Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Sàn Upcom là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về sàn Upcom phổ biến

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

21/04/2024

Sàn Upcom là sàn giao dịch chứng khoán phổ biến tại Việt Nam, được coi là nơi trung chuyển giao dịch cổ phiếu của các công ty không đủ điều kiện niêm yết trên sàn HNX và HoSE. Vậy sàn Upcom là gì? Quy định giao dịch trên sàn Upcom như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Sàn Upcom là gì?

Sàn Upcom là sàn gì?

Upcom là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market, là sàn giao dịch chứng khoán được thành lập vào năm 2009 bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sàn Upcom là nơi tập hợp cổ phiếu của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa đăng ký hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn HoSEsàn HNX.

>>> Xem thêm: Sàn chứng khoán là gì? 5 điều cần biết về sàn giao dịch chứng khoán

Sàn Upcom là sàn giao dịch chứng khoán phổ biến tại Việt Nam

Sàn Upcom là sàn giao dịch chứng khoán phổ biến tại Việt Nam

Đặc điểm sàn Upcom

Sàn Upcom mang các đặc điểm nổi bật sau:

  • Sàn Upcom hoạt động dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Vì thế, đảm bảo sự công khai, minh bạch và uy tín đối với khách hàng.

  • Thời gian hoạt động trên sàn Upcom là từ 9:00 - 11:30 và 13:00 - 15:00 từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ, lễ Tết).

  • Số lượng giao dịch tối thiểu trên sàn Upcom là 100 cổ phiếu/phiên giao dịch.

  • Các doanh nghiệp lựa chọn sàn Upcom để đo lường mức độ tăng trưởng cổ phiếu phát hành, tạo đòn bẩy để thực hiện niêm yết trên sàn HoSE và sàn HNX.

  • Sàn Upcom có biên độ giao động giá mạnh, cổ phiếu tăng giảm 15% so với giá tham chiếu trong phiên giao dịch. Vì thế, sàn Upcom thích hợp đầu cơ hơn đầu tư.

Sàn Upcom thích hợp đầu cơ hơn đầu tư

Sàn Upcom thích hợp đầu cơ hơn đầu tư

Sàn Upcom hoạt động như thế nào?

Về nguyên tắc, khi tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán thì cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh của công ty phát hành cần được niêm yết trên sàn giao dịch cổ phiếu. Mỗi sàn sẽ có các điều kiện niêm yết khác nhau, nếu đáp ứng đủ yêu cầu thì các công ty sẽ được hoạt động, giao dịch cổ phiếu của mình trên sàn đó.

Theo đó, sàn Upcom sinh ra dành cho các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa đăng ký hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn HoSE và HNX.  Lúc này, sàn Upcom được xem là sàn trung chuyển chứng khoán nhằm khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia đầu tư công khai, minh bạch. 

Sàn Upcom hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sàn Upcom hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom

Tại sàn Upcom, có 3 mã nhóm cổ phiếu chính được phân loại dựa trên quy mô của tổ chức phát hành, bao gồm: 

  • Upcom Large: Bao gồm các mã cổ phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ VNĐ.

  • Medium Group: Là nhóm cổ phiếu được phát hành bởi công ty có vốn chủ sở hữu từ 300 tỷ VNĐ đến dưới 1.000 tỷ VNĐ.

  • Upcom Small: Là nhóm cổ phiếu thấp, có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ VNĐ đến 300 tỷ VNĐ.

>>> Xem thêm: Thông tin về các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay mà nhà đầu tư cần biết

Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom

Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trên sàn Upcom

Trong bảng giá chứng khoán trên sàn Upcom, sẽ có các ký hiệu, thông tin mà bạn cần lưu ý, bao gồm:

  • Mã chứng khoán: Là các mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Upcom, ví dụ như: MCH (Công ty CP Masan), ABI (Công ty CP Bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp),...

  • Giá tham chiếu (màu vàng): Là mức giá cơ sở để tính giá sàn và giá trần, được tính bằng bình quân giá giao dịch của phiên trước đó.

  • Giá trần (màu tím): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua trong ngày. Trên sàn Upcom, mức giá này cao hơn giá tham chiếu 15%.

  • Giá sàn (màu xanh lơ): Là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể đặt mua trong ngày, mức giá này thấp hơn giá tham chiếu 15%.

  • Tổng khối lượng: Là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày. Khối lượng thực tế = Số hiển thị x 100.

  • Bên mua: Cho biết về 3 mức giá mua cao nhất trong ngày và khối lượng mua tương ứng. Khi nhà đầu tư mua với giá cao hơn thì sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

  • Bên bán: Cho biết 3 mức giá thấp nhất và khối lượng bán tương ứng. Khi bán giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

  • Khối lượng khớp lệnh: Giá và khối lượng ở giữa thể hiện mức giá, khối lượng tương ứng khớp lệnh. Cột +/- thể hiện mức độ thay đổi của mức giá khớp so với giá tham chiếu.

