Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động phi lợi nhuận.
  • Các sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng Nhà nước gồm: huy động vốn thông nhận tiền gửi; phát hình tiền gửi, trái phiếu,...; cấp tín dụng; bảo hiểm liên kết; vay vốn ở những tổ chức tín dụng; mua bán ngoại tệ; dịch vụ kiều hối,...

Ngân hàng Nhà nước có các đặc điểm rất riêng biệt.

Ngân hàng Nhà nước có các đặc điểm rất riêng biệt.

Chức năng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các chức năng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam là:

  • Quản lý tiền tệ và quản lý hoạt động của các ngân hàng.
  • Phát hành tiền Việt Nam.
  • Thực hiện các giao dịch thanh toán cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc hệ thống kho bạc.
  • Đại lý cho hệ thống kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.
  • Quản lý nhà nước chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế.
  • Đem về nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước hiện có 25 đơn vị.

  • Vụ Chính sách tiền tệ.
  • Vụ Quản lý ngoại hối.
  • Vụ Thanh toán.
  • Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
  • Vụ Dự báo, thống kê.
  • Vụ Hợp tác quốc tế.
  • Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
  • Vụ Kiểm toán nội bộ.
  • Vụ Pháp chế.
  • Vụ Tài chính - Kế toán.
  • Vụ Tổ chức cán bộ.
  • Vụ Truyền thông.
  • Văn phòng.
  • Cục Công nghệ thông tin.
  • Cục Phát hành và kho quỹ.
  • Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
  • Cục Quản trị.
  • Sở Giao dịch.
  • Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
  • Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Viện Chiến lược ngân hàng.
  • Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
  • Thời báo Ngân hàng.
  • Tạp chí Ngân hàng.
  • Học viện Ngân hàng.

>> Nguồn tham khảo: Báo điện tử Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu khá phức tạp.

Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu khá phức tạp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP. Trong đó một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể là dự thảo nghị quyết, nghị định trình Chính phủ; xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm; kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước,...

>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phân biệt ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân

Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân có các điểm giống và khác nhau.

Giống nhau: Đều ra đời để cung cấp các dịch vụ tài chính và tiền tệ, đều phải tuân thủ theo các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành. 

Khác nhau: 

  • Ngân hàng Nhà nước: Là tổ chức duy nhất có quyền phát hành tiền và quản lý các hoạt động tiền tệ tại Việt Nam; thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và thực hiện các chính sách tiền tệ do Chính phủ ban hành; không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế và các Ngân hàng thương mại trung gian khác.
  • Ngân hàng tư nhân: Không có quyền tự phát hành tiền tệ; thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc do các tổ chức tư nhân thành lập; giao dịch trực tiếp với người dân; cần tuân thủ theo những chính sách tiền tệ do ngân hàng Nhà nước ban hành.

Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có 6 ngân hàng 100% thuộc sở hữu Nhà nước.

Tên ngân hàng Đặc điểm nổi bật
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Được thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, Agribank tập trung vào cho vay nông nghiệp và nông thôn.
Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank) GP Bank cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính và ngân hàng. Tổng số vốn điều lệ tăng nhanh đạt mức hơn 3000 tỷ đồng.
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) Được thành lập từ Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Dương và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. OceanBank nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB) Là một ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước, với sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank. Định hướng phát triển của CB là trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) Ra đời nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại với hoạt động là phi lợi nhuận, là Ngân hàng phục vụ người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, các chính sách của Đảng và Nhà nước
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) VDB là ngân hàng chính sách hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. VDB thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ổn định và an toàn.

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3 ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn Nhà nước trên 50%.

Tên ngân hàng Đặc điểm nổi bật
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Hiện nay, BIDV đang sở hữu 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch, 1.824 hệ thống ATM và 57.825 cây ATM và POS trải dài khắp 63 tỉnh thành, là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Vietcombank là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa và thu hút đầu tư. Hoạt động ngân hàng được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.173 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Hiện VietinBank đang giữ vai trò vô cùng quan trọng của ngành ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng trên toàn quốc, 1 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và hơn 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.

