Dự trữ ngoại hối là gì?
Khái niệm dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối nhà nước hoặc dự trữ ngoại tệ) là lượng ngoại tệ mà ngân hàng nhà nước hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng chủ yếu là ngoại tệ nhằm mục đích sử dụng trong thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
Dự trữ ngoại hối là tài sản ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương, bao gồm:
- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức: Phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được chính phủ giao cho ngân hàng trung ương quản lý trực tiếp.
- Tiền tệ gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà Nước gửi tại ngân hàng trung ương.
- Các nguồn ngoại hối khác.
Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại hối mà một quốc gia đang dự trữ
Dự trữ ngoại hối tiếng Anh là gì?
Dự trữ ngoại hối tiếng Anh là Foreign exchange reserve.
Mục đích nhà nước dự trữ ngoại hối
Giữ ổn định tỷ giá đồng nội tệ
Nhà nước dự trữ ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá đồng nội tệ bằng cách mua hoặc bán tiền tệ của quốc gia, qua đó điều chỉnh tỷ giá nội tệ và duy trì ổn định về tài chính.
Trung Quốc hiện đang giữ ổn định tỷ giá đồng nội tệ do neo đồng Nhân Dân Tệ với USD
Duy trì tính thanh khoản
Dự trữ ngoại hối còn giúp duy trì tính thanh khoản để ứng phó với các đợt khủng hoảng tài chính, trong các giai đoạn khó khăn có thể dùng dự trữ ngoại hối đổi nội tệ để đảm bảo các doanh nghiệp trong nước có thể xuất khẩu với giá thấp nhất có thể.
Đáp ứng nghĩa vụ tài chính quốc tế
Mục đích khác của dự trữ ngoại hối là đáp ứng nghĩa vụ tài chính quốc tế gồm thanh toán nợ, nhập khẩu, hay hấp thụ nguồn vốn luân chuyển đột ngột, tài trợ các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước hoặc cấp vốn cho các dự án phát triển công nghiệp.
>> Xem thêm: Vốn ODA là gì? Cách tăng cường hiệu quả vốn ODA tại Việt Nam
Dự trữ ngoại tệ giúp quốc gia nắm giữ có thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính quốc tế
Tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài
Việc duy trì ổn định nguồn ngoại hối giúp bình ổn tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ. Khi dự trữ ngoại hối tăng mạnh, xếp hạng tín nhiệm của quốc gia cũng tăng lên vì nó cho thấy khả năng trả nợ đầu tư và chính dự trữ ngoại hối cũng là một nguồn lực ổn định tỷ giá trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế. Do đó, việc dự trữ ngoại hối sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
>> Xem thêm: Vốn FDI là gì? Đặc điểm, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến đầu tư
Củng cố niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách dự trữ đủ ngoại hối
Giữ đồng tiền trong nước thấp hơn đồng ngoại tệ
Việc dự trữ ngoại tệ sẽ giúp giữ đồng tiền trong nước thấp hơn đồng ngoại tệ, tăng tính cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá. Chẳng hạn như việc Trung Quốc neo giá trị đồng Nhân Dân Tệ với Đô la Mỹ bằng cách trữ USD sẽ giúp Trung Quốc có hàng hoá xuất khẩu rẻ hơn so với hàng hoá xuất khẩu của Mỹ.
>> Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính tỷ giá hối đoái đầy đủ nhất
Đầu tư, phát triển kinh tế
Nhà nước có thể sử dụng dự trữ ngoại hối để đầu tư và phát triển kinh tế trong nước, bằng cách đầu tư vào các dự án hạ tầng hoặc tài sản khác.
Dự trữ ngoại hối là một nguồn đầu tư và phát triển kinh tế quốc gia
Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Nhà nước có thể dự trữ ngoại hối như một hình thức đầu tư bên cạnh các danh mục đầu tư khai thác, xây dựng và sản xuất, cũng như các loại tài sản khác để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiếu rủi ro.
>> Xem thêm: Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?
Các nguồn hình thành dự trữ ngoại hối
Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối của nhà nước theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 50/2014/NĐ-CP bao gồm:
- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối: Đây là khoản ngoại hối mà Nhà nước đã mua từ ngân sách nhà nước hoặc từ thị trường ngoại hối. Khi nhà nước mua ngoại hối từ ngân sách nhà nước, nó được chuyển từ quỹ ngân sách nhà nước sang dự trữ ngoại hối. Khi nhà nước mua ngoại hối từ thị trường ngoại hối, nó được mua từ các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường ngoại hối.
- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế: Đây là khoản ngoại hối mà Nhà nước đã vay từ các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Khoản ngoại hối này được sử dụng để bảo đảm thanh toán các khoản nợ nước ngoài của nhà nước.
- Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng: Đây là khoản ngoại hối được gửi tiền vào các tài khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Khoản ngoại hối này được sử dụng để đảm bảo thanh toán các khoản nợ nước ngoài của Nhà nước và để hỗ trợ hoạt động kinh tế và tài chính của đất nước.
- Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước: Đây là khoản ngoại hối mà Nhà nước đã thu được từ các khoản sinh lời từ các khoản đầu tư vào dự trữ ngoại hối. Nhà nước đầu tư vào các khoản này để tăng giá trị của dự trữ ngoại hối và tạo ra thu nhập cho Nhà nước.
- Ngoại hối từ các nguồn khác: Đây là khoản ngoại hối mà Nhà nước nhận được từ các nguồn khác, chẳng hạn như từ các khoản trả lại nợ của các quốc gia khác hoặc từ các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, chuyển tiền của người dân và các tổ chức tại Việt Nam. Khoản ngoại hối này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại hối của đất nước và đảm bảo sự ổn định của thị trường ngoại hối.
>> Xem thêm: Ngoại hối (Forex) là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về ngoại hối
Các nguồn cấu thành nên dự trữ ngoại hối
Các tiêu chí đánh giá dự trữ ngoại hối
3 tiêu chí đánh giá dự trữ ngoại hối của một quốc gia bao gồm:
- Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo: Quy mô dự trữ ngoại hối sẽ được tính bằng số tuần nhập khẩu, thể hiện mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo IMF, những đất nước và vùng lãnh thổ có quy mô dự trữ ngoại hối từ 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì sẽ được coi là quốc gia đủ điều kiện dự trữ ngoại hối.
- Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài ở trong nước: Tiêu chí này cho thấy khả năng trả nợ đầu tư nước ngoài và khả năng đối phó của một quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
- Tỷ lệ giữa mức cung tiền rộng và dự trữ ngoại hối: Tỷ lệ này thể hiện khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 10% đến 20% thì được coi là mức tiêu chuẩn cho dự trữ ngoại hối.
Thực trạng dự trữ ngoại hối Việt Nam mới nhất hiện nay
Theo dữ liệu ngày 01/02/2024 của IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt trên 93 tỷ USD, đứng thứ 31 trong bảng thống kê. Trong thông cáo mới nhất được công bố ngày 27/9, tổ chức này ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên mức 98,7 tỷ USD vào cuối năm nay và 110,5 tỷ USD khi kết thúc năm 2024.
Cán cân tổng thể về dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao đồng USD là kênh trú ẩn an toàn khi khủng hoảng?
Tính trú ẩn an toàn của đồng USD thể hiện rõ nhất ở phần dự trữ ngoại hối của các nhà quản lý dự trữ toàn cầu – vốn nằm trong số các nhà đầu tư bảo thủ nhất trên thế giới. Đồng USD chiếm 62% tổng khoản nắm giữ ngoại hối, cao hơn nhiều so với 20% cho đồng euro và chỉ 6% cho đồng yên, theo dữ liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tại sao phải dự trữ ngoại hối?
Việc có dự trữ ngoại hối đủ để thanh toán quốc tế giúp duy trì sự cân bằng trong cán cân thanh toán, tăng cường khả năng thanh khoản và giảm rủi ro về thiếu hụt vốn.
Một mục đích khác của dự trữ ngoại hối là ổn định tỷ giá, bảo vệ đồng tiền quốc gia khỏi các biến động và áp lực từ thị trường tài chính quốc tế.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam là bao nhiêu?
Theo ước tính của Chứng khoán VnDirect và một số đơn vị phân tích trong nước, NHNN đã bán ra khoảng 20% dự trữ ngoại hối, xuống còn khoảng 89 tỷ USD vào cuối năm 2022. Còn theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối năm 2022 ở mức 86,7 tỷ USD.
Quỹ dự trữ ngoại hối là gì?
Dự trữ ngoại hối nhà nước hay còn gọi là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tẹ mà ngân hàng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ.
Tài sản dự trữ ngoại hối là gì?
Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Tăng dự trữ ngoại hối để làm gì?
Lượng dự trữ ngoại hối dồi dào giúp Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa trong việc điều hành chính sách tiền tệ, giúp ổn định tỷ giá, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tạo niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên đây là bài viết Dự trữ ngoại hối là gì? Mục đích dự trữ ngoại hối của nhà nước. Theo dõi Tikop ngay để nhận được các bài viết mới nhất về kiến thức tài chính nhé!