Chỉ số PEG là gì?
PEG (viết tắt của Price Earnings to Growth) là một chỉ số để định giá cổ phiếu dựa vào mức độ tăng trưởng của thu nhập từ chính cổ phiếu đó. Chỉ số PEG so sánh tỷ lệ P/E so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu - EPS.
PEG cho biết giá cổ phiếu có phù hợp với khả năng sinh lời hay không và có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng ngành hoặc cùng khu vực. Chỉ số PEG càng thấp, cổ phiếu càng được đánh giá là rẻ so với tiềm năng tăng trưởng. Từ đó, giúp nhà đầu tư xem xét để ra quyết định đầu tư.
PEG là tên viết tắt của Price Earnings to Growth
Cách tính PEG chi tiết nhất
Công thức tính PEG thông thường
Công thức tính:
PEG = (P/E)/G
Trong đó:
P/E (Price/Earning): Thể hiện tỷ lệ giá thị trường với thu nhập một cổ phiếu.
G: Đo lường tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ cổ phiếu trong tương lai.
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu A có P/E là 12 và G là 20%.
PEG của A là 12/20 = 0.6
Thông thường, P/E được xác định bằng số cụ thể còn chỉ số G là biến số. Tức là G có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng hoặc dựa vào kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo.
Cách tính chỉ số PEG trong chứng khoán
Xem thêm: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn là gì? Kinh nghiệm cho nhà đầu tư F0
Công thức tính PEG sau khi điều chỉnh
Thông thường, với các doanh nghiệp ngành năng lượng, tiện ích có hoạt động kiếm lời thấp khiến chỉ số PEG lớn hơn 1. Tuy nhiên, chỉ dựa vào cách tính PEG thông thường và đánh giá doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả là chưa chính xác.
Bởi trên thực tế, các doanh nghiệp này vẫn đang hoạt động ổn định. Do đó, công thức tính chỉ số PEG điều chỉnh ra đời để giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả bởi những cổ phiếu này.
Công thức tính:
Chỉ số PEG điều chỉnh = (P/E) / (G + tỷ suất cổ tức Y)
Ví dụ:
Công ty Cổ phần Điện lực 3 (PIC) hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, tiện ích, có mức tăng trưởng ổn định nhưng không cao. PIC có giá thị trường là 13.400/cổ phiếu, PIC là 1.073đ/cổ phiếu, P/E = 12.49.
Tốc độ tăng trưởng của PIC trong năm tới dự kiến 6% thì PEG = 2.08 > 1
Điều này cho thấy công ty có mức định giá cao so với tốc độ tăng trưởng của PIC. Lúc này chỉ số PEG có thể điều chỉnh như sau:
PEG điều chỉnh = 12.49 / (6+8) = 0.89 < 1.
Dựa vào chỉ số PEG đã điều chỉnh, cổ phiếu PIC được đính giá rẻ hơn so với cách tính thông thường.
Chỉ số PEG sau khi được điều chỉnh
Đọc ngay: Đầu tư chứng khoán dài hạn là gì? Chiến lược đầu tư hiệu quả nhất
Ý nghĩa của chỉ số PEG khi đầu tư chứng khoán
Chỉ số PEG < 1
Chỉ số PEG nhỏ hơn 1 có nghĩa là giá cổ phiếu thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Hay có thể hiểu là công ty đang bị định giá thấp hơn so với tiềm năng thực tế. Lúc này, nhà đầu tư không đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
Chỉ số PEG = 1
Lúc này, giá trị của cổ phiếu phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng EPS của doanh nghiệp. Chỉ số PEG bằng 1 cho thấy doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng ổn định và bền vững, không gặp quá nhiều rủi ro hay cạnh tranh.
Khi gặp trường hợp này, nhà đầu tư không nên mua hay bán cổ phiếu ra thị trường mà đợi chờ cơ hội sinh lời cao hơn.
Xem thêm: Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt
Chỉ số PEG > 1
Khi PEG lớn hơn 1, cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thực tế. Với người có kinh nghiệm sẽ ít đầu tư vào các cổ phiếu này bởi rủi ro thua lỗ cao.
Tuy nhiên, chỉ số PEG không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá giá trị của cổ phiếu. Mà phải xem xét các yếu tố khác như ngành nghề, vị thế thị trường, chiến lược kinh doanh, rủi ro và tiềm năng của doanh nghiệp.
Chỉ số PEG giúp định giá và đánh giá cổ phiếu
Chỉ số PEG bao nhiêu là tốt để đầu tư?
Với những chuyên gia tài chính có chuyên môn và kinh nghiệm, các mã cổ phiếu có PEG từ 1 đến 1.5 được coi là tốt nhất với nhóm ngành nghề ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Thông thường, nhà đầu tư sẽ lựa chọn bán cổ phiếu có chỉ số PEG cao và ưu tiên mua cổ phiếu có PEG thấp. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét chỉ số PEG theo từng ngành nghề, từng doanh nghiệp và từng thời điểm.