  • Giá bán: Bao gồm giá cao nhất, thấp nhất và trung bình cộng được giao dịch trong ngày.

  • Dư mua và dư bán: Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh. Nếu hết phiên, cột dư mua/bán sẽ biểu thị lượng cổ phiếu không được khớp trong ngày.

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trên sàn Upcom

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trên sàn Upcom

Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom

Các điều kiện niêm yết trên sàn Upcom bao gồm:

  • Có trên 10 tỷ vốn điều lệ (tính từ thời điểm chào bán).

  • 5 năm trước khi chào bán ra đại chúng phải hoạt động có lợi nhuận, không lỗ luỹ kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.

  • Hoạt động chào bán và niêm yết cổ phiếu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom

Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom

Quy định giao dịch trên sàn Upcom

Thời gian giao dịch

Dưới đây là quy định về thời gian giao dịch trên sàn Upcom để bạn có thể tham khảo:

Phiên khớp lệnh

Giờ giao dịch

Khớp lệnh liên tục

09:00 – 11:30

Giao dịch thỏa thuận

09:00 – 11:30

Nghỉ trưa

11:30 - 13:00

Khớp lệnh liên tục

13:00 – 15:00

Giao dịch thỏa thuận

13:00 – 15:00

Phương thức giao dịch

Sàn Upcom giao dịch dựa trên hai phương thức là khớp lệnh liên tục và khớp lệnh thỏa thuận. Cụ thể:

  • Khớp lệnh liên tục: Giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở khớp lệnh mua, lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống. Giá khớp là mức giá của lệnh LO (Lệnh giới hạn) đối ứng nằm chờ trên sổ lệnh.

  • Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà bên mua và bên bán tự thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch hoặc bên mua/bên bán thông qua công ty chứng khoán để tìm đối tác thỏa thuận đối ứng.

Quy định về phương thức giao dịch trên sàn Upcom

Quy định về phương thức giao dịch trên sàn Upcom

Nguyên tắc khớp lệnh

Nguyên tắc khớp lệnh trên sàn Upcom bao gồm:

  • Nguyên tắc ưu tiên về giá: Với các lệnh mua có mức giá cao hơn hay lệnh bán với mức giá thấp hơn thì sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

  • Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Trường hợp lệnh mua/lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Đơn vị giao dịch

Trên sàn Upcom, đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục tối thiểu là 100 cổ phiếu, còn với giao dịch thỏa thuận thì không quy định đơn vị giao dịch. Tuy nhiên, đối với giao dịch thoả thuận thì sẽ không được phép thực hiện  trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày liên tiếp cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

Biên độ dao động sàn Upcom

Biên độ giao động giá quy định trong ngày đối với cổ phiếu trên sàn Upcom là ± 15% so với mức giá tham chiếu. Theo đó:

Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động giá)

Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động giá)

Đối với cổ phiếu mới niêm yết hoặc trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày liên tiếp thì biên động dao động giá trong ngày đầu là ±40%.

Quy định thanh toán

Quy định về thanh toán đối với sàn Upcom như sau:

Loại chứng khoán

Phong tỏa tiền/cổ phiếu

Thanh toán tiền

Thanh toán cổ phiếu

Lệnh mua/bán cổ phiếu

Từ T+0 đến T+2

T+2

T+2

Trong đó:

  • T: Ngày giao dịch theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

  • Phong tỏa tiền đối với lệnh mua, phong tỏa cổ phiếu đối với lệnh bán.

  • Thanh toán tiền: Giảm/tăng tiền trên tài khoản nhà đầu tư khi mua/bán cổ phiếu.

  • Thanh toán cổ phiếu: Giảm/tăng cổ phiếu trên tài khoản nhà đầu tư khi bán/mua cổ phiếu

Tạm ngừng giao dịch

Khi giao dịch trên sàn Upcom, các trường hợp dưới đây sẽ bị tạm ngừng giao dịch:

  • Hệ thống chuyển lệnh hoặc hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán gặp sự cố

  • Xảy ra các sự kiện bất khả kháng gây ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của thị trường như: hoả hoạn, thiên tai

  • Uỷ ban Chứng khoán nhà nước yêu cầu ngừng giao dịch nhằm ổn định thị trường

  • Các trường hợp Sở giao dịch Chứng khoán thấy cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư sau khi được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận.

Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

Đơn vị giao dịch đối với giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 cổ phiếu, và không quy định đối với giao dịch khớp lệnh thỏa thuận.

