Tiền pháp định là gì?
Khái niệm tiền pháp định
Tiền pháp định hay tiền định danh là đồng tiền được phát hành bởi Chính phủ của một quốc gia. Tiền pháp định không được hỗ trợ bởi hàng hóa vật chất như vàng hoặc bạc, giá trị của tiền pháp định được gán bởi Chính phủ.
Tiền pháp định tiếng Anh là gì?
Tiền pháp định tiếng Anh là Fiat Money.
Ví dụ về tiền pháp định
Ví dụ tiền pháp định của Việt Nam là Việt Nam Đồng (VNĐ).
Tiền pháp định rất gần gũi với chúng ta như Việt Nam Đồng hay Đô la Mỹ
Lịch sử hình thành đồng tiền pháp định
- Tiền pháp định bắt nguồn từ Trung Quốc và là loại tiền được sử dụng lần đầu trên thế giới.
- Thế kỷ thứ 10 là giai đoạn của sự phát triển tiền pháp định, xuất hiện trong các triều đại như Nguyên, Đường, Tống và Minh.
- Trong thời nhà Đường, việc thiếu hụt kim loại quý đã thúc đẩy sử dụng giấy như một hình thức thế chấp thay thế cho vàng và bạc.
- Thế kỷ 11 chứng kiến sự khan hiếm tiền xu, khiến tiền giấy trở nên phổ biến hơn.
- Thời nhà Tống, sự phát triển kinh tế ở vùng Tứ Xuyên làm tăng tình trạng thiếu hụt tiền đồng, đẩy mạnh việc sử dụng tiền giấy.
- Trong thời nhà Nguyên, tiền giấy chính thức được công nhận là một loại tiền pháp định hợp pháp, mở ra thời kỳ phát triển và sử dụng rộng rãi của tiền pháp định trên toàn thế giới.
Tiền pháp định đã có từ thế kỷ thứ 10
Cách tiền pháp định hoạt động
Cách tiền pháp định hoạt động phụ thuộc vào sự tin tưởng của nhân dân. Việc Chính phủ công nhận làm cho đồng tiền có giá trị và giá trị này được xác nhận bởi công chúng. Cách tiền pháp định hoạt động khác biệt hoàn toàn so với tiền hàng hóa, thứ có giá trị dựa trên bản thân nó.
Giá trị của tiền pháp định được xác định bởi tình hình kinh tế của quốc gia tương ứng. Nếu có lạm phát, đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác. Mặc dù vậy, do đồng tiền pháp định không có giá trị riêng, việc kiểm soát nó cũng dễ dàng hơn cho Chính phủ.
Xem thêm về Giá NET
Tiền pháp định được Chính phủ tạo ra và công nhận
Phân loại tiền pháp định tại các quốc gia khu vực
Tiền pháp định của Việt Nam
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chức năng duy nhất có thẩm quyền phát hành tiền pháp định, được sử dụng như phương tiện thanh toán không có hạn chế trên toàn quốc. Hiện nay, tiền giấy và tiền polymer được sử dụng song song trong hệ thống thanh toán của Việt Nam.
Tiền pháp định tại Mỹ
Ở Mỹ, cả tiền xu và tiền giấy (bao gồm tiền giấy của Cục dự trữ liên bang và giấy bạc lưu thông của Ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng quốc gia) đều được coi là phương tiện thanh toán pháp định cho mọi nghĩa vụ nợ nần, các khoản đóng góp công cộng, thuế và phí.
Tiền pháp định tại Anh
Tại Anh, các đồng xu có mệnh giá 1 Bảng và 2 Bảng được xem là tiền pháp định và không có hạn chế về số lượng trên toàn lãnh thổ. Ngoài ra, tiền giấy cũng được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước.
Tiền pháp định Thuỵ Sĩ
Ở Thụy Sĩ, đồng Franc Thụy Sĩ là loại tiền pháp định duy nhất. Theo đó, các giao dịch thanh toán tối đa có thể được thực hiện bằng tối đa 100 đồng xu Thụy Sĩ, trong khi giấy bạc của ngân hàng cũng được xem là tiền pháp định với số lượng không giới hạn.
