Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chiết khấu thanh toán là gì? Cách hạch toán chiết khấu thanh toán

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

24/11/2024

Chiết khấu thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua và bên bán, được diễn ra thường xuyên trong các hoạt động kinh doanh. Nếu bạn vẫn chưa biết cách hạch toán chiết thanh toán chính xác, hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Khái niệm chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền được người bán giảm trừ cho người mua trong trường hợp người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn của hợp đồng. Phần trăm chiết khấu được 2 bên thỏa thuận trước.

Chiết khấu thanh toán rất phổ biến trong kinh doanh

Chiết khấu thanh toán rất phổ biến trong kinh doanh

Chiết khấu thanh toán tiếng Anh là gì?

Chiết khấu thanh toán trong tiếng Anh là Payment discount.

Ví dụ về chiết khấu thanh toán

Công ty ABC ký hợp đồng bán hàng cho công ty X với quy định nếu X thanh toán tiền hàng trước hạn ít nhất 10 ngày làm việc thì sẽ được giảm 3% giá trị hợp đồng. Khoản giảm trừ 3% này chính là chiết khấu thanh toán.

Xem thêm về Giá NET

Quy định về chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn cho bên mua

Chiết khấu thanh toán không phải là một giao dịch mua bán mà là một loại chi phí tài chính nhằm thúc đẩy bên mua thanh toán trước hạn. Do đó, không cần phải lập hoá đơn.

Theo quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chỉ cần lập chứng từ phiếu thu và phiếu chi cho các khoản chi phí tài chính như chiết khấu thanh toán. Bên cạnh đó, chiết khấu thanh toán cũng không cần phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng.

>> Xem thêm: Chi phí là gì? Có bao nhiêu loại chi phí phổ biến hiện nay

Không cần lập hoá đơn cho chiết khấu thanh toán

Không cần lập hoá đơn cho chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Để chiết khấu thanh toán là chi phí được được trừ khi tính thuế, bên bán chỉ cần có hợp đồng bán hàng có thỏa thuận về điều kiện chiết khấu thanh toán cùng các chứng từ chi tiền (theo Thông tư 96/2015/TT-BTC). Đối với bên mua, chiết khấu thanh toán được tính vào thu nhập chịu thuế như bình thường (theo Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Quy định khi chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân

Nếu bên nhận khoản chiết khấu thanh toán là các cá nhân kinh doanh thì công ty chi trả khoản chiết khấu thanh toán đó sẽ thực hiện khai thuế, nộp thuế thay (chiết khấu thanh toán chịu thuế thu nhập cá nhân 0.5%). Trường hợp bên nhận chiết khấu chỉ mua hàng hóa để tiêu dùng thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán chi tiết

Bên bán hàng hạch toán chiết khấu thanh toán vào tài khoản 635 và bên mua hạch toán vào tài khoản 515. Cụ thể như sau:

Bên bán ghi nhận:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
  • Có TK 131 – Nếu có trừ vào khoản phải thu
  • Có TK 111, TK 112 – Nếu trả tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bên mua ghi nhận:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (Nếu giảm trừ công nợ)
  • Nợ TK 111, TK 112 – Trả tiền mua hàng (Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Ví dụ cụ thể:

Công ty A xuất hàng bán cho công ty B với giá 150 triệu đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) và chiết khấu 2% vì thanh toán sớm. Công ty A đã chi khoản chiết khấu thanh toán qua chuyển khoản. 

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

Bên bán:

  • Nợ TK 635 : 2% x 150,000,000 = 3,000,000
  • Có TK 111 : 3,000,000 (vì chuyển khoản)

Bên mua:

  • Nợ TK 111: 3,000,000
  • Có TK 515: 3,000,000

>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì? Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Chiết khấu thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính

Chiết khấu thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là khái niệm niệm khác nhau, hãy cùng Tikop phân biệt cụ thể ngay dưới đây nhé:

Tiêu chí Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Khái niệm Giảm giá niêm yết cho khách hàng mua khối lượng lớn. Giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn hợp đồng.
Nội dung Phản ánh phần chiết khấu doanh nghiệp đã giảm cho người mua trên hợp đồng kinh tế. Không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán.
Cách hạch toán

