Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán, hay phí môi giới chứng khoán là phí nhà đầu tư phải trả cho các công ty chứng khoán sau mỗi giao dịch mua bán chứng khoán thành công thông qua công ty chứng khoán đó.
Nhà đầu tư phải trả khoản phí cho các công ty chứng khoán
Quy định về mức phí phí giao dịch chứng khoán
Tại Thông tư 102/2021/TT-BTC, mức phí trần được Bộ Tài chính quy định là 0,45% giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu.
Mức phí giao dịch chứng khoán hiện nay giao động trong khoảng 0.1 đến 0.35%, tùy quy định của riêng mỗi công ty chứng khoán. Thông thường, khi giao dịch các giao dịch có giá trị càng lớn, phí giao dịch sẽ càng nhỏ. Ngoài ra, các khách hàng thân thiết, khách hàng đặc biệt sẽ có những ưu đãi về phí giao dịch chứng khoán.
Mức phí giao dịch chứng khoán giao động khoảng 0.1% đến 0.35%
Các loại phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch
Phí giao dịch là khoản phí nhà đầu tư phải trả cho các giao dịch mua và bán các sản phẩm chứng khoán. Phí giao dịch sẽ được tính khi đặt lệnh và trừ khi khớp lệnh thành công.
Ví dụ:
Khi nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu HPG với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, phí giao dịch của công ty chứng khoán là 0.25%, thì:
Số tiền nhà đầu tư phải bỏ ra mua cổ phiếu sau khi đã tính cả phí giao dịch = (1.000 * 30.000) + (1.000 * 30.000) * 0.25% = 30.075.000 VNĐ
Phí lưu ký
Phí lưu ký là khoản phí trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi bảo quản, chuyển giao, ký gửi và được ghi nhận sở hữu chứng khoán trên hệ thống tài khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.Phí lưu ký sẽ được công ty chứng khoán thu hộ cho Trung tâm lưu ký chứng khoán vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng.
Tại Thông tư số 127/2018/TT-BTC ban hành ngày 12/12/2018 quy định về phí lưu ký chứng khoán: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm: 0.3 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm/tháng
Ví dụ:
Bạn nắm giữ 1.000 cổ phiếu HPG, vậy phí lưu ký hàng tháng của bạn sẽ là:
Phí lưu ký = 1.000 * 0.3 = 3000 VNĐ/ tháng
Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán
Thuế TNCN khi bán cổ phiếu
Với mỗi giao dịch bán cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải trả một phần thuế TNCN bằng 0.1% giá trị bán theo quy định hiện nay. Người bán cổ phiếu sẽ là người chịu khoản phí này, người mua sẽ không chịu phí.
Ví dụ:
Khi bán 1.000 cổ phiếu HPG với thị giá 30.000 VNĐ/cổ phiếu, người bán sẽ phải chịu mức phí thuế TNCN khi bán cổ phiếu là:
Phí thuế TNCN = (1.000 * 30.000) * 0.1% = 30.000 VNĐ
Thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức là phần tiền doanh nghiệp trích ra từ hoạt động kinh doanh có lãi và trả cho nhà đầu tư theo tỷ lệ nắm giữ. Với chi trả cổ tức bằng tiền mặt, đây cũng được xem là một khoản thu nhập của nhà đầu tư, nên nhà đầu tư sẽ chịu thuế cho phần thu nhập này. Theo quy định, nhà đầu tư sẽ bị trừ 5% thuế thu nhập cá nhân trên phần cổ tức nhận được.
Ví dụ:
Với 1.000 cổ phiếu HPG bạn nắm giữ với mệnh giá 10.000VNĐ/cổ phiếu và mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% mệnh giá. Khi đó mức phí nhận cổ tức nhà đầu tư phải chi trả là:
Phí nhận cổ tức = (10.000 * 10% * 1000) * 0.5% = 5.000 VNĐ
Nhà đầu tư trả phí thuế TNCN cho các giao dịch của mình
Các loại phí giao dịch chứng khoán khác
Ngoài các loại thuế và chi phí khi giao dịch chứng khoán phổ biến đã được Tikop nêu ở trên, thì vẫn còn một số các loại phí khác mà các nhà đầu tư phải chịu, cụ thể như sau:
-
Phí chuyển tiền sở hữu: Khi các bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc các loại trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng lại muốn chuyển toàn bộ số chứng khoán đó cho một người khác để sở hữu thì phải có mức chi phí để được tiến hành việc chuyển nhượng đó.