Big 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam 

4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện tại là:

  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Ngân hàng rất mạnh về khía cạnh khách hàng doanh nghiệp, có mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank): hỗ trợ và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các ngành liên quan.
  • Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank): Một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ ngân hàng đa dạng cho cá nhân và doanh nghiệp.
  • Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, chuyên về dịch vụ ngân hàng ngoại thương và dịch vụ tài chính đa ngành.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

Dù là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân thì đều phải hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật. Tùy theo nhu cầu của mỗi người, bạn cần cân nhắc ưu tiên yếu tố nào trong 3 yếu tố sau khi lựa chọn gửi tiết kiệm tại một ngân hàng.

  • Lãi suất: Lãi suất ngân hàng cao giúp tiền nhàn rỗi sinh lợi nhanh hơn, người gửi được hưởng lợi lớn.
  • An toàn: Ngân hàng lâu năm và uy tín giúp tiền gửi của bạn luôn được đảm bảo trước rủi ro.
  • Đa dạng: Nhiều ngân hàng đều có thêm các gói tiết kiệm hỗ trợ, giúp khách hàng chủ động hơn trong sự lựa chọn của chính mình.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Bạn cũng có thể chọn tham gia các gói tích lũy lãi suất cao tại Tikop - ứng dụng tài chính thông minh để tích lũy tài sản, giúp khoản tích lũy của khách hàng sinh lời. Đa dạng các gói tích lũy, đăng ký trực tuyến miễn phí, minh bạch an toàn cùng rất nhiều ưu điểm khác chờ bạn khám phá.

    >> Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay?

    Các câu hỏi thường gặp về ngân hàng Nhà nước 

    Có bao nhiêu ngân hàng Nhà nước?

    9 ngân hàng Nhà nước, trong đó:

    • 6 ngân hàng 100% thuộc sở hữu Nhà nước: Agribank, CB, Oceanbank, GPBank, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam
    • 3 ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50% là Vietcombank, VietinBank, BIDV.

    Ngân hàng BIDV là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Ngân hàng BIDV là ngân hàng Nhà nước, với nguồn vốn nhà nước chiếm hơn 50%.

    Vietcombank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng Nhà nước, thuộc nhóm big 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam.

    Techcombank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Techcombank là ngân hàng tư nhân và là một ngân hàng thương mại cổ phần.

    Ngân hàng SCB là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Ngân hàng SCB là ngân hàng tư nhân, tên đầy đủ là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.

    Sacombank là ngân hàng nhà Nhà nước hay tư nhân?

    Sacombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, là một ngân hàng tư nhân.

    Ngân hàng SHB là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    SHB là ngân hàng tư nhân, là 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam.

    Agribank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Agribank là ngân hàng Nhà nước, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Agribank nằm trong top những ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam.

    Agribank nằm trong top những ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam.

    Pvcombank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    Pvcombank là một ngân hàng tư nhân, hình thành trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Phương Tây.

    TPbank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    TPbank là ngân hàng tư nhân, được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất tại Việt Nam.

    MBbank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

    MBbank là ngân hàng tư nhân, tuy nhiên ngân hàng này có liên kết chặt chẽ với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về ngân hàng Nhà nước. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính bổ ích nhé!

    Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

    Chỉ từ 50.000 VNĐ
    Giao dịch 24/7
    An toàn và minh bạch
    Rút trước một phần không mất lợi nhuận

    Bài viết có hữu ích không?

    Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

    tikop

    Cảm ơn phản hồi của bạn !

    tikop
    Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

    KIẾN THỨC CƠ BẢN

    Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

    Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

    tikop_user_icon

    Phương Uyên

    tikop_calander_icon

    17/01/2024

    Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

    KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

    Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

    Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

    tikop_user_icon

    Lê Thị Thu

    tikop_calander_icon

    18/10/2023

    Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

    KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

    Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

    Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

    tikop_user_icon

    Tikop

    tikop_calander_icon

    25/02/2024

    Đường đến đầu tư dài hạn

    KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

    Đường đến đầu tư dài hạn

    Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

    tikop_user_icon

    Quỳnh Nguyễn Như

    tikop_calander_icon

    16/01/2024