- Bên bán:

+ Nợ TK 521 (Chiết khấu thương mại); Nợ TK 3331 (thuế VAT)

+ Có TK 111/112/131

+ Kết chuyển: Nợ TK 511; Có TK 521

- Bên mua: Nợ TK 111/112/331; Có TK 156; Có TK 1331

- Bên bán:

+ Nợ TK 635

+ Có TK 131 (Nếu giảm trừ công nợ); Có TK 111 (Nếu trả lại tiền)

- Bên mua:

+ Nợ TK 331 (Nếu giảm trừ công nợ); Nợ TK 111 (Nếu nhận tiền mặt)

+ Có TK 515

Giảm trừ Giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giá, được giảm trừ thuế giá trị gia tăng lẫn thuế thu nhập doanh nghiệp. Không được giảm trừ vào doanh thu (không giảm thuế giá trị gia tăng), đưa vào chi phí hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Bên nhận chiết khấu thanh toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.

Các câu hỏi thường gặp về chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán có sản phẩm hóa đơn không?

Không. Chiết khấu thanh toán không phải xuất hóa đơn.

Chiết khấu thanh toán phải xuất đơn vị không?

Không. Chiết khấu thanh toán được xem là chi phí tài chính nên không cần xuất hoá đơn hay đơn vị.

Chiết khấu thanh toán có tính thuế không?

Có. Chiết khấu thanh toán tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho bên mua.

>>> Xem thêm: Thuế doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế doanh nghiệp

Chiết khấu thanh toán có làm giảm doanh thu không?

Không. Chiết khấu thanh toán không được giảm trừ vào doanh thu.

Chiết khấu thanh toán có chịu thuế GTGT không?

Không. Chiết khấu thanh toán không phải chịu thuế GTGT.

Xem thêm về Mã số thuế cá nhân

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về chiết khấu thanh toán. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính Risk-Free rate chi tiết, đầy đủ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính Risk-Free rate chi tiết, đầy đủ

Trong mọi quyết định đầu tư - từ định giá cổ phiếu, trái phiếu đến đánh giá hiệu quả tài chính – lãi suất phi rủi ro luôn là một chỉ số nền tảng không thể thiếu. Đây là cơ sở để nhà đầu tư so sánh mức sinh lời kỳ vọng với mức sinh lời tối thiểu không có rủi ro. Vậy bản chất của lãi suất phi rủi ro là gì? Nó được tính như thế nào và đóng vai trò gì trong hoạt động đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này một cách hệ thống, dễ hiểu và áp dụng được trong thực tế.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

02/07/2025

Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Quy luật giá trị là nguyên tắc nền tảng điều chỉnh sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiểu rõ quy luật này là điều cần thiết để hiểu hoạt động của thị trường và nền kinh tế. Bài viết sẽ làm rõ khái niệm, cơ chế hoạt động và tác động của quy luật giá trị.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

02/07/2025

Cách tính lợi nhuận giữ lại: Công thức, ý nghĩa và ví dụ thực tế

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách tính lợi nhuận giữ lại: Công thức, ý nghĩa và ví dụ thực tế

Lợi nhuận giữ lại (hay còn gọi là lợi nhuận chưa phân phối) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Quản lý lợi nhuận giữ lại có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về lợi nhuận giữ lại, cách tính toán và ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/06/2025

ROCE với ROE: Khác biệt là gì? Chỉ số nào quan trọng hơn khi đầu tư?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

ROCE với ROE: Khác biệt là gì? Chỉ số nào quan trọng hơn khi đầu tư?

ROCE và ROE là hai chỉ số tài chính tưởng chừng giống nhau nhưng lại phản ánh hai góc nhìn hoàn toàn khác biệt về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong thế giới đầu tư, hiểu nhầm giữa ROCE và ROE có thể khiến bạn đánh giá sai tiềm năng lợi nhuận hoặc bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ROCE và ROE, từ công thức tính đến ý nghĩa thực tiễn, ưu – nhược điểm và cách áp dụng từng chỉ số theo mục tiêu phân tích!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/06/2025