-
Phí tư vấn: Đây là loại chi phí cần chi trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Họ sẽ tiến hành cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về việc mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, và mua vào khi nào,…
-
Phí nạp tiền: Khi các giao dịch trên sàn chứng khoán được thực hiện thành công, thì các bạn sẽ cần phải tiến hành nạp tiền vào tài khoản thì mới có thể tiếp tục thực hiện hoàn thành việc giao dịch để mua cổ phiếu hoặc các loại trái phiếu. Số tiền phí này sẽ được tính dựa trên tổng số tiền đã nạp của bạn.
-
Phí để rút tiền: Khi các bạn không có nhu cầu tiếp tục tiến hành các giao dịch khác và muốn rút tiền trở lại về tài khoản thì các bạn sẽ phải trả phí cho tất cả các lần rút tiền đó.
-
Phí chuyển khoản các loại chứng khoán: Các nhà đầu tư có thể tiến hành chuyển khoản các loại chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu sang cho một tài khoản khác. Quá trình này cũng sẽ bị tính phí giao dịch chuyển khoản chứng khoán.
-
Phí cấp lại các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán: Sau khi đã có thể sở hữu cho mình một số lượng chứng khoán nhất định. Bên phía các công ty chứng khoán sẽ tiến hành cấp cho các bạn một số các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi sổ hoặc giấy tờ bị mất thì khi các bạn nếu muốn được cấp lại sẽ phải mất thêm một khoản phí nữa.
-
Phí phong tỏa tài khoản chứng khoán: Khi không có thêm nhu cầu muốn tiếp tục giao dịch hoặc đang nghi ngờ tài khoản của mình gặp một số vấn đề. Các bạn có thể thực hiện việc phong tỏa tài khoản và toàn bộ số chứng khoán đang có trong đó, các bạn sẽ bị thu thêm một khoản phí nhỏ cho thao tác này.
-
Phí để mở tài khoản chứng khoán: Đây sẽ là khoản phí khi mà các bạn muốn tiến hành mở tài khoản tại một công ty môi giới về chứng khoán nào đó.
-
Phí để xác nhận số dư trong tài khoản: Điều này khá giống khi các bạn muốn nhận thông báo về số dư của mình trong tài khoản ngân hàng. Để kiểm tra các tài khoản chứng khoán của bạn xem còn đang dư bao nhiêu tiền hoặc còn có bao nhiêu cổ phiếu, hay trái phiếu thì các bạn sẽ phải tốn thêm chi phí.
Cách tính phí giao dịch chứng khoán thông thường
Ví dụ: Khi bạn đặt lệnh và khớp lệnh thành công mua 1.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần A với giá 50.000 VNĐ. Lúc này, ngoài phần chi phí mua bạn phải trả cho bên bán gồm 1.000 * 50.000 = 50.000.000 VNĐ, thì bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí mua bán cổ phiếu - phí này do các công ty chứng khoán quy định. Ví dụ bạn giao dịch tại công ty chứng khoán B với mức phí mua bán được quy định là 0.2%, lúc này bạn phải trả thêm 50.000.000 * 0.2% = 100.000 VNĐ phí mua bán cho công ty chứng khoán B.
Vậy, khi khớp lệnh thành công 1.000 cổ phiếu tại công ty chứng khoán B, bạn sẽ phải thanh toán tổng 50.100.000 VNĐ.
Tính phí giao dịch chứng khoán thông thường một cách đơn giản
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở
Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán
Công thức tính phí mua:
Phí mua = (Mức phí của công ty chứng khoán + 0.027%) * Giá trị giao dịch
Trong đó:
- Mức phí của công ty chứng khoán: Mức phí tùy thuộc vào % công ty chứng khoán thu.
- 0.027%: Phí chi trả cho các sở giao dịch chứng khoán.
- Giá trị giao dịch: Tổng giá trị cổ phiếu.
Ví dụ:
Khi mua cổ phiếu có giá trị 10.000.000VNĐ tại công ty chứng khoán B, phí giao dịch công ty quy định là 0.2%/giao dịch. Lúc này phí mua bạn phải trả là:
Phí mua = (0.2% + 0.027%) * 10.000.000 = 22.700 VNĐ
Công thức tính phí bán:
Phí bán = (Mức phí của công ty chứng khoán + 0.027% + 0.1%) * Giá trị giao dịch
Trong đó:
- Mức phí của công ty chứng khoán: Mức phí tùy thuộc vào % công ty chứng khoán thu.
- 0.027%: Phí chi trả cho các sở giao dịch chứng khoán.
- 0.1%: Khoản thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch bán chứng khoán.
- Giá trị giao dịch: Tổng giá trị cổ phiếu.
Ví dụ:
Khi bán cổ phiếu có giá trị 10.000.000VNĐ tại công ty chứng khoán B, phí giao dịch công ty quy định là 0.2%/giao dịch. Lúc này phí bán của bạn là:
Phí bán = (0.2% + 0.027% + 0.1%) * 10.000.000 = 32.700 VNĐ
Phí khi giao dịch không Margin sẽ rẻ hơn nhiều
Với nhà đầu tư sử dụng Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)
Công thức tính phí mua:
Phí mua = (Mức phí của công ty chứng khoán + 0.027%) * Giá trị giao dịch
Trong đó:
- Mức phí của công ty chứng khoán: Mức phí tùy thuộc vào % công ty chứng khoán thu.
- 0.027%: Phí chi trả cho các sở giao dịch chứng khoán.
- Giá trị giao dịch: Tổng giá trị cổ phiếu.
Ví dụ:
Khi mua cổ phiếu có giá trị 10.000.000VNĐ tại công ty chứng khoán B, phí giao dịch công ty quy định là 0.2%/giao dịch. Lúc này phí mua bạn phải trả là:
Phí mua = (0.2% + 0.027%) * 10.000.000 = 22.700 VNĐ
Công thức tính phí bán:
Phí bán = (Mức phí của công ty chứng khoán + 0.027% + 0.1% + Lãi vay margin) * Giá trị giao dịch
Trong đó:
- Mức phí của công ty chứng khoán: Mức phí tùy thuộc vào % công ty chứng khoán thu.
- 0.027%: Phí chi trả cho các sở giao dịch chứng khoán.
- 0.1%: Khoản thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch bán chứng khoán.
- Lãi vay margin: Là phần lãi được tính khi bạn vay ký quỹ mua cổ phiếu từ công ty chứng khoán và được quy định bởi mỗi công ty chứng khoán.một mức khác nhau.
- Giá trị giao dịch: Tổng giá trị cổ phiếu.
