Vốn ODA là gì?
Khái niệm nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA (Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức) là loại viện trợ của được cung cấp bởi các nhà đầu tư nước ngoài cho Nhà nước và nhân dân của các quốc gia đang nhận viện trợ. Đây là một khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, có hoàn lại hoặc không hoàn lại.
>>> Xem thêm: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là gì? Tất tần tật điều cần biết về IMF
Nguồn vốn ODA là một loại viện trợ từ nước ngoài
Ví dụ về vốn ODA
Trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 có 25 dự án vốn vay ODA được triển khai tại Việt Nam, nổi bật nhất là dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên. Đây là một dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản, được cả hai nước quan tâm hàng đầu. Theo dự tính, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3/2024 và đi vào hoạt động từ tháng 7/2024.
Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án sử dụng nguồn vốn ODA
Vai trò của vốn ODA
Các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm chính phủ các nước khác, các tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB,... cho các quốc gia nhận viện trợ cho vay nguồn vốn ODA là để hỗ trợ phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi an sinh xã hội cho các quốc gia này.
Vai trò của nguồn vốn ODA
Phân loại nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Vốn viện trợ không hoàn loại
Vốn viện trợ không hoàn lại là nguồn vốn ODA mà quốc gia nhận viện trợ không cần phải hoàn trả lại dựa trên thỏa thuận của nhà đầu tư.
Vốn viện trợ có hoàn lại
Vốn viện trợ có hoàn lại là nguồn vốn ODA mà quốc gia nhận viện trợ cần phải hoàn trả lại cho nhà đầu tư, lãi suất của khoản vay này thường thấp (dưới 2%) và thời gian trả nợ tương đối dài (từ 25 đến 40 năm).
Vốn viện trợ hỗn hợp
Vốn viện trợ hỗn hợp là kết hợp của hai loại vốn ODA trên, bao gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần viện trợ có hoàn lại. Trong đó, phần vốn không hoàn lại thường chiếm trên 25% tỉ trọng vốn vay.
Đặc điểm chính của vốn ODA
Vốn có nhiều chính sách ưu đãi
Vốn có nhiều chính sách ưu đãi là nguồn vốn ODA có lãi suất thấp hoặc không có lãi, thời hạn trả nợ lên đến 30 năm. Số vốn này sẽ được các nước kém phát triển hoặc đang phát triển sử dụng để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội, giao thông hạ tầng…
Vốn ODA có nhiều chính sách ưu đãi
Vốn hợp tác, phát triển kinh tế và xã hội
Vốn hợp tác, phát triển kinh tế và xã hội có thể là tiền, hàng hoá, hoặc là khoa học kỹ thuật,... Bên nhận viện trợ phải thực hiện theo đúng cam kết là sẽ dùng nguồn vốn được cung cấp để cải thiện cuộc sống của nhân dân. Nguồn vốn này có thể không cần phải hoàn lại.
>>> Xem thêm: FAO là gì? Mục tiêu, vai trò của tổ chức FAO trên Việt Nam, thế giới
Vốn ODA là vốn hợp tác, phát triển kinh tế và xã hội
Có đi kèm các điều kiện
Vốn có đi kèm các điều kiện là vốn ODA có kèm theo các điều kiện và giao ước mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị hoặc địa lý cho nhà đầu tư mà họ đặt ra cho quốc gia nhận viện trợ. Các nhà đầu tư cũng có thể yêu cầu sử dụng nhân sự, dịch vụ hay thiết bị của họ với chi phí không hề rẻ.
Ưu, nhược điểm của vốn ODA với nước được nhận viện trợ
Ưu điểm
Các ưu điểm của vốn ODA có thể kể đến bao gồm:
Không lãi suất hoặc lãi suất thấp (1-2%/năm).
Thời gian vay từ 25 đến 40 năm, thời gian ân hạn lên đến 10 năm.
Luôn có ít nhất 25% tổng số vốn ODA là nguồn vốn không hoàn lại.
Với các ưu điểm trên, nguồn vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng đối với các nước kém phát triển và đang phát triển.
Các ưu điểm của nguồn vốn ODA
Nhược điểm
Vốn ODA thường đi kèm với các lợi ích về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng mà nhà đầu tư mong muốn nhận được từ các nước nhận viện trợ. Điều này dẫn đến một số nhược điểm của vốn ODA như sau:
Các nước nhận viện trợ có thể bị bắt buộc phải mua những mặt hàng mà bên cho vay sản xuất với giá cao, kể cả khi chúng là mặt hàng không cần thiết.
Vốn ODA có thể được cho vay dưới dạng tiền, nhưng cũng có thể là các hàng hoá và dịch vụ không cần thiết đối với nước đi vay.
Các nước nhận viện trợ thiếu khả năng điều phối và trình độ quản lý nguồn vốn ODA có thể sẽ gây ra nợ nần.
Các nước nhận viện trợ có thể bị mất tự chủ và trở nên phụ thuộc khi các danh mục dự án dùng đến vốn ODA đều phải thông qua sự đồng ý của bên cho vay.
