WACC là gì?
WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital trong tiếng Anh, có nghĩa là chi phí trung bình gia quyền tính theo tỷ trọng. Nó có thể được hiểu là chi phí sử dụng vốn của một công ty, được tính dựa trên tỷ trọng của tất cả các nguồn vốn mà công ty đang sử dụng.
Theo đó, các hình thức vốn của công ty sẽ bao gồm: Vốn cổ phiếu thông thường, vốn cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu, và cả các khoản nợ dài hạn khác. Tất cả những này sẽ được tính vào trong WACC.
WACC có nghĩa là chi phí trung bình gia quyền tính theo tỷ trọng
Ý nghĩa của WACC
Đối với doanh nghiệp
- WACC được lãnh đạo và các giám đốc công ty thường sử dụng để đưa ra các quyết định nội bộ của công ty. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá tính khả thi kinh tế, quyết định về sáp nhập và cơ hội mở rộng. WACC cũng được áp dụng trong việc đánh giá dòng tiền với mức rủi ro tương tự như công ty nói chung, vì nó cũng là một tỷ lệ chiết khấu.
- Các công ty sẽ có khả năng xác định xem có nên mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức thay vì đầu tư vào dự án. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cơ hội đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn chi phí WACC của công ty.
Đối với nhà đầu tư
- WACC là chỉ số thể hiện lợi nhuận dành cho cổ đông và người cho vay. Do đó, việc tính toán WACC sẽ giúp cổ đông và người cho vay có cái nhìn rõ hơn về lợi nhuận mà họ có thể thu được từ việc đầu tư vào công ty.
- Nhà đầu tư có thể đánh giá được chi phí mà mỗi đồng tiền mà họ nhận được thông qua việc huy động vốn sẽ tốn bao nhiêu.
Ý nghĩa của WACC quan trọng với doanh nghiệp và nhà đầu tư
Cách tính WACC
Công thức tính WACC
Công thức tính WACC
Trong đó:
- E: giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
- V: tổng giá trị vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và cả nợ.
- Re: chi phí vốn chủ sở hữu hay tỷ suất lợi nhuận bắt buộc.
- D: loại nợ của công ty theo giá trị thị trường.
- Rd: chi phí nợ của công ty hay lãi suất đến hạn trên nợ hiện có.
- T: thuế.
Bài tập tính WACC
Một công ty cổ phần có tổng số vốn là 10.000.000 đồng và được hình thành từ các nguồn tài trợ sau:
- Vốn vay 4.000.000, tỷ trọng 40%
- Cổ phần ưu đãi: 200, tỷ trọng 10%
- Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận để lại): 5.000.000, tỷ trọng 50%
Công ty dự định huy động 3.000.000 đồng vốn cho đầu tư, việc huy động vốn được thực hiện theo kết cấu nguồn vốn tối ưu.
Số lợi nhuận để tái đầu tư dự kiến là 2.000.000 triệu đồng
Theo tính toán:
- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: 5%/năm.
- Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi: 6%/năm.
- Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là: 10%
Như vậy, ta có:
- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: 5% x (1 – 25%) = 3,75%
- Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC = (40% x 3,75%) + (10% x 10%) + (50% x 10%) = 7,5%
Công thức WACC
Các chi phí trong công thức tính WACC
Cách tính chi phí sử dụng vốn vay
Chi phí sử dụng vốn vay đại diện cho mức lợi suất tối thiểu mà một doanh nghiệp cần đạt được từ việc sử dụng vốn vay để đảm bảo rằng ROE hoặc EPS không bị giảm.
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế:
Vt = T11+Rdt+T2(1+Rdt)2+…+Tn(1+Rdt)n
Trong đó:
- Vt: Số tiền vay doanh nghiệp sử dụng cho đầu tư
- Ti: Số tiền gốc và lãi doanh nghiệp phải trả ở năm thứ i
- Rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
- n: Số năm vay vốn.
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:
Rd = Rdt × (1- t)
Trong đó:
- Rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
- Rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
- t: Thuế suất thuế TNDN (%).
Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi đại diện cho mức lợi suất tối thiểu mà nhà đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi yêu cầu từ doanh nghiệp.
Rp = Dp/(P0 – F)
Trong đó:
- Rp: Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
- Dp: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
- P0: Giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
- F: Chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi
Các chi phí trong công thức tính WACC
Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Phương pháp 1: Chiết khấu dòng tiền
Công thức như sau:
Rs = (D1/P0) + g
Trong đó:
- Rs: Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
- D1: Cổ tức dự kiến nhận được ở 1 năm sau khi nắm giữ cổ phiếu
- g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự kiến
- P0: Giá hiện hành của cổ phiếu thường.