Đối với đơn vị yết giá thì quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng và không quy định đối với giao dịch thỏa thuận, chứng khoán khác.

Quy định về đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá trên sàn Upcom

Quy định về đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá trên sàn Upcom

Giá tham chiếu

Đối với cổ phiếu mới, việc xác định giá tham chiếu của ngày giao dịch được đầu tiên sẽ do tổ chức đăng ký và được Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp nhận. Còn thông thường, giá tham chiếu sẽ được xác định là bình quân gia quyền của các giao dịch lô chẵn thực hiện theo hình thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó.

Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức, các quyền kèm theo thì giá cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo, ngoại trừ:

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi

  • Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá cao hơn giá bình quân gia quyền của giày giao dịch dịch liền trước ngày không hưởng quyền.

Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch

Khi thực hiện sửa lệnh, huỷ lệnh trong phiên giao dịch khớp lệnh thì chỉ được thực hiện sửa lệnh (giá, khối lượng), huỷ lệnh đối với lệnh chưa khớp. Đối với giao dịch thoả thuận khi đã thực hiện trên hệ thống giao dịch Upcom sẽ không được phép huỷ bỏ. 

Phân biệt sàn Upcom và sàn OTC

Nếu bạn đang còn nhầm lẫn giữa sàn Upcom và OTC thì hãy cùng Tikop phân biệt ngay dưới đây nhé.

 

Sàn Upcom

Sàn OTC

Khái niệm

Là nơi tập hợp cổ phiếu của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa đăng ký hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn HoSE và sàn HNX.

Là sàn chứng khoán phi tập trung, thực hiện giao dịch không thông qua mặt bằng giao dịch mà thực hiện bằng việc định giá, chào bán cổ phiếu dựa vào bên mua và bên bán.

Quy chế hoạt động

Được xem là sàn giao dịch “trung chuyển” nhằm 

khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Như một thị trường thứ cấp điều hoà, lưu thông nguồn vốn. OTC có thể là nợ, chứng khoán phái sinh, cổ phiếu hoặc hợp đồng tài chính,...

Giao dịch cổ phiếu

Sử dụng đặt lệnh mua/bán.

Cần phải tìm kiếm thông tin thông qua các forum, nhóm hoặc nhà môi giới chứng khoán.

Định giá cổ phiếu

Giá cả được niêm yết, công khai, minh bạch

Không được công khai và chỉ mua bán thông qua việc thỏa thuận giữa hai bên

Rủi ro

Được quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo hình thức tập trung, đảm bảo uy tín, minh bạch.

Không được quản lý bởi cơ quan chức năng, rủi ro cao.

Ưu và nhược điểm của sàn Upcom

Ưu điểm

Sàn Upcom đem đến các ưu điểm nổi bật:

  • Được thành lập bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và được quản lý bởi HNX nên đảm bảo sự minh bạch, uy tín và an toàn.

  • Sở hữu biên lợi nhuận là 15% nên đem đến lợi nhuận cao.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì sàn Upcom cũng tồn tại những nhược điểm nhất định:

  • Biên độ giao động lớn nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

  • Còn tồn tại các cổ phiếu có tính thanh khoản thấp hoặc đã ngừng giao dịch.

Ưu và nhược điểm của sàn Upcom

Ưu và nhược điểm của sàn Upcom

Có nên giao dịch trên sàn Upcom không?

Thực tế, sàn Upcom đem đến nhiều ưu điểm về độ uy tín, được thành lập bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đồng thời, biên độ giao động là 15%, nên đem đến lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, chứng khoán trên sàn Upcom có tính rủi ro cao hơn nên giá niêm yết trên Upcom cũng thấp hơn so với sàn HNX và HoSE. Ngoài ra, so sở hữu biên độ giao động cao nên sàn Upcom sẽ thích hợp đầu cơ hơn là đầu tư. 

Đầu tư chứng khoán tên sàn Upcom 2023

Đầu tư chứng khoán tên sàn Upcom 2023

Lưu ý khi đầu tư trên sàn Upcom

Lựa chọn những doanh nghiệp uy tín

Khi giao dịch chứng khoán nói chung hoặc trên sàn Upcom nói riêng thì nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp uy tín, đảm bảo giá cả hợp lý và sự công khai, minh bạch nhất.

Lựa chọn những cổ phiếu an toàn

Để tránh những rủi ro từ thị trường thì các bạn nên ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu an toàn, đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới. Hạn chế đầu tư vào các cổ phiếu có sự biến động mạnh bất thường, bởi bạn sẽ không thể nắm chắc.

