FAO là gì?
Khái niệm FAO
FAO là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay còn có tên gọi khác là Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc. Tính đến năm 2023, FAO có tổng cộng 195 thành viên (194 quốc gia và Liên minh Châu Âu).
FAO là gì?
Nguồn gốc của tổ chức FAO
FAO được thành lập tại Canada vào ngày 16 tháng 10 năm 1945, là một trong số những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, nhằm hỗ trợ nâng cao mức sống của người dân tại các nước thành viên. Năm 1951, trụ sở chính của FAO được chuyển về Roma, Ý.
Mục tiêu của tổ chức FAO
Xoá đói
Tại các quốc gia còn nạn đói, chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch, tổ chức FAO mang đến sự trợ giúp. FAO thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bằng việc khuyến khích phát triển nông thôn, nâng cao đời sống của người dân, tổ chức tăng cường sản xuất, cải thiện thị trường, cải thiện phân phối sản phẩm.
>> Xem thêm: 14 cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có cuộc sống tốt hơn
Cải thiện năng suất nông nghiệp
FAO ứng dụng đổi mới công nghệ để nâng cao sản xuất nông nghiệp, đưa ra các giải pháp trợ giúp, đối phó trước những rủi ro mà ngành nông nghiệp hay mắc phải như bệnh thực vật, động vật; sự biến đổi thời tiết; căng thẳng thương mại;...
Mục tiêu của tổ chức FAO là gì?
Giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng
FAO tổ chức cứu trợ và cải tạo nguồn cung thực phẩm để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hay cạn kiệt thực phẩm do thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh,.... Bên cạnh đó, FAO cò đưa ra các khuyến cáo về tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm ở các nước trên thế giới, đề ra các quy chuẩn về dinh dưỡng mới, hạn chế vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em,...
Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý
FAO đưa ra các đề xuất sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, vừa đảm bảo nguồn lương thực vừa không phí phạm hay gây tổn hại đến các nguồn tài nguyên.
Vai trò của tổ chức FAO
Đối với thế giới
Vai trò của FAO đối với thế giới bao gồm:
- FAO đóng vai trò đẩy mạnh nguồn cung lương thực thực phẩm; nâng cao năng suất sản xuất tại các nước nông nghiệp; duy trì dự trữ lương thực, nông sản; đảm bảo không thiếu hụt lương thực.
- FAO nâng cao đời sống của người dân ở các nước thành viên bằng việc cải thiện dinh dưỡng, cải thiện nguồn cung lương thực, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và giảm thiểu mất an ninh lương thực.
- FAO nỗ lực giải phóng người dân khỏi nạn đói, tổ chức chi viện hỗ trợ khi các nước gặp phải khó khăn về lương thực, tạo điều kiện để các quốc gia phát triển khả năng tự cung lương thực.
Vai trò của tổ chức FAO.
Đối với Việt Nam
Gia nhập tổ chức FAO từ năm 1975, Việt Nam đã có nhiều bước tiến như kiểm soát dịch bệnh, phát triển chính sách nông nghiệp, trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia. Nhờ sự hỗ trợ và thúc đẩy của FAO, số liệu xuất khẩu qua từng năm không ngừng đi lên, trở thành một trong số những quốc gia xuất khẩu gạo và hạt đứng đầu Đông Nam Á.
>> Xem thêm: Top 11 kênh đầu tư tài chính online phổ biến nhất 2023
Các dự án hoạt động, hợp tác nổi bật của FAO
Quỹ Uỷ thác (TF)
FAO quản lý và điều hành quỹ Ủy thác, nhận viện trợ từ các tổ chức và các quốc gia trên thế giới nhằm theo đuổi các mục tiêu đã đề ra.
Chương trình hợp tác kỹ thuật (TCP)
FAO cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật để trợ giúp các nước thành viên phát triển sản xuất, trích từ ngân sách thường xuyên của tổ chức.
FAO có rất nhiều dự án nổi bật.
Sáng kiến Chương trình Lương thực truyền thông (TeleFood)
Bắt đầu từ năm 1997, chương trình này được FAO tổ chức nhằm thu hút tài chính cho các dự án xóa đói nghèo và nâng cao nhận thực của người dân.
Các dự án của UNDP
FAO giữ vai trò điều hành và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, con người,... cho các dự án của của UNDP với vai trò là thành viên thứ ba
Thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam và FAO
Sự liên kết bền vững của Việt Nam và FAO đã giúp thu được những thành tựu to lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, FAO đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện hơn 100 dự án, với số tiền hỗ trợ lên đến 100 triệu USD. FAO dành cho Việt Nam sự giúp đỡ tập trung vào An ninh lương thực và dinh dưỡng, xây dựng các chương trình quốc gia về dinh dưỡng và an ninh lương thực, triển khai các dự án ứng phó với dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu,...
Quan hệ hợp tác khăng khít giữa FAO và Việt Nam.
Thông qua FAO, Việt Nam đã ký thỏa thuận và cử hơn 300 chuyên gia sang công tác tại các nước, đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp. Sự hợp tác hiệu quả giữa FAO, Việt Nam và các nước thành viên đóng góp vào sự phát triển bền vững của thế giới.
Trong tương lai, FAO và Việt Nam hướng tới tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, tăng cường hợp tác để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ tài nguyên, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, bên cạnh đó xây dựng hệ thống phòng chống bệnh dịch nông nghiệp.
Những câu hỏi thường gặp về FAO
FAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
FAO là tên viết tắt của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc).
FAO có bao nhiêu thành viên?
Tính đến tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên.
Việt Nam gia nhập FAO vào ngày tháng năm nào?
Việt Nam gia nhập FAO vào năm 1975. Đến 1978, FAO mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về tổ chức FAO. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật kiến thức tài chính bổ ích nhé!