Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bản vị vàng là gì? Ưu và nhược điểm của chế độ bản vị vàng

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

24/10/2023

Chế độ bản vị vàng từng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong những thế kỷ trước. Vậy, bản vị vàng là gì? Điều gì dẫn tới sự sụp đổ của bản vị vàng? Trong bài viết này, Tikop sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin về lịch sử và cơ chế của hệ thống tài chính quốc tế liên quan tới chế độ bản vị vàng.

Bản vị vàng là gì?

Chế độ bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế để chỉ một hệ thống tiền tệ mà trong đó, giá trị của đồng tiền được tính dựa trên một lượng vàng nhất định. Theo bản vị vàng, chính phủ cam kết đổi đồng tiền của mình thành vàng với một tỷ giá cố định. 

Ngoài ra, chế độ bản vị vàng còn được gọi với các tên như: Chế độ bản vị tiền vàng, kim bản vị.

Bản vị vàng còn được gọi là bản vị tiền vàng, kim bản vị.

Bản vị vàng còn được gọi là bản vị tiền vàng, kim bản vị.

Ví dụ bản vị vàng

Giả sử Việt Nam có 2 tấn vàng và được in 2 tỷ VNĐ tiền mặt. Nếu Việt Nam muốn in 3 tỷ tiền mặt thì phải có trữ lượng vàng là 3 tấn vàng.

Bản vị vàng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, bản vị vàng được viết là Gold Standard.

Bản vị vàng tiếng Anh Gold Standard

Bản vị vàng tiếng Anh Gold Standard

>>> Xem ngay: Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm? Cách dùng tiền nhàn rỗi hiệu quả

Lịch sử hình thành bản vị vàng

Lịch sử hình thành và sự sụp đổ của bản vị vàng là một quá trình kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, trong đó các nước trên thế giới từ bỏ việc sử dụng vàng làm tiêu chuẩn cho tiền tệ của họ. Các sự kiện quan trọng trong quá trình này bao gồm:

  • Năm 1821: Tại Châu Âu, Vương quốc Anh là đất nước đầu tiên sử dụng chế độ bản vị vàng và lan dần ra khắp châu lục này.

  • Năm 1834: Mỹ áp dụng chế độ bản vị vàng.

  • Năm 1871, Đức chuyển sang tiêu chuẩn vàng, tạo ra một áp lực cạnh tranh cho các nước khác theo sau.

  • Năm 1914 - 1944: Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2 bùng nổ, buộc các nước châu Âu phải ngừng chuyển đổi tiền giấy thành vàng để tài trợ cho chiến tranh.

  • Năm 1944: Hội nghị Bretton Woods thiết lập một hệ thống tiền tệ mới, trong đó đô la Mỹ được liên kết với vàng và các ngoại tệ khác được liên kết với đô la Mỹ. Tức là đồng tiền trên thế giới được bảo trợ bởi đồng đô la và đồng đô la được bảo trợ bởi vàng.

  • 1944 - 1971: Mỹ in rất nhiều tiền mặt và không thiết lập tỷ lệ vàng dự trữ. Điều này khiến các nước khu vực Châu Âu lo lắng và bán đô la để mua lại vàng. Hệ quả là Mỹ phải đổi 50% vàng, tiền hiện có để đổi sang vàng.

  • Năm 1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố ngừng chuyển đổi đô la Mỹ thành vàng, chấm dứt hệ thống Bretton Woods và bản vị vàng trên thế giới.

  • Năm 1973: Chế độ bản vị vàng chính thức sụp đổ trên toàn thế giới.

Lịch sử hình thành bản vị vàng

Lịch sử hình thành bản vị vàng

>>> Đọc ngay: Vàng nào đắt nhất Việt Nam và trên thế giới? Nên tích trữ không?

Đặc điểm và phân loại chế độ bản vị vàng trong quá khứ

Đặc điểm

Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm nổi bật như:

  • Giá trị của tiền giấy được bảo đảm bởi giá trị của vàng.

  • Từng quốc gia có quy định về việc quy đổi giá của đồng nội tệ thành vàng.

  • Tự do trao đổi, mua bán vàng giữa các quốc gia với nhau.

  • Lạm phát vẫn xảy ra trong chế độ bản vị vàng nếu giá tăng nhanh vượt lượng vàng hiện có.

  • Ngân hàng phát hành tiền xu sẽ được hỗ trợ bằng vàng.

  • Không hạn chế hay giới hạn lượng vàng được mua.

>>> Xem ngayLạm phát là gì? Tại sao ta cần quan tâm?

Phân loại

Trong quá trình phát triển, hệ thống bản vị vàng được chia làm 3 hình thức của 3 chế độ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bản vị tiền tệ vàng

  • Bản vị vàng thỏi

  • Bản vị hối đoái vàng.

>>> Đọc thêm: Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính tỷ giá hối đoái đầy đủ nhất

Phân loại bảng vị vàng

Phân loại bảng vị vàng

Cách chế độ bản vị vàng hoạt động

Chế độ bản vị vàng giúp xác lập mọi loại tiền tệ và phải được quy đổi theo một đơn vị tiền tệ. 

