Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Môi giới là gì? 7 điều cần biết nếu muốn theo nghề môi giới

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

17/01/2024

Môi giới là gì hay nghề môi giới thương mại được hiểu như thế nào. Có những quy định về pháp luật nào trực tiếp liên quan đến nghề môi giới hiện nay hay không. Hãy cùng Tikop tìm hiểu định nghĩa, cũng như cách để phân biệt nghề môi giới, hay uỷ thác thương mại nhé.

Hiểu đúng môi giới là gì?

1.1 Định nghĩa về môi giới

Môi giới là một hành vi đứng ra làm trung gian cho các cá nhân hoặc tổ chức để tiếp xúc, cũng như đàm phán và thiết lập các mối quan hệ nhằm hướng đến mục đích đạt được giao dịch để hưởng thù lao.

Bản chất của hoạt động môi giới thực chất sẽ bao gồm các công việc như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán và tiến hành một số các thủ tục tiếp cận, đàm phán ban đầu với cá nhân, hoặc tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc với các khách hàng và tiến hành hỗ trợ các bên trong vấn đề đàm phán và cả việc ký kết hợp đồng. Khác với công việc của người đại diện, bên môi giới sẽ không trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng mà chỉ làm vị trí trung gian.

Phạm vi hoạt động của công việc môi giới cực kỳ rộng, kể như: Hoạt động môi giới mua bán hàng hóa, hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động môi giới bất động sản, hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động môi giới hàng hải, hay các hoạt động khác của môi giới cũng có thể được coi là hình thức tội phạm như môi giới mại dâm, hay môi giới hối lộ. Các quan hệ trên hình thức môi giới thông thường đều được thiết lập dựa trên cơ sở các điều lệ của hợp đồng.

Hoạt động môi giới giúp cho các giao dịch giữa những bên liên quan diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện cũng như dễ dàng và đảm bảo được hầu hết lợi ích của các bên.

Theo điều 150 của Bộ luật thương mại năm 2005, đã định nghĩa chính xác về hoạt động môi giới thương mại như sau:

“Môi giới thương mại là một trong những hoạt động thương mại, dựa theo đó cũng là một thương nhân tiến hành làm trung gian (hay còn gọi là bên môi giới) cho các bên để mua bán hàng hoá, hoặc cung ứng dịch vụ (hay còn gọi là bên được môi giới) trong các công việc như: đàm phán, trao đổi, ký kết hợp đồng để mua bán hàng hóa, hoặc dịch vụ và sau đó sẽ được hưởng mức thù lao dựa theo hợp đồng môi giới đã quy định.

Theo đó, công việc môi giới thương mại được thực hiện từ một cá nhân đứng ra đóng vai trò làm trung gian để các bên mua hoặc bán hàng hóa, hay cung ứng dịch vụ có thể dễ dàng đàm phán, hoặc ký kết hợp đồng. Các bên môi giới thương mại sẽ thường được hưởng mức thù lao dựa theo hợp đồng môi giới đã được ký kết trước đó với khách hàng cần môi giới.”

1.2 Công ty môi giới là gì?

Đây là một cơ quan, hoặc tổ chức đã được đăng ký với các cơ quan nhà nước về hoạt động. Tùy việc hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau sẽ có những quy định về pháp luật riêng biệt hướng đến quyền, hay nghĩa vụ của các tổ chức này.

Nói theo tiếng anh hiện nay thì công ty môi giới sẽ còn được biết đến với cái tên là Agency. Bên cạnh đó, thì người đóng vai trò môi giới sẽ được gọi là Broker.

Quyền và nghĩa vụ của các bên môi giới theo luật hiện hành

Theo Bộ luật thương mại ban hành năm 2005 đã quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên môi giới và các bên được môi giới, cụ thể được ghi nhận chi tiết bắt đầu từ điều 151 cho đến 153. Các bên sẽ có quyền, cũng như nghĩa vụ như sau:

2.1 Bên môi giới

Trừ một số các trường hợp có thể dễ dàng thỏa thuận khác, thì các bên môi giới thương mại thường sẽ có các quyền, cũng như nghĩa vụ như sau:

  • Được quyền hưởng phần thù lao môi giới theo như các thỏa thuận, cũng như các chi phí phát sinh hợp lý có liên quan đến công việc môi giới (kể cả trong trường hợp việc môi giới gần như không mang đến kết quả cho các bên được môi giới).