Một số nhược điểm cần lưu ý của nguồn vốn ODA
Những dự án được ưu tiên cấp phép sử dụng vốn ODA
Dựa theo quy định tại Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho các loại hình vốn khác nhau như sau:
Với vốn vay ODA hoàn lại
Vốn vay ODA hoàn lại là loại vốn được ưu tiên sử dụng cho các dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và các hạ tầng kinh tế thiết yếu. Điều đáng lưu ý là các dự án này phải có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Xem thêm về đầu tư công
Dự án ưu tiên cấp phép sử dụng vốn ODA có hoàn lại
Với vốn ODA không hoàn lại
Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để:
Thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đạt mục tiêu tăng cường năng lực.
Hỗ trợ xây dựng chính sách an sinh xã hội, hoặc cải cách các thể chế pháp luật.
Thực hiện các công tác phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm hoạ và đối phó với các dịch bệnh.
Thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.
Thực hiện tăng trưởng xanh.
Những quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam
Nhật Bản và Liên minh châu Âu là hai nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam trong số các nhà tài trợ đầu tư vào nước ta.
Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam. Số vốn tài trợ của họ chiếm đến 40% trong tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
Liên minh châu Âu là nhà tài trợ lớn thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Số vốn tài trợ của họ chiếm 13.24% tổng nguồn vốn viện trợ nước ngoài vào năm 2012. Trong đó, 32.5% nguồn vốn là vốn tài trợ không hoàn lại.
Hai nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam
Cách tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Xác định đầu tư, mục tiêu chiến lược cụ thể
Cần phải xác định định hướng đầu tư với các mục tiêu chiến lược cụ thể để thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA sao cho phù hợp với mức thu nhập trung bình thấp của Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên sử dụng hơn, không nên phân bổ dàn trải nguồn lực này để tránh tâm lý ỷ lại, không tích cực tìm kiếm các nguồn vốn khác.
Tăng cường nguồn vốn đối ứng
Để tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng dành cho các công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư của các dự án đầu tư xây dựng, Việt Nam cần thực hiện tốt các bước sau:
Xác định thứ tự các dự án đầu tư ưu tiên phù hợp với nguồn vốn đối ứng.
Phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách khoa học, có hệ thống.
Lên kế hoạch trung hạn cho các kế hoạch đầu tư nguồn vốn đối ứng đối với nguồn vốn ODA.
Dựa theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nghiêm túc việc thẩm định doanh nghiệp, quy trình thẩm định vốn cũng như phê duyệt văn kiện của các dự án, đảm bảo quy mô của dự án phù hợp với khả năng bố trí vốn đối ứng.
Xây dựng các giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA làm vốn đối ứng hữu hiệu.
Tái cơ cấu danh mục dự án nếu cần để tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng.
Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý
Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý và điều phối vốn ODA để trở nên tự chủ, tránh phụ thuộc vào viện trợ, đồng thời giúp sử dụng nguồn vốn với hiệu quả tối đa.
Có thể tạo điều kiện phát triển cho các cơ quan quản lý liên quan đến việc điều phối và sử dụng nguồn vốn ODA bằng cách nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của họ đối với dự án. Đồng thời phải khuyến khích và vận động để các chuyên gia tham gia vào dự án, hỗ trợ các bên liên quan đến dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
Cần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý việc sử dụng vốn ODA
Tăng cường hợp tác Công - Tư
Nhà nước có thể tăng cường hợp tác công - tư bằng cách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước dựa trên nguồn vốn ODA. Việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Tăng cường hợp tác công - tư để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn ODA
Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng vốn
Nhà nước cần thực hiện theo dõi và đánh giá tình hình sử dụng vốn thường xuyên. Quá trình này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý một cách đồng bộ, có hệ thống và minh bạch. Ngoài ra, cũng cần điều chỉnh các thủ tục trong quy trình quản lý nguồn vốn cũng như các thứ tự đầu tư ưu tiên sao cho thích hợp với tình hình phát triển của Việt Nam hiện tại.
Một số câu hỏi về nguồn vốn ODA
ODA là viết tắt của từ gì?
ODA là viết tắt của Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức. Vốn ODA tức là vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Vay vốn ODA là gì?
Vay vốn ODA là quá trình các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp nguồn vốn ODA cho các nước nhận viện trợ.
Ai cung cấp vốn ODA?
Các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp vốn ODA bao gồm các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ của các quốc gia khác hoặc là các tổ chức kinh tế thế giới.
Quốc gia nào được nhận vốn ODA?
Các quốc gia được nhận vốn ODA thường là quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển, có thể trao đổi lợi ích với bên cho vay hoặc không.
Vốn ODA sử dụng nhằm mục đích gì?
Vốn ODA thường được sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và cải thiện các chính sách an sinh xã hội của nước nhận viện trợ.
Trên đây là bài viết Vốn ODA là gì? Cách tăng cường hiệu quả vốn ODA tại Việt Nam. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, hi vọng Tikop đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết khác về Kiến thức tài chính nhé!