Giá trần và giá sàn là gì?
Giá trần là gì?
Khái niệm giá trần
Giá trần là mức giá tối đa mà một chứng khoán hoặc một công cụ tài chính có thể tăng trong một phiên giao dịch. Lúc này, người đầu tư muốn mua mức giá cao hơn giá trần cũng không khớp lệnh được.
Giá trần là mức giá tối đa của một chứng khoán trong phiên giao dịch
Ví dụ về giá trần
Mã chứng khoán CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) trên sàn UpCOM vào ngày 25/09/2023 có giá trần là 46.9. Có nghĩa là tại điểm này, cổ phiếu không thể tăng cao hơn nữa trong phiên đó và bị giới hạn bởi giá trần.
>>> Đọc thêm: Có nên đầu tư Chứng khoán không?
Giá trần tiếng tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, giá trần được viết là Ceiling price.
Price ceiling trong tiếng Anh là giá trần
Ý nghĩa của giá trần
Giá trần đảm bảo thị trường chứng khoán không bị thao túng bởi các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng. Lý giải điều này là bởi giá cổ phiếu sẽ chỉ đạt một mức nhất định chứ không thể tăng thêm.
Thêm vào đó, giá trần còn giúp duy trì tính cân đối và công bằng trong thị trường tài chính.
Giá sàn là gì?
Khái niệm giá sàn
Giá sàn thường là mức giá thấp nhất mà một chứng khoán hoặc một công cụ tài chính có thể giảm trong một phiên giao dịch. Khi đạt mức giá sàn, nghĩa là nhà đầu tư không thể giao dịch với giá thấp hơn nữa trong phiên đó.
Ví dụ về giá sàn
Mã chứng khoán CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) trên sàn UpCOM vào ngày 25/09/2023 có giá sàn là 34.7. Có nghĩa là tại điểm này, giá cổ phiếu không thể giảm thấp hơn mức 34.7 trong phiên đó.
Giá sàn tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, giá sàn được viết là Price Floor.
Price Floor là giá sàn trong Tiếng Anh
Ý nghĩa của giá sàn
Tương tự như giá trần, giá sàn nhằm giới hạn sự sụt giảm quá mức, bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những biến động giá quá lớn và không ổn định. Việc định ra mức giá sàn còn giúp hạn chế tình trạng bán tháo cổ phiếu với giá thấp từ đó, thị trường không bị nhiễu loạn.
Hướng dẫn cách tính giá trần và giá sàn
Công thức tính giá trần
Để tính được giá trần, bạn cần phải dựa vào giá tham chiếu và biên độ dao động.
Công thức tính
Giá trần = Giá tham chiếu * (100% + Biên độ dao động)
Trong đó:
Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó và được quy định khác nhau tại từng sàn như:
HOSE: Là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất, liền kề của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch.
HNX: Là mức giá đóng cửa ngày giao dịch gần nhất liền trước đó.
UPCoM: Là trung bình cộng của mức giá giao dịch lô chẵn. Được tính dựa vào hình thức khớp lệnh ngày liền trước.
Biên độ dao động là phần trăm giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong phiên giao dịch. Tương tự, biên độ dao động cũng được quy định khác nhau giữa 3 sàn:
Chứng khoán | HOSE | HNX | UPCoM |
| ± 7% | ± 10% | ± 15% |
| ± 20% | ± 30% | ± 40% |
Trả cổ tức và thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông trong ngày giao dịch không hưởng quyền | Không quy định | ± 30% | Không quy định |
Không quy định | Không quy định | Không quy định |
>>> Đọc ngay: Thông tin về các sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam cho các nhà đầu tư
Ví dụ: Mã chứng khoán CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) trên sàn UpCOM vào ngày 25/09/2023 có giá tham chiếu là 40.8. Vậy giá trần là:
Giá trần = 40.8 * (100% + 15%) = 46.92
Vậy giá trần của 1 cổ phiếu ABI là 46.920 VNĐ
Cách tính giá trần đơn giản
Công thức tính giá sàn
Tương tự như giá trần, mức giá sàn được tính theo công thức:
Giá sàn = Giá tham chiếu * (100% – Biên độ dao động)
Ví dụ: Mã chứng khoán CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) trên sàn UpCOM vào ngày 25/09/2023 có giá tham chiếu là 40.8. Vậy giá sàn là:
Giá sàn = 40.8 * (100% - 15%) = 34.68
Vậy giá sàn của 1 cổ phiếu ABI là 34.680 VNĐ.
Cách thể hiện giá trần và giá sàn trên bảng chứng khoán
Trên bảng điện tử của sàn giao dịch chứng khoán HNX (Hà Nội) và sàn HOSE (Sài Gòn), thông tin về giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được hiển thị dựa vào màu sắc như sau:
Cột màu tím thể hiện mức giá trần.
Cột màu xanh dương là mức giá sàn.
Cột màu vàng là giá tham chiếu.
Bên cạnh đó, tại bảng điện tử chứng khoán còn thể hiện một số thông tin như:
Màu xanh lá: Thể hiện giá đang tăng. Lúc này, giá chứng khoán nhỏ hơn giá trần và lớn hơn giá tham chiếu.
Màu đỏ: Thể hiện mức giá đang giảm, màu đỏ càng đậm tức giá giảm càng mạnh. Lúc này, giá chứng khoán nhỏ hơn giá tham chiếu và lớn hơn giá sàn.
Màu vàng: Thể hiện mức giá không tăng, không giảm. Lúc này giá chứng khoán bằng giá tham chiếu.
Màu xanh dương: Thể hiện mức giá đang kịch sàn, giá chứng khoán bằng giá sàn.
Màu tím: Thể hiện giá đang tăng kịch trần, giá chứng khoán bằng giá trần.
Bảng điện tử của sàn giao dịch chứng khoán
>>> Xem thêm: Chiến lược đầu tư chứng khoán thành công cực kỳ phổ biến nhất trong năm 2023
Quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn trong chứng khoán
Dựa vào công thức tính giá trần và giá sàn, ta thấy được khi biên độ nhân với giá tham chiếu đa phần sẽ trả kết quả là số lẻ. Do đó, quy tắc làm tròn giá trên sàn chứng khoán được ban hành để xử lý vấn đề này.
Hiện nay, quy tắc làm tròn giá sẽ phụ thuộc vào bước giá cổ phiếu. Bước giá cổ phiếu được hiểu là mức giá tăng, giảm theo từng bước và được niêm yết. Do đó, có 3 trường hợp xảy ra khi làm tròn giá trần và giá sàn:
Cổ phiếu có mức giá nhỏ hơn 10.000 VND thì bước giá phải chia hết cho 10 VND.
Cổ phiếu có giá trong khoảng 10.000 VND - 50.000 VND thì bước giá phải chia hết cho 50 VND.
Cổ phiếu có mức giá lớn hơn 50.000 VND thì bước giá phải chia hết cho 100 VND.
Ví dụ: Mã chứng khoán CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABI) trên sàn UpCOM vào ngày 25/09/2023 có giá tham chiếu là 40.8. Biên độ dao động là 15%.
Giá trị của biên độ dao động = 40.800 * 15% = 6.120 VND.
Do giá cổ phiếu trong khoảng từ 10.000 - 50.000 VND nên bước giá chia hết cho 50 VND. Nên giá 6.100 VND là hợp lý nhất.
Giá trần = 40.800 + 6.100 = 46.900 VND
Giá sàn = 40.800 - 6.100 = 34.700 VND.
Mức giá chứng khoán được làm tròn theo nguyên tắc
Câu hỏi thường gặp
Giá trần là gì trong kinh tế vi mô?
Trong kinh tế vi mô, giá trần là mức giá tối đa nhà nước quy định nhằm buộc người bán phải chấp hành. Điều này nhằm hạn chế hoặc kiểm soát giá bán của một mặt hàng để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Việc áp giá trần có thể xảy ra trong các tình huống như khan hiếm nguồn cung, tình trạng khủng hoảng, hoặc khi chính phủ muốn đảm bảo giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.
Áp giá trần là gì?
Áp giá trần là một biện pháp chính sách kinh tế mà chính phủ hoặc các cơ quan quản lý áp dụng để giới hạn giá bán tối đa của một mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể.
Mức giá trần ràng buộc là gì?
Mức giá trần ràng buộc là mức giá mà chính phủ quy định thấp hơn giá thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Mục đích của giá trần là gì?
Mục đích chính của giá trần là bảo vệ người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo tính công bằng trong nền kinh tế và giúp bình ổn thị trường.
Chính sách giá trần là gì?
Chính sách giá trần là một biện pháp kinh tế mà chính phủ hoặc các cơ quan quản lý áp dụng để giới hạn giá bán tối đa của một mặt hàng.
Giá trần cổ phiếu là gì?
Giá trần cổ phiếu là một khái niệm trong thị trường chứng khoán để đề cập đến mức giá tối đa mà một cổ phiếu có thể tăng trong một phiên giao dịch. Khi cổ phiếu đạt đến giá trần, không thể giao dịch với giá cao hơn trong phiên đó.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về giá sàn, giá trần là gì và những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Theo dõi chuyên mục chứng khoán trên Tikop để cập nhật các kiến thức mới nhất nhé!