  • Bảo quản tất cả các mẫu vật hay hàng hoá, hoặc các loại tài liệu được bàn giao phục vụ công việc thực hiện quá trình môi giới và phải hoàn trả lại theo tình trạng nguyên vẹn cho bên được môi giới sau khi đã kết thúc công việc môi giới.

  • Không được tiết lộ hay cung cấp bất cứ thông tin gì gây tổn hại đến lợi ích của các bên được môi giới.

  • Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt tư cách pháp lý của các bên đã đồng ý được môi giới, nhưng sẽ không cần phải chịu trách nhiệm về vấn đề thanh toán hợp đồng của họ.

2.2 Bên được môi giới

Trừ một số trường hợp có thêm các thỏa thuận khác, thì bên được môi giới sẽ có thêm các quyền, cũng như các nghĩa vụ sau đây:

  • Các bên liên quan sẽ có quyền yêu cầu bên cá nhân, hoặc tổ chức môi giới luôn thực hiện đúng, hay đầy đủ tất cả các nội dung có trong công việc môi giới.

  • Cung cấp các thông tin, tài liệu, cũng như các phương tiện cần thiết liên quan đến thông tin hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho công việc.

  • Thanh toán chi phí môi giới và với các chi phí khác liên quan đến công việc cho bên môi giới đúng hạn sau khi hoàn thành hợp đồng.

Như vậy, công việc môi giới thương mại hiện nay luôn được xếp vào các hoạt động tiến hành làm trung gian thương mại cùng với đó sẽ là các vai trò giúp cho bên cá nhân, hoặc tổ chức buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tiếp cận dễ dàng với khách hàng của mình.

Đồng thời, các bên môi giới cũng đồng thời tạo điều kiện để các bên có nhu cầu sử dụng hàng hóa, hay sử dụng dịch vụ có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mong muốn, hoặc nhu cầu, hay khả năng của mình. Ngoài ra, với nghĩa vụ “Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách pháp lý của các bên sẽ được môi giới” nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý tối đa cho các bên đã và đang tham gia giao dịch.

Những nghề môi giới trên thị trường hiện nay

Phạm vi nghề nghiệp của công việc môi giới rất rộng và các quan hệ liên quan đến môi giới thường được thiết lập dựa trên các cơ sở hợp đồng quy định trong mỗi trường hợp khác nhau. Hiện nay vẫn luôn có một số các ngành nghề môi giới thương mại được luật pháp công nhận và cấp phép như sau:

  • Ngành nghề mua bán, trao đổi: Công việc môi giới để mua bán sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ.

  • Lĩnh vực môi giới tài sản: Môi giới các loại bất động sản, đất đai hoặc công việc môi giới nhà đất, hoặc môi giới phòng trọ.

  • Lịch vụ môi giới dịch vụ: Lĩnh vực này sẽ bao gồm các công việc như môi giới về chứng khoán, môi giới bán bảo hiểm, môi giới làm hải quan, môi giới về việc làm.

Quy định về người môi giới theo pháp luật

Người môi giới là một khái niệm chung chỉ những người đang thực hiện các hoạt động môi giới, theo đó họ có thể là người trung gian, giúp cho các bên có thể dễ dàng tiếp xúc, gặp gỡ, cũng như thiết lập quan hệ và nhận về mức thù lao tương xứng theo thỏa thuận.

Người môi giới hay còn được gọi là bên môi giới vẫn luôn được quy định trong một số các loại văn bản pháp luật về quyền, cũng như nghĩa vụ của họ.

Bên môi giới cũng có thể là các cơ quan, hoặc tổ chức, hay cá nhân, tùy thuộc vào từng lĩnh vực sẽ có các quy định riêng về pháp luật để diễn tả quyền hoặc nghĩa vụ.

Người môi giới cũng có thể là một tổ chức: Nhưng khác với các đại lý đặc nhượng, thì họ sẽ không cam kết việc mua đứt một thứ sản phẩm hay hàng hóa nào đó. Họ cũng sẽ không yêu cầu mình được hưởng một độc quyền nào. Người môi giới kiểu này sẽ chỉ đứng ra làm trung gian cho các bên mua hoặc bán tiếp xúc dễ dàng nhau để có thể tiến hành trao đổi hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng.

Người môi giới phải luôn đảm bảo tuyệt đối về độ minh bạch cũng như tính tin cậy của các bên đã và đang tham gia hợp đồng chứ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ, và người môi giới sẽ luôn phải làm cố vấn cho khách hàng trong việc đề xuất ý kiến xây dựng hợp đồng.

Thù lao hoặc tiền công trả cho người môi giới sẽ thường gọi là tiền "hoa hồng ". Dựa theo nguyên tắc, mức hoa hồng sẽ được tính dựa trên tổng giá trị của hợp đồng giữa các bên với bên môi giới trong mỗi một lần hợp tác.

Mối quan hệ giữa những người ủy thác và những người làm môi giới sẽ dựa trên sự ủy thác theo từng lần khác nhau, chứ không phải dựa vào một hợp đồng có tính chung chung và thời gian dài hạn.

Đặc điểm của công việc môi giới thương mại

Để có thể nhận biết được ngành nghề môi giới thương mại, chúng ta có thể dễ dàng dựa vào một trong số các đặc điểm sau đây:

  • Chủ thể trong quan hệ môi giới: Chủ thể này sẽ bao gồm bên môi giới và các bên được môi giới. Trong đó, bên môi giới là thường là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh. Người hoặc tổ chức này sẽ phải đảm bảo có đăng ký kinh doanh để có thể thực hiện tất cả các dịch vụ môi giới thương mại. Bên được môi giới sẽ không nhất thiết là tổ chức kinh doanh theo luật pháp quy định. Chỉ khi 2 bên bắt đầu tiến hành ký hợp đồng môi giới thì giữa họ mới bắt đầu phát sinh mối quan hệ môi giới thương mại.

  • Nội dung của các hoạt động môi giới thương mại: Tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết và có lợi cho việc quan hệ với đối tác cho các bên được môi giới. Tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới. Sau đó bắt đầu tiến hành việc thu xếp để các bên được môi giới có cơ hội tiếp xúc với nhau. Hỗ trợ các bên trong quá trình soạn thảo văn bản hợp đồng khi nhận được yêu cầu.

  • Phạm vi hoạt động của công việc môi giới: Phạm vi hoạt động của công việc môi giới tương đối rộng. Do đó tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực riêng biệt thì sẽ có những quy định luật pháp chuyên ngành cụ thể khác nhau.

Quy định của pháp luật về môi giới thương mại

Quan hệ trong môi giới thương mại thường được thực hiện dựa trên cơ sở của hợp đồng môi giới quy định. Tuy nhiên trên tình hình thực tế, thì hiện nay không thiếu các hoạt động của công việc môi giới hoàn toàn không hề có văn bản hay hợp đồng giao hẹn.

Về điều này, thì trong Bộ luật thương mại năm 2005 có quy định rõ như sau:

  • Hợp đồng trong môi giới thương mại: Là loại hợp đồng dịch vụ được soạn thảo dựa theo quy định tại điều 74, Bộ luật Thương mại năm 2005. Trong hợp đồng môi giới nói riêng và các hợp đồng dịch vụ nói chung sẽ được thể hiện hoàn toàn bằng lời nói, bằng hình thức văn bản hoặc có thể được xác lập thông qua hành vi cụ thể.

  • Khi ký kết hợp đồng môi giới thương mại: Các bên nên tiến hành thỏa thuận và thống nhất tất cả các điều, khoản. Về nội dung cụ thể trong hợp đồng của việc môi giới, mức thù lao hay hoa hồng mà bên môi giới sẽ được nhận cụ thể. Và thời hạn để thực hiện cũng như hàn thành hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Cùng với đó là trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng môi giới.

Sự khác biệt giữa các hình thức môi giới và uỷ thác thương mại

Trong các thông tin dưới đây hãy cùng Tikop phân biệt các khái niệm về hình thức môi giới thương mại với hình thức uỷ thác thương mại nhé.