Nhược điểm của chỉ số PEG với doanh nghiệp
Chỉ số PEG có những nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý:
Chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp: Chỉ số phụ thuộc vào dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu dự báo quá cao hoặc quá thấp so với thực tế, chỉ số PEG sẽ không chính xác.
Không đánh giá chung cho các ngành: Mỗi ngành có mức tăng trưởng và mức định giá dẫn đến PEG khác nhau. Nếu so sánh chỉ số PEG của các doanh nghiệp khác ngành, nhà đầu tư có thể bị sai lệch trong việc đánh giá giá trị thực của cổ phiếu.
Không phải là tiêu chí duy nhất để quyết định đầu tư: Chỉ số PEG không tính đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như: Tính rủi ro, cơ cấu vốn, chi phí vốn, chính sách cổ tức… Do đó, chỉ số PEG chỉ là một trong nhiều công cụ định giá doanh nghiệp.
Chỉ số PEG chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp
Xem ngay: Đầu tư chứng khoán là gì? Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán
Cách tra cứu PEG khi đầu tư
Để tra cứu chỉ số PEG, nhà đầu tư cần quan tâm tới 2 chỉ số là P/E và G. Trong khi P/E mang tính chính xác cao vì chỉ số này căn cứ vào số liệu cũ của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ số G lại dựa vào kết quả trong tương lai và được coi là biến số. Để tra cứu PEG chính xác nhất, các chuyên gia tài chính đã gợi ý như sau:
Dựa vào công thức tính AAGR (tốc độ tăng trưởng trung bình) hoặc CAGR (tốc độ tăng trưởng kép) để điều chỉnh kết quả EPS chính xác nhất.
Trên các báo cáo, tài liệu, nhà đầu tư có thể dùng số tăng trưởng dự phóng theo ngành để điều chỉnh EPS theo lợi thế cạnh tranh.
Dựa vào bản kế hoạch được doanh nghiệp xây dựng để làm căn cứ tính chỉ số EPS.
Lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG
Chỉ số PEG là một công cụ phân tích tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ hấp dẫn của một cổ phiếu so với các cổ phiếu khác. Tuy nhiên, PEG không phải là công cụ hoàn hảo và không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Khi sử dụng chỉ số PEG, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Nghiên cứu kỹ thông tin liên quan: Tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp, ngành nghề, thị trường. Nhà đầu tư không nên dựa vào chỉ số PEG một cách cơ hội mà phải có sự phân tích toàn diện và đồng bộ về doanh nghiệp.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Nhà đầu tư cần lắng nghe, học hỏi và tìm hiểu từ các đơn vị, cá nhân có chuyên môn để có cái nhìn khách quan và đa chiều về chỉ số PEG. Bạn cũng không nên tin vào những thông tin thiếu minh bạch, sai lệch hoặc có chủ ý đánh lừa.
Không kỳ vọng quá cao vào chỉ số PEG: Nhà đầu tư không nên coi PEG là tiêu chí duy nhất để quyết định đầu tư. PEG chỉ là một trong nhiều chỉ số phân tích cơ bản và có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn cần linh hoạt và điều chỉnh chiến lược đầu tư theo tình hình thực tế.
Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ thị trường và kết hợp với chỉ số PEG
Xem ngay: Có nên đầu tư Chứng khoán không?
Những câu hỏi thường gặp về chỉ số PEG
Chỉ số PEG là gì trong Crypto?
Trong lĩnh vực Crypto, PEG là cách mà một đồng tiền ảo được neo giá vào một đồng tiền Fiat hoặc một tài sản nào đó.
Chỉ số PEG là gì trong chứng khoán?
Trong lĩnh vực chứng khoán, chỉ số PEG giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư định giá cổ phiếu để đánh giá các cổ phiếu tiềm năng.
Cần phải làm gì khi chỉ số PEG âm?
Khi chỉ số PEG âm bởi một trong hai nguyên nhân sau đây:
Giá trị P/E bị âm: Điều này thể hiện doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
Giá trị G âm: Dự đoán xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai có thể thấp hơn trong thời điểm nào đó.
Do đó, khi gặp phải chỉ số PEG âm, bạn nên sử dụng các phương pháp khác để định giá cổ phiếu doanh nghiệp. Ví dụ như: Dòng tiền khấu trừ, giá trị tài sản ròng hay tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Mất PEG là gì?
Mất PEG là thuật ngữ trong lĩnh vực Crypto chỉ trường hợp đồng tiền ảo không giữ được giá trị cố định mong muốn.
Như vậy, bài viết giúp bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm PEG là gì và những thông tin liên quan tới chỉ số PEG trong chứng khoán, Crypto. Hy vọng với những chia sẻ của Tikop, các nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức để tham gia thị trường đầu tư một cách vững vàng. Tham khảo ngay chuyên mục Kiến thức chứng khoán của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết khác.