Lựa chọn những cổ phiếu an toàn khi giao dịch trên sàn Upcom

Lựa chọn những cổ phiếu an toàn khi giao dịch trên sàn Upcom

Lựa chọn thời điểm mua phù hợp

Khi đầu tư trên sàn Upcom thì bạn cũng nên lưu ý về thời điểm mua, giá bán thấp sẽ được ưu tiên, đồng nghĩa là có nhiều người chờ mua. Vì thế, hãy tìm hiểu và theo dõi cổ phiếu để không bỏ lỡ thời điểm giá tốt nhất.

Đa dạng danh mục đầu tư

Các nhà đầu tư nên đa dạng danh mục nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán. Thay vì đặt toàn bộ tiền vào một tài sản, chứng khoán thì bạn nên phân chia tiền của mình thành nhiều loại, nhiều danh mục khác nhau.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số UpCom Premium là gì?

Chỉ số Upcom Premium là cơ sở lọc ra các cổ phiếu tốt nhất trên thị trường, chỉ số này chỉ có trên sàn Upcom. Chỉ số Upcom Premium được trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tạo ra, với các yêu cầu đánh giá nghiêm ngặt.

Sàn Upcom giao dịch đến mấy giờ?

Thời gian hoạt động trên sàn Upcom là từ 9:00 - 11:30 và 13:00 - 15:00 từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ, lễ Tết).

Sàn Upcom hoạt động từ 9:00 - 15:00

Sàn Upcom hoạt động từ 9:00 - 15:00

Sàn Upcom có bao nhiêu mã chứng khoán?

Hiện nay, sàn Upcom đã có khoảng 858 mã cổ phiếu.

Sàn Upcom ở đâu?

Sàn Upcom có địa chỉ ở 2 đường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mua cổ phiếu trên sàn Upcom như thế nào?

Để mua cổ phiếu trên sàn Upcom thì bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tạo tài khoản chứng khoán

  • Bước 2: Tiến hành xác minh, định danh và nạp tiền vào tài khoản (liên kết tài khoản ngân hàng)

  • Bước 3: Thực hiện giao dịch với các lệnh mua/lệnh bán

Sàn Upcom mua tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?

Sàn Upcom cần mua tối thiểu là 100 cổ phiếu.

Sàn Upcom cần mua tối thiểu là 100 cổ phiếu

Sàn Upcom cần mua tối thiểu là 100 cổ phiếu

Bán cổ phiếu trên sàn Upcom như thế nào?

Dưới đây là cách bán cổ phiếu trên sàn Upcom để bạn tham khảo:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản chứng khoán

  • Bước 2: Thực hiện đặt lệnh bán cổ phiếu

  • Bước 3: Kiểm tra các thông tin về lệnh bán cổ phiếu: số lượng, giá,...

  • Bước 4: Nhập mã OTP xác nhận lệnh bán

Sàn Upcom có phiên ato không?

Sàn Upcom không có phiên ATO, vì thế ngay khi mở cửa giá sẽ được khớp lệnh liên tục.

Sàn Upcom tăng giảm bao nhiêu?

Sàn Upcom tăng giảm 15% so với giá tham chiếu.

Phía trên là toàn bộ thông tin về sàn Upcom là gì để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sàn chứng khoán này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

22/12/2023

Cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu

CHỨNG KHOÁN

Cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu

Hiện nay, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng dễ dàng mở cho mình 1 tài khoản chứng khoán tại công ty uy tín với thủ tục đơn giản, có thể được thực hiện qua hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp 1 cách thuận lợi nhất. Theo dõi bài viết dưới đây ngay, Tikop sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các bước để mở tài khoản chứng khoán nhanh nhất.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

18/01/2024

Các chỉ số chứng khoán thế giới mà nhà đầu tư nào cũng nên biết

CHỨNG KHOÁN

Các chỉ số chứng khoán thế giới mà nhà đầu tư nào cũng nên biết

Các chỉ số chứng khoán thế giới hay còn được gọi là các chỉ số thị trường chứng khoán là một trong những giá trị thống kê nhằm phản ánh tình hình chung của các thị trường chứng khoán trên các quốc gia. Nếu như các bạn muốn đang muốn đầu tư các mã chứng khoán nước ngoài thì cần phải nắm được tất các chỉ số chứng khoán nổi tiếng trên thế giới. Cùng Tikop tìm hiểu ngay nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

21/04/2024

Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu

CHỨNG KHOÁN

Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu là một trong những khái niệm căn bản thường được các nhà đầu tư cá nhân tìm hiểu khi bắt đầu quá trình tìm hiểu về cổ phiếu nói riêng và tìm hiểu về thị trường chứng khoán nói chung. Bài viết dưới đây của Tikop sẽ đưa ra một số góc nhìn tổng quan cũng như các đặc tính chung của cổ phiếu để các nhà đầu tư có thể tham khảo.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

17/01/2024