7.1 Môi giới tài sản

Đối với lĩnh vực về môi giới tài sản, thì sẽ được chia ra thành các lĩnh vực như: Môi giới tài sản nhà đất, môi giới phòng trọ. Cũng như các khái niệm như: môi giới về bất động sản là gì, môi giới về nhà đất là gì, hay môi giới phòng trọ là gì và chúng khác nhau như thế nào?

  • Công việc môi giới bất động sản: Hay còn được gọi là công việc môi giới nhà đất là việc đứng ra làm “trung gian”. Nhằm hỗ trợ cho các bên trong việc mua bán, hoặc chuyển nhượng, cũng như cho thuê, hay cho thuê lại, và mua bán bất động sản. Dựa theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đã quy định.

  • Công việc môi giới phòng trọ: Các việc làm của cá nhân hay tổ chức thực hiện việc làm trung gian trong lĩnh vực đứng ra cho thuê nhà, cũng như cho thuê phòng trọ.

7.2 Môi giới chứng khoán

Đây là công việc mà các bên đại diện, sẽ phải bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, họ có thể là một tổ chức, hoặc một công ty hay một cá nhân nào đó. Họ có nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra các lời khuyên đúng đắn và vạch rõ những đường hướng giao dịch nhằm giúp khách hàng có thể sinh lợi tối đa.

7.3 Môi giới hải quan

Để thực hiện công việc này có thể là tổ chức hoặc cá nhân nào đó. Công việc này sẽ chuyên cung cấp các dịch vụ sắp xếp để thông quan hàng hóa khi làm thủ tục để thông qua hải quan, hoặc các cơ quan hành chính khác.

Hoặc có thể cung cấp các dịch vụ liên quan bao gồm như: Hỗ trợ xử lý hợp đồng hải quan, hỗ trợ phân loại hồ sơ, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

7.4 Môi giới việc làm

Đây là hoạt động của tổ chức chuyên về công thức môi mới, hoặc tư vấn việc làm cho cá nhân người lao động, và những tổ chức hoặc người cần sử dụng lao động.

Các vấn đề có thể cần tư vấn như: Hỗ trợ lựa chọn nghề nghiệp, tư vấn trình độ đào tạo phù hợp cho khả năng và nguyện vọng người lao động. Bên cạnh đó, còn có thể tổ chức lớp đào tạo, mở ra các chương trình, hoặc các dự án về việc làm cho những đối tượng có nhu cầu tìm việc.

7.5 Môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm sẽ còn được hiểu theo luật là việc có thể cung cấp thông tin, hoặc tư vấn cho các bên mua bảo hiểm. Về các sản phẩm bảo hiểm, hay điều kiện bảo hiểm, hoặc các mức phí tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm.

Đơn vị môi giới sẽ thực hiện các công việc liên quan đến việc đàm phán, trao đổi, thu xếp và ký kết hợp đồng bảo hiểm theo các yêu cầu của các đối tượng mua bảo hiểm.

7.6 Uỷ thác thương mại

Uỷ thác thương mại là một trong những hoạt động giữa bên uỷ thác đối với các bên nhận uỷ thác. Theo đó thì các bên nhận ủy thác sẽ thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa trên danh nghĩa của mình. Và giữa 2 bên tổ chức sẽ quyết định các điều kiện đã thỏa thuận với nhau, bao gồm cả về mức thù lao ủy thác.

Điểm khác biệt của hoạt động uỷ thác thương mại và công việc môi giới là:

  • Hợp đồng uỷ thác sẽ phải được thành lập bằng văn bản rõ ràng hoặc thông qua các hình thức khác có giá trị về pháp lý tương đương.

  • Người nhận uỷ thác sẽ dựa trên danh nghĩa của chính mình để bắt đầu tham gia các giao dịch, hoặc để mua bán tài sản.

Kết luận

Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin về khái niệm môi giới là gì cũng như một số các ngành nghề có liên quan đến hoạt động môi giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc môi giới là một trong những ngành nghề mang lại thu nhập khá cao nếu như các bạn biết cách để sử dụng ngôn ngữ của mình và hướng nhu cầu khách hàng một cách hợp lý.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Đường đến đầu tư dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đường đến đầu tư dài hạn

Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

16/01/2024