Phương pháp 2: Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
Rs = Rf + β × (Rm – Rf)
Trong đó:
- Rs: Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
- Rf: Tỷ suất sinh lời của tài sản phi rủi ro (thường bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm hoặc 10 năm)
- Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
- β: Hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
Re = D1/(P0 × (1 – F)) + g
Trong đó:
- Re: Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
- D1: Cổ tức dự kiến nhận được ở năm thứ 1 (1 năm sau khi nắm giữ cổ phiếu)
- P0: Giá phát hành cổ phiếu thường mới
- F: Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới
- g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự kiến.
WACC bao nhiêu là tốt?
Không tồn tại một giá trị cố định nào được coi là mức WACC lý tưởng cho một công ty, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến WACC như ngành nghề hoạt động, cấu trúc vốn và mức độ rủi ro liên quan đến hoạt động và đầu tư của công ty. Do đó, WACC có thể khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực khác nhau. Đối với các công ty trẻ, WACC thường cao hơn do mức độ rủi ro cao hơn, và họ có thể phải chi trả chi phí cao hơn để thu hút nguồn vốn hoặc chịu gánh nặng nợ với chi phí cao hơn.
Nếu WACC của một công ty cao hơn lợi nhuận thực tế của nó, điều này cho thấy công ty đang mất giá trị và có thể tìm kiếm cách thu hồi lợi nhuận hiệu quả hơn từ các khoản đầu tư khác trên thị trường.
Nói chung, WACC nhỏ hơn thường cho thấy mức độ an toàn cao hơn, cho thấy công ty có khả năng huy động vốn với chi phí thấp và tiềm năng sinh lợi cao hơn. Tuy nhiên, với một số công ty, WACC thấp cũng có thể được coi là một dấu hiệu kém không đáng tin cậy hoặc có mức rủi ro cao hơn.
Không tồn tại một giá trị cố định nào được coi là mức WACC lý tưởng
Ưu và nhược điểm của WACC
Ưu điểm
- Giúp nhà đầu từ xác định rủi ro khi mua cổ phiếu.
- Hỗ trợ việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phân tích dòng tiền chiết khấu.
- Hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của một khoản đầu tư.
- Có thể giúp nhà đầu tư đánh giá sự chính xác của số liệu trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.
Nhược điểm
- WACC không dễ tính toán bởi chi phí vốn cổ phần không nhất quán. Mỗi người có thể báo cáo một con số khác nhau với nhiều lý do được đưa ra.
- Chỉ số này chỉ khả quan với những doanh nghiệp và dự án có quy mô nhỏ. Với dự án và doanh nghiệp quy mô lớn, WACC có thể làm thay đổi rủi ro kinh doanh khiến nhà đầu tư không đánh giá đúng tính khả thi của dự án.
Nhà đầu tư cần biết rõ ưu và nhược điểm WACC để cân nhắc
Lưu ý khi sử dụng WACC
WACC có thể được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư, định giá doanh nghiệp, hoặc đưa ra quyết định về cấu trúc vốn. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn áp dụng WACC một cách chính xác và phù hợp.
Bên cạnh đó, WACC chỉ là một chỉ số ước lượng, và nó có thể không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cần nhớ rằng WACC dựa trên giả định và thông tin khả dụng, do đó, nó có thể có sai số và không thể đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Câu hỏi thường gặp
WACC là viết tắt của từ gì?
WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital.
Chỉ số WACC có ý nghĩa gì?
Chỉ số WACC được sử dụng nhằm tính toán chi phí vốn bình quân dựa trên tỉ lệ các loại vốn hiện có trong doanh nghiệp.
Tỷ lệ chiết khấu WACC là gì?
Tỷ lệ chiết khấu WACC là tỷ lệ được sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong quá trình tính toán giá trị hiện tại (present value) của một dự án, doanh nghiệp hoặc tài sản.
Tại sao phải xác định chi phí sử dụng vốn bình quân?
Cần phải xác định chi phí sử dụng vốn bình quân để đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
Xem thêm về Giá NET
Trên đây những thông tin về chỉ số WACC. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích về tài chính. Cùng đón đọc những bài viết kiến thức tài chính của Tikop trong những lần sau nhé!