>> Xem thêm Margin là gì? 10 điều lưu ý về giao dịch ký quỹ (Margin)
Ví dụ:
Bạn đã nắm giữ cổ phiếu A 30 ngày, khi bán cổ phiếu có giá trị 10.000.000VNĐ tại công ty chứng khoán B, phí giao dịch công ty quy định là 0.2%/giao dịch, lãi vay margin 10%/năm. Lúc này phí bán của bạn là:
Phí bán = {(0.2% + 0.027% + 0.1%) + (10% * 30/365) } * 10.000.000 = 114.891 VNĐ
Thận trọng khi sử dụng đòn bẩy margin
Cập nhật phí giao dịch của các công ty chứng khoán năm 2024
Hiện nay có rất nhiều các công ty chứng khoán khác nhau, mỗi công ty sẽ có quy định riêng về mức phí giao dịch chứng khoán. Dưới đây là bảng cập nhật phí giao dịch của các công ty chứng khoán năm 2024 mới nhất:
Tên công ty | Ký hiệu | Biểu phí giao dịch (%/giá trị giao dịch) |
Công ty cổ phần Chứng khoán VPS | VPS |
Kênh giao dịch trực tuyến: 0,2% Kênh khác có giá trị giao dịch/ngày:
|
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI | SSI |
Kênh giao dịch trực tuyến: 0,25% Kênh khác có giá trị giao dịch/ngày:
|
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT | VNDirect |
Giao dịch trực tuyến tài khoản DTA: 0,1% Giao dịch tài khoản DBA có giá trị giao dịch/ngày/tài khoản:
|
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Yuanta Việt Nam | Yuanta |
Kênh giao dịch trực tuyến: 0,15% Kênh khác có giá trị giao dịch/ngày:
|
Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) | Mirae Asset |
Kênh giao dịch trực tuyến có môi giới: 0,15% Kênh giao dịch trực tuyến không môi giới: 0,1% Giao dịch qua sàn:
|
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam | VCBS |
Tài khoản KHÔNG CÓ tư vấn:
Tài khoản CÓ tư vấn:
|
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương |
TCBS |
0,1% trên tất cả các kênh giao dịch Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075% |
Công ty Cổ phần Chứng khoán MB | MBS |
Kênh giao dịch trực tuyến: 0,12%
|
Công ty cổ phần chứng khoán BIDV |
BSC | Gói tư vấn đầu tư online: 0,18% Gói chuyên gia tư vấn: 0,2% |
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương | CTS |
|
Công ty cổ phần chứng khoán Agribank | Agriseco |
Kênh giao dịch trực tuyến:
Giao dịch qua các kênh khác:
|
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT | FPTS |
Tài khoản KHÔNG CÓ tư vấn:
Tài khoản CÓ tư vấn:
|
Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh | HSC |
Giao dịch trực tuyến: 0,2% Giao dịch qua các kênh khác:
|
Côngt ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán ACB |
ACBS |
|
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội |
SHS |
|
Ngày cập nhật: 08 - 03 - 2024
Câu hỏi thường gặp
Phí giao dịch chứng khoán công ty nào rẻ nhất?
Từ bảng cập nhật chi phí các công ty chứng khoán phía trên, TCBS là công ty có mức phí giao dịch thấp nhất với mức 0,1% trên tất cả giao dịch.
Phí giao dịch chứng khoán SSI là bao nhiêu?
Phí giao dịch chứng khoán SSI tại kênh giao dịch trực tuyến là 0,25%. Với các kênh khác sẽ có mức phí tương ứng với giá trị giao dịch/ngày:
- Dưới 100 triệu đồng: 0,35%
- Từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%
- Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%
Phí giao dịch chứng khoán VPS là bao nhiêu?
Phí giao dịch chứng khoán VPS tại kênh giao dịch trực tuyến là 0,2%. Với các kênh khác sẽ có mức phí tương ứng với giá trị giao dịch/ngày:
- Dưới 100 triệu VNĐ: 0,30%
- Từ 100 - dưới 300 triệu VNĐ: 0,27%
- Từ 300 - dưới 500 triệu VNĐ: 0,25%
- Từ 500 - dưới 1 tỷ VNĐ: 0,22%
- Từ 1 tỷ - dưới 2 tỷ VNĐ: 0,20%
- Từ 2 tỷ trở lên VNĐ: 0,15%
Phí giao dịch chứng khoán VNDirect là bao nhiêu?
Phí giao dịch chứng khoán VNDirect tại kênh giao dịch trực tuyến tài khoản DTA là 0,1%. Với các kênh giao dịch tài khoản DBA sẽ có mức phí tương ứng với giá trị giao dịch/ngày:
- Từ 400 triệu VNĐ trở lên: 0,2%
- Từ 250 triệu VNĐ tới dưới 400 triệu VNĐ: 0,25%
- Từ 80 triệu VNĐ tới dưới 250 triệu VNĐ: 0,30%
- Dưới 80 triệu VNĐ: 0,35%
Trên đây là cập nhật phí giao dịch của các công ty chứng khoán trong năm 2024 mới nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn công ty chứng khoán phù hợp để mở tài khoản đầu tư.
Đừng quên theo dõi và tìm đọc những bài viết bổ ích về đầu tư tại chuyên mục chứng khoán của Tikop nhé!