Tiền pháp định Khu vực Châu Âu
Tại Khu vực Châu Âu (EU), đồng xu và giấy bạc Euro đã trở thành tiền pháp định được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia kể từ ngày 1/1/2002.
>> Xem thêm: 1 EURO bằng bao nhiều tiền Việt?
Mỗi quốc gia, khu vực sẽ có một loại tiền pháp định khác nhau
Ưu và nhược điểm của tiền pháp định chi tiết
Ưu điểm
Tiền pháp định có các ưu điểm như:
- Kiểm soát tốt cung tiền, giúp Nhà nước và Ngân hàng Trung ương kiểm soát tình hình tài chính quốc gia.
- Tiết kiệm chi phí phát hành so với vàng hay kim loại quý khác.
- Linh hoạt trong việc chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.
- Sử dụng rộng rãi và tiện lợi trong các giao dịch hàng ngày.
- Không phụ thuộc vào dự trữ vàng, giúp tăng tính ổn định và linh hoạt cho hệ thống tài chính quốc gia.
Nhược điểm
Đi cùng với ưu điểm, tiền pháp định cũng có một số nhược điểm như:
- Nguy cơ lạm phát: Nếu không kiểm soát tốt nguồn cung tiền, việc in quá nhiều tiền có thể gây ra lạm phát. Một ví dụ điển hình là Zimbabwe vào những năm 2000, khi Chính phủ nước này in ra một lượng tiền lớn để giải quyết các vấn đề trong xã hội và nền kinh tế. Kết quả là đồng tiền quốc gia này đã mất giá nghiêm trọng, với mức lạm phát vào khoảng 230-500 tỷ phần trăm trong năm 2008.
- Phụ thuộc vào Chính phủ: Tiền định pháp gắn liền với Chính phủ, do đó nếu Nhà nước gặp vấn đề thì giá trị của đồng tiền có thể giảm sút hoặc đồng tiền có thể mất giá trị. Ngoài ra, việc tiền định pháp được kiểm soát bởi Nhà nước cũng khiến cho mức độ minh bạch của nó có thể bị thiếu và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người.
So sánh tiền pháp định và Crypto
Giống nhau
Cả tiền pháp định và Crypto đều không được bảo đảm bởi bất kỳ loại hàng hóa nào và đều được tạo ra với mục tiêu phát triển nền kinh tế tài chính toàn cầu.
Khác nhau
Tiền pháp định | Crypto | |
Đặc điểm | Tồn tại dưới dạng tiền giấy, xu hoặc tiền polymer | Tồn tại dưới dạng tiền ảo, tiền kỹ thuật số |
Đơn vị quản lý | Do Chính phủ kiểm soát | Số cái kỹ thuật, số phi tập trung - Blockchain |
Nguồn cung | Không giới hạn, được quyết định bởi Chính phủ | Nguồn cung giới hạn, được kiểm soát bởi thuật toán |
Dạng tiền | Tiền vật lý như tiền giấy, tiền xu, tiền polymer | Dạng tiền kỹ thuật số, không có đặc điểm vật lý |
Tiền pháp định và Crypto có sự khác nhau nhất định
Một số câu hỏi thường gặp
Đồng tiền pháp định là gì?
Đồng tiền pháp định là loại tiền được Chính phủ của một quốc gia phát hành và quản lý.
Tiền pháp định có giá trị nội tại không?
Tiền pháp định không có giá trị nội tại.
Tiền điện tử pháp định là gì?
Tiền điện tử pháp định là dạng số hóa của tiền pháp định mà được Chính phủ phát hành, để có thể dễ dàng trao đổi qua internet.
Tiền pháp định của Việt Nam là gì?
Tiền pháp định của Việt Nam là Việt Nam Đồng (VNĐ).
Tiền pháp định có từ khi nào?
Tiền pháp định có từ thế kỷ thứ 10.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tiền pháp định, hy vọng bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc của quý khách.
Ngoài ra bạn có thể truy cập Tikop.vn để đọc thêm nhiều Kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!