Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết, phòng tránh mô hình lừa đảo Ponzi

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

31/10/2023

Mô hình Ponzi được biết tới nhiều trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy Ponzi là gì? Đâu là biện pháp phòng tránh mô hình lừa đảo Ponzi hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây của Tikop.vn!

Ponzi là gì?

Khái niệm về Ponzi

Ponzi còn được gọi với tên mô hình đa cấp kim tự tháp, là một hình thức lừa đảo tài chính. Trong đó, những người tham gia đầu tư một khoản tiền với hy vọng nhận được lợi nhuận cao, nhưng thực chất họ được trả bằng tiền của những người tham gia sau. 

Người tạo ra Ponzi thường hứa hẹn đem lại khoản tiền “siêu lời” so với các kênh đầu tư khác. Họ còn sử dụng các chiêu trò quảng cáo, thưởng để thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, khi không còn ai tham gia hoặc có quá nhiều người rút tiền, hệ thống sẽ sụp đổ và người tạo ra mô hình lừa đảo này sẽ ôm tiền và biến mất. 

Mô hình Ponzi là mô hình lừa đảo

Mô hình Ponzi là mô hình lừa đảo

Nguồn gốc của mô hình Ponzi

Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi (sinh năm 1882) - một tội phạm người Ý đã lừa hàng nghìn người vào những năm 1920. Ông đã khiến 6 ngân hàng phá sản và đây trở thành một trong những sự kiện chấn động nhất những năm đầu thế kỷ 20.  

Từ đó, khi nhắc tới Charles Ponzi, người ta biết tới câu chuyện huyền thoại của “ông tổ” lừa đảo ngành tín dụng đa cấp với mô hình Ponzi. Mô hình này là một hình thức lừa đảo nghiêm trọng và bị cấm bởi luật pháp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Cấu tạo của mô hình Ponzi

Ponzi được thiết lập với 3 thành viên chính và đảm nhiệm những vai trò khác nhau như:

  • Người lập kế hoạch (Schemer): Thường là một cá nhân hoặc một nhóm người lừa đảo. Nhiệm vụ chính của Schemer là tạo ra một hệ thống đầu tư hấp dẫn, hứa hẹn và thuyết phục họ tham gia với lợi nhuận cao.

  • Người đầu tư (Investor): Nhóm người này tin tưởng rằng họ sẽ nhận được lợi nhuận cao từ việc đầu tư của mình. Họ thường bị cuốn theo và khó từ chối khoản tiền lời được Schemer tung hô.

  • Người giới thiệu nhà đầu tư (Ponzi Introducing Investor): Đây là thành viên trong hệ thống Ponzi có nhiệm vụ giới thiệu người khác để đầu tư vào hệ thống. Khi có những “con mồi” mới gia nhập, họ sẽ hưởng khoản phần trăm lợi nhuận từ người mà họ giới thiệu. 

Cấu tạo của mô hình Ponzi gồm 3 thành viên

Cấu tạo của mô hình Ponzi gồm 3 thành viên

>>> Xem thêm: Các kênh đầu tư online dành cho người bận rộn

Lý do Ponzi là mô hình lừa đảo?

Có thể hiểu, trong mô hình Ponzi, người tham gia được hứa hẹn về mức lợi nhuận cao từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc giới thiệu người khác tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu nhập chủ yếu của hệ thống đến từ việc chiêu mộ thành viên mới chứ không phải từ việc kinh doanh thực sự. 

Thực chất khoản lợi nhuận đề ra khi “mồi chài” các nhà đầu tư bị giới hạn. Lúc này, dòng tiền đổ vào càng nhiều thì hệ thống mới tiếp tục duy trì. Bởi vậy, tới thời điểm nhất định, mô hình không thể thu hút thêm “con mồi” nào mới, lượng tiền không đủ để trả cho người tham gia thì hệ thống sẽ sụp đổ.

Do đó, mô hình đầu tư này mang tính rủi ro rất lớn, bạn sẽ có nguy cơ mất trắng khoản tiền nếu cố chấp tin theo những lời dụ dỗ của các Schemer chuyên nghiệp.

Đặc điểm của Ponzi

Mô hình Ponzi hướng tới các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, dễ bị dẫn dắt bởi khoản lợi trước mắt. Đặc biệt, các Schemer sử dụng các thuật ngữ mơ hồ để khiến người tham gia mắc bẫy. Họ nhấn mạnh vào lợi ích mà người tham gia được hưởng như: lãi suất cao, lợi nhuận hấp dẫn, đầu tư an toàn, ít vốn.

Ngày nay, những chiêu trò lừa đảo này ngày càng tinh vi và các Schemer còn tận dụng mô hình Ponzi ngày một nhiều. Do đó, hình thức lừa đảo này đã tồn tại hơn 100 năm mà vẫn còn rất nhiều nạn nhân “sập bẫy”. 

Người tham gia bị mất tiền oan khi đầu tư vào mô hình Ponzi

Người tham gia bị mất tiền oan khi đầu tư vào mô hình Ponzi

Một số đặc điểm dễ nhận thấy khi được mô hình Ponzi kêu gọi:

  • Schemer trả lợi nhuận cao, nhiều hình thức quảng cáo thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào. Lượng tiền người tham gia mới thêm vào càng nhiều, Schemer sẽ lấy tiền và chia cho người tham gia trước và gọi đó là “lợi nhuận”. 

  • Sau khi đã xây dựng được lòng tin với nhóm người tham gia đầu tiên, Schemer lại tiếp tục lặp lại chiêu trò cũ. Đến khi lợi nhuận lên cao, các nhà đầu tư sẽ dồn tiền vào mô hình càng nhiều. Họ muốn khoản tiền này tăng cao hơn nữa bằng cách tiếp tục gửi tích luỹ. 

  • Lúc này người điều hành Ponzi không cần trả tiền cho người tham gia mà chỉ cần gửi báo cáo để họ thấy được khoản tiền đã sinh lời tới mức nào.

  • Để tránh tình trạng rút tiền ồ ạt làm phá hỏng kế hoạch Ponzi, các Schemer đưa ra các quy định về thời hạn giữ tiền. Cụ thể, nếu muốn nhận khoản lãi cao, bạn không thể rút tiền trong một thời gian nhất định. 

  • Ngoài ra, nhiều mô hình Ponzi còn cho phép nhà đầu tư rút tiền, gửi tiền linh hoạt. Điều này nhằm tạo niềm tin và là bước đầu để “con mồi sập bẫy”. Khi người tham gia thấy sự linh động, giao dịch nhanh chóng, họ cảm thấy an tâm hơn và giao số tiền của mình vào hệ thống. Lúc này, họ chính thức bị mô hình Ponzi thao túng thành công.

Ngày nay, mô hình Ponzi hoạt động ngày càng tinh vi. Do đó, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức chuyên môn, nghiên cứu thị trường kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Phương thức hoạt động của mô hình Ponzi

Sau đây là cách hoạt động của mô hình lừa đảo Ponzi:

  • Một người đứng ra khởi xướng, “mồi chài” về cơ hội đầu tư mà ai muốn tham gia cũng phải góp vốn. Người tham gia được hứa hẹn được trả lại toàn bộ vốn cùng mức lợi nhuận trong thời gian cụ thể.

  • Khi có nhà đầu tư thứ 2, người khởi xướng sẽ lấy phần tiền từ người 2 để trả cho người tham gia đầu. Lúc này, người thứ nhất nhận được khoản tiền hấp dẫn này và bị “dụ dỗ” nên quyết định tiếp tục đầu tư.

  • Người khởi xướng tiếp tục kêu gọi thêm “con mồi” mới và bằng cách thức dụ dỗ duy nhất. Khi hệ thống dần ổn định và không có người gia nhập mới. Hệ thống không duy trì được nữa và người khởi xướng sẽ ôm tiền bỏ chạy.

Cách thức hoạt động của mô hình đa cấp Ponzi

Cách thức hoạt động của mô hình đa cấp Ponzi

>>> Xem thêm:Top 11 kênh đầu tư tài chính online phổ biến nhất 2023

Nguyên nhân khiến nhà đầu tư dễ mắc bẫy Ponzi

Nguyên nhân khiến nhà đầu tư mắc bẫy Ponzi là thiếu kiến thức, muốn kiếm được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn mà không cần phải nghiên cứu kỹ sản phẩm hay dịch vụ mà họ đầu tư. 

Đặc biệt, họ cũng dễ bị cuốn theo tâm lý bầy đàn hay còn gọi là FOMO, khi thấy nhiều người xung quanh họ tham gia và nhận được số tiền “khủng”. Họ không muốn bị bỏ lại phía sau và lo sợ bị mất cơ hội. 

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thuyết phục của các Schemer - người luôn biết cách tạo sự tin tưởng, uy tín và chuyên nghiệp cho mình cho hệ thống của họ.

>>> Đọc thêm: FOMO là gì? 9 cách đánh bại bẫy FOMO trong chứng khoán, crypto

Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Khi gặp phải một trong các dấu hiệu sau đây, bạn cần cân nhắc khi đầu tư vì rất có thể bạn đang rơi vào bẫy Ponzi:

  • Hứa hẹn lợi nhuận cao, ổn định và không có rủi ro.

  • Không có nguồn thu nhập rõ ràng, chỉ dựa vào việc “chiêu mộ” thành viên mới.

  • Yêu cầu thành viên đóng góp tiền hoặc tài sản để tham gia.

  • Khó rút vốn. Khi muốn rút vốn, người khởi xướng lại tiếp tục mồi chài thêm các gói lãi suất hấp dẫn khác.

  • Không có cơ quan quản lý hoặc giám sát hoạt động của tổ chức.

  • Không minh bạch về cách tính toán lợi nhuận và phân phối cho các thành viên.

Dấu hiệu nhận biết mình bị lừa vào mô hình Ponzi

Dấu hiệu nhận biết mình bị lừa vào mô hình Ponzi

Cách phòng tránh mô hình lừa đảo Ponzi nhanh chóng, hiệu quả

Để phòng tránh mô hình lừa đảo tinh vi Ponzi, nhà đầu tư có thể tham khảo những cách sau:

  • Không tin vào những lời hứa về lợi nhuận cao và ổn định mà không có minh chứng rõ ràng.

  • Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về tổ chức, cá nhân hay sản phẩm, dịch vụ mà bạn định đầu tư.

  • Nghiên cứu thật kỹ hợp đồng và các điều khoản được ghi trước khi ký kết.

  • Nghiên cứu kỹ các số liệu thực như: Sổ sách, báo cáo, số liệu…

  • Không vay nợ hay bán tài sản để tham gia vào những cơ hội đầu tư không minh bạch, rõ ràng.

  • Thận trọng với những lời mời gọi tham gia vào các mạng lưới, hệ thống hay cộng đồng đầu tư.

  • Báo cơ quan chức năng nếