Định giá cổ phiếu là gì?
Khái niệm định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu là quá trình xác định giá trị thực của một loại cổ phiếu bằng cách đánh giá chúng ở mức giá bao nhiêu tiền, có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không. Các nhà đầu tư sẽ dựa trên đó làm căn cứ ra quyết định đầu tư.
Định giá cổ phiếu là gì?
Ví dụ về định giá cổ phiếu
Khi định giá cổ phiếu của công ty A xứng đáng được 30.000 đồng, nhưng hiện cổ phiếu chỉ mới 25.000 đồng trên thị trường thì khi đầu tư mã cổ phiếu này có khả năng đem lại lợi nhuận cao.
Định giá cổ phiếu tiếng Anh là gì?
Định giá cổ phiếu trong tiếng Anh gọi là Stock Valuation.
Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu
Tại sao phải định giá cổ phiếu? Định giá cổ phiếu mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Đối với doanh nghiệp: Định giá cổ phiếu là bước quan trọng đối với công ty cổ phần khi muốn huy động vốn, chào bán cổ phiếu hay nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.
- Đối với nhà đầu tư: Giúp nhà đầu tư biết được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi lớn để đầu tư. Khi thị giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị thì nên mua vào cổ phiếu và ngược lại.
Định giá cổ phiếu có ý nghĩa như thế nào?
10 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Đây là phương pháp định giá cổ phiếu dựa theo hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập, với công thức như sau:
Giá cổ phiếu = EPS x P/E
Trong đó:
- P/E: Hệ số giá cổ phiếu chia cho thu nhập của một cổ phiếu
- EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Ví dụ: một công ty A làm trong ngành kinh doanh thiết bị điện tử có hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập là 15.82. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1,700 VNĐ. Vậy giá cổ phiếu là 15.82 x 1,700 = 26,894 VNĐ.
Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
Đây là phương pháp định giá cổ phiếu hiện tại thông qua việc dự đoán dòng tiền trong tương lai với tỷ suất chiết khấu phù hợp. Công thức tính:
PV = FV/[(1+r)^n]
Trong đó:
- r: Lãi suất chiết khấu
- n: Số năm đầu tư
- PV: Giá trị thực của cổ phiếu
- FV: Giá trị của cổ phiếu trong tương lai
Ví dụ: công ty A được dự đoán trong tương lai tạo ra dòng tiền là 50.000.000 VNĐ/ năm với tỷ suất sinh lợi 10%. Khi đó giá trị hiện tại PV = 50.000.000 / (1 + 0,1)^5 = 31,046,066 VNĐ.
Phương pháp định giá cổ phiếu được nhiều người sử dụng.
Phương pháp định giá cổ phiếu theo phương pháp FCFF
FCFF (dòng tiền tự do cho doanh nghiệp) là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ đi các khoản đầu tư và trừ hết các chi phí).
FCFF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + Điều chỉnh lãi suất – Chi phí vốn
Nếu FCFF < 0: Dòng tiền tạo ra không đủ để chi trả cho nhu cầu. Nếu FCFF> 0: Dòng tiền tạo ra đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và vẫn còn dư.
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu cổ tức
Phương pháp định giá này sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt để tính giá cổ phiếu. Công thức tính:
Giá cổ phiếu = Cổ tức bằng tiền/Chiết khấu dòng tiền
Ví dụ: Doanh nghiệp B chi trả cổ tức bằng tiền là 5,000 VNĐ với chiết khấu là 20% thì giá cổ phiếu sẽ là 25,000 VNĐ.
Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số P/B
Tỷ số P/B so sánh giá của một cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B thấp tức là cổ phiếu đang được định giá thấp và ngược lại.
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/Giá trị trên sổ sách của cổ phiếu
Phương pháp định giá cổ phiếu bằng P/S
Chỉ số P/S giúp đo lường giá cổ phiếu dựa trên doanh thu của mỗi cổ phần. Công thức như sau:
P/S = Giá của cổ phiếu/Doanh thu trên mỗi cổ phần
Trong đó, doanh thu mỗi cổ phần chính là tổng doanh thu chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành. Chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn, có thể dùng định giá những công ty thua lỗ vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận. Nhược điểm là chỉ số P/S có thể cung cấp thông tin về bán hàng chứ không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí.
Có nhiều công thức định giá cổ phiếu.
Cách định giá cổ phiếu dựa vào PEG
PEG là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu với công thức tính:
PEG = PE/G
Trong đó:
- PE: Là chỉ số P/E.
- G: Tốc độ tăng trưởng cổ phiếu
Nếu PEG < 1, cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị mà nó mang lại. Nếu PEG > 1, cổ phiếu đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực của nó.
Áp dụng Benjamin Graham để định giá cổ phiếu
Phương pháp Benjamin Graham định giá cổ phiếu bằng cách tính lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu và thư giá trên mỗi cổ phiếu, định giá khá chính xác.
Công thức 1
V = EPS x (8.5+2g)
Công thức 2
V = (EPS x (7+1.5g) x 4.4)/y
Công thức 3
V = (22.5 x EPS x BVPS)^(½)
Trong đó:
- V: Là giá thực của cổ phiếu.
- EPS: Lợi nhuận ròng của mỗi cổ phiếu
- 8.5: Là tỷ lệ P/E của một cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập bằng 0%
- g: Tốc độ tăng trưởng bình quân dài hạn.
- y: Lãi suất trái phiếu công ty xếp hạng tốt 20 năm tại thời điểm tính.
- BVPS: Thư giá trên mỗi cổ phần
Ví dụ: Cổ phiếu A có chỉ số EPS là 5,000 VNĐ/cổ phiếu. Giả định g = 7%/năm (trung bình từ 5 – 10 năm), y = 5. BVPS = 10,000 đồng. Ta có:
Công thức 1: V = 5,000 x (8.5 + 2×7) = 112,500 VNĐ
Công thức 2: V = [5,000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/5 = 99,000 VNĐ
Công thức 3: V = (22.5 x 5,000 x 10,000) ^ (½) = 33,541 VNĐ
Do giá cổ phiếu luôn biến động nên giá cổ phiếu X nằm trong khoảng từ 33,541 đồng đến 112,500 đồng.
Cách định giá cổ phiếu dựa vào EV/EBIT
EV/EBIT giúp xác định giá trị của một doanh nghiệp. Chỉ số EV/EBIT < 10 được cho là tốt và nên đầu tư.
Công thức tính:
EV/EBIT = EV/EBIT
Trong đó:
- EV: Giá trị doanh nghiệp (Vốn hóa + Tổng nợ – Tiền mặt và các khoản tương đương)
- EBIT: Phần lợi nhuận trước khi tính thuế và lãi vay
Ví dụ: Doanh nghiệp B có vốn hoá là 10,000 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ là 5,000 tỷ đồng. Tổng tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 2,000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 8,000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay là 1,000 tỷ đồng. EV/EBIT = (10,000 + 5,000 – 2,000)/(8,000 + 1,000) = 1,89 < 10
Kết hợp tốc độ tăng trưởng và cổ tức
Đây là phương pháp kết hợp giữa tỷ suất cổ tức và tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu. Nên tìm hiểu các phương pháp định giá cơ bản để bổ sung kiến thức trước khi áp dụng phương pháp này.
Công thức tính:
(R + G)/PE > 1.5
Trong đó:
- R: Tỷ suất cổ tức (Cổ tức bằng tiền/ Giá thị trường của cổ phiếu)
- G: Tốc độ tăng trưởng dài hạn
- PE: Chỉ số P/E của cổ phiếu.
Ví dụ: Một công ty có EPS 12 tháng gần nhất là 2,000 VNĐ/cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu được dự đoán là 10%/năm. Thị giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm là 10%, tức là 200 đồng. Tỷ suất cổ tức R = 2,000/10,000 = 5 (%). Chỉ số PE = 10,000/2,000 = 5.
(R + G)/PE = (5 + 10)/5 = 3 > 1.5. Đây là dấu hiệu bạn nên mua loại cổ phiếu này.
Những yếu tố tác động tới việc định giá cổ phiếu
Chính trị - Kinh tế
Tác động từ nền kinh tế quốc gia, kinh tế thế giới và tình hình chính trị ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi nền kinh tế phát triển, giá cổ phiếu có xu hướng tăng và ngược lại, giá cổ phiếu có xu hướng giảm nếu nền kinh tế đi xuống.
Nhiều yếu tố tác động đến việc định giá cổ phiếu.
Quy luật cung - cầu
Cổ phiếu có lượng cầu cao, nhiều người quan tâm muốn mua thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên. Ngược lại, khi cổ phiếu không có người mua thì giá sẽ lao dốc.
>> Xem thêm: Cung cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của quy luật cung cầu
Không có công thức áp dụng chung
Vì có nhiều cách để định giá nên nếu mỗi nhà đầu tư tự chọn cho mình những cách định giá riêng thì sẽ có sai lệch về giá cổ phiếu. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư sẽ đưa ra các định đầu tư không giống nhau.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt và doanh thu cao thì khả năng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai. Ngược lại, khi công ty làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
Chính sách lãi suất
Vì có thể định giá cổ phiếu bằng các phương pháp liên quan đến lãi suất nên việc điều chỉnh chính sách lãi suất cũng ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu. Cần hết sức lưu ý sự thay đổi của các chính sách lãi suất.
Tâm lý khi đầu tư
Là thị trường rất nhạy cảm với thông tin, chỉ cần một vài thông tin nhỏ xuất hiện cũng làm ảnh hưởng đến thị trường. Các nhà đầu tư cần phải có sự sáng suốt, biết chọn lọc thông tin chính thống để bị các tin tức sai lệch dẫn dắt đến các quyết định đầu tư kém hiệu quả.
Yếu tố tâm lý rất quan trọng trong đầu tư.
Các phần mềm định giá cổ phiếu cho nhà đầu tư
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ nhà đầu tư định giá cổ phiếu.
- Định giá cổ phiếu qua phần mềm Excel: Để định giá cổ phiếu bằng Excel, bạn cần tổng hợp những dữ liệu cần thiết rồi nhập lên hệ thống, sau đó tiến hành xác định giá cổ phiếu qua các bảng biểu. Excel giúp thiết kế dữ liệu định giá theo số liệu và xuất dữ liệu để chia sẻ với mọi người. Nhược điểm là khá mất thời gian trong việc nhập liệu.
- Định giá cổ phiếu qua phần mềm DiscoverCI: Phần mềm này giúp nhà đầu tư sàng lọc hàng triệu mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đa dạng các công cụ phân tích, giao diện thân thiện dễ thao tác. Tuy nhiên để sử dụng hết tính năng của DiscoverCI thì phải trả phí.
- Định giá cổ phiếu qua ứng dụng Vietstock: Ứng dụng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để tìm kiếm các mã cổ phiếu tốt, có tốc độ tăng trưởng trên thị trường, đồng thời giúp nhà đầu tư theo dõi được các chỉ số chính trên sàn của cổ phiếu. Vietstock tổng hợp dữ liệu từ những công ty chứng khoán trên thị trường, phân loại cổ phiếu theo nhóm dễ sàng lọc. Nhược điểm của phần mềm này là hay gặp phải lỗi trong quá trình sử dụng.
- Định giá cổ phiếu bằng phần mềm Stock Rover: Phần mềm này sàng lọc cổ phiếu chất lượng phù hợp tiêu chí bằng biểu đồ, đo lường hiệu suất danh mục đầu tư, hỗ trợ quản lý danh mục cổ phiếu, dự đoán có tỷ lệ chính xác cao. Nhược điểm là chưa hỗ trợ tiếng Việt, nhà đầu tư cần phải biết tiếng Anh.
- Định giá qua phần mềm TC2000: Sở hữu nhiều công cụ phân tích tài chính đa dạng với tính năng xây dựng biểu đồ, bảng dữ liệu giúp cho việc sàng lọc cổ phiếu một cách dễ dàng, TC200 thích hợp với nhà đầu tư F0 bởi tính năng dễ sử dụng, các công cụ sàng lọc và tìm kiếm được đánh giá là khá chính xác.
Nên chọn phần mềm phù hợp để định giá cổ phiếu.
Những lưu ý quan trọng khi định giá cổ phiếu
Khi tiến hành định giá cổ phiếu, nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và không ngừng cập nhật trau dồi vì đây là một thị trường nhiều biến động. Bên cạnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư đi trước sẽ giúp những nhà đầu tư mới tránh được những sai lầm không đáng có.
Một số câu hỏi thường gặp
Mệnh giá cổ phiếu là gì?
Mệnh giá cổ phiếu là giá trị mà công ty phát hành ấn định cho tờ cổ phiếu đó và được ghi rõ trên tờ cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu là gì?
Thị giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Thư giá cổ phiếu là gì?
Thư giá cổ phiếu là giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu.
Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì?
Giá trị nội tại là thuật ngữ chỉ giá trị thực của một cổ phiếu, khác với thị giá cổ phiếu hay thư giá cổ phiếu.
Ai quyết định giá cổ phiếu?
Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách tài chính của thế giới,...
Giá cổ phiếu được xác định như thế nào?
Có nhiều phương pháp để xác định giá cổ phiếu, thường dựa vào các chỉ số như lợi nhuận, cổ tức, tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu,... để định giá.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất vế định giá cổ phiếu. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật thông tin chứng khoán bổ ích nhé!