Giả sử: 1 ounce vàng = 20 đô la Mỹ = 10 bảng Anh  

Từ quy ước này, các quốc gia có thể dễ dàng xác định được tỷ giá hối đoái của đồng tiền như sau: 2 đô la Mỹ = 1 bảng Anh.

>>> Đọc ngay: Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính tỷ giá hối đoái đầy đủ nhất

Ưu điểm và nhược điểm của chế độ bản vị vàng

Ưu điểm

  • Hạn chế lạm phát: Khi giá trị của tiền tệ được quy định bởi vàng, chính phủ sẽ bị hạn chế quyền in thêm tiền, do đó giảm nguy cơ lạm phát. 

  • Được sử dụng phổ biến trên thế giới: Từ thế kỷ 19 - 20, bản vị vàng từng là hệ thống tiền tệ chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này tạo sự thuận lợi cho việc giao dịch quốc tế, trao đổi hàng hóa và duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

  • Giá cả không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi biến động thị trường: Giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không bị dao động theo sự thay đổi của cung cầu tiền tệ, hoặc các yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội khác nhờ tỷ giá hối đoái cố định.

Chế độ bản vị vàng giúp hạn chế lạm phát

Chế độ bản vị vàng giúp hạn chế lạm phát

>>> Tìm hiểu ngay: Cung cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của quy luật cung cầu

Nhược điểm

  • Nguồn vàng có hạn: Vàng là tài nguyên hữu hạn, khi nhu cầu vàng tăng cao lớn hơn cung vàng sẽ khiến giá vàng tăng nhanh chóng. 

  • Mất cân bằng giữa các quốc gia: Khả năng và tài nguyên khai thác vàng mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến sự chênh lệch. Những quốc gia có nhiều vàng sẽ có lợi thế hơn và gây ra sự chênh lệch về thương mại, tài chính. 

  • Không thể chống lại sự suy thoái kinh tế: Lúc này, các ngân hàng trung ương không thể tăng cung tiền để kích thích nền kinh tế, mà phải tuân theo quy luật của vàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy thoái kéo dài.

Tại sao chế độ bản vị vàng sụp đổ 

Chế độ bản vị vàng được thiết lập sau Thế chiến I để ổn định thị trường tiền tệ và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chế độ này đã sụp đổ vào những năm 1930 do nhiều nguyên nhân:

  • Các quốc gia nhận ra việc ràng buộc vàng với tiền tệ là không cần thiết vì điều này gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

  • Bản vị vàng hối đoái gây tình trạng lạm phát, thất nghiệp tràn lan tại nhiều quốc gia trên thế giới.

  • Sự phát triển của các hệ thống tài chính quốc nội khiến các quốc gia ít phụ thuộc vào vàng và có thể sử dụng các công cụ khác để điều tiết nền kinh tế.

Những yếu tố trên đã dẫn đến sự mất niềm tin vào chế độ bản vị vàng và dẫn tới sự rời bỏ của nhiều quốc gia khi mà vào năm 1930, cuộc đại suy thoái lên đỉnh điểm. Năm 1971, khi Hoa Kỳ ngừng chuyển đổi đô la thành vàng. Và tới năm 1973 chế độ bản vị vàng chính thức sụp đổ.

Chế độ bản vị vàng sụp đổi từ năm 1971

Chế độ bản vị vàng sụp đổi từ năm 1971

>>> Đọc thêmSàn giao dịch vàng là gì? Các sàn giao dịch vàng hợp pháp

Câu hỏi thường gặp

Bản vị vàng ra đời khi nào?

Bản vị vàng ra đời vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Chế độ bản vị vàng kết thúc khi nào?

Chế độ bản vị vàng kéo dài tới năm 1971 và hoàn toàn chấm dứt năm 1973.

Đạo luật bản vị vàng là gì?

Năm 1900, tại Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật đặt vàng trở thành bản vị để đảm bảo cho tiền giấy. Đạo luật này ấn định giá đồng USD tại mức 8/10 gren vàng 90 (vàng có độ tinh khiết là 90%).

Chế độ bản vị vàng hối đoái là gì?

Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ quy định tiền giấy không được trực tiếp chuyển đổi thành vàng.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan tới bản vị vàng là gì. Để biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn đọc có thể tham khảo tại website của Tikop

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

Tài chính là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm Tài chính để hiểu rõ khái niệm tài chính là gì và chức năng, cũng như vai trò của nó thế nào.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

18/01/2024

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

Lập ngân sách hoàn hảo cho đám cưới là một trong những công việc đầu tiên mà các bạn phải làm ngay từ đầu nếu muốn có được một kế hoạch đám cưới chi tiết và chu đáo. Có rất nhiều các cách để lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới và ngay trong bài viết này đây Tikop sẽ gửi đến các bạn cách để lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu cho một đám cưới thật hoàn chỉnh và khoa học

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

03/03/2023

Chiết khấu là gì? Hướng dẫn cách tính chiết khấu, có ví dụ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Chiết khấu là gì? Hướng dẫn cách tính chiết khấu, có ví dụ chi tiết

Chiết khấu là một biện pháp được sử dụng rất nhiều trong marketing, để kích thích người dùng mua sắm. Vậy chiết khấu là gì? Cách tính tỷ lệ chiết khấu như thế nào khi áp dụng trong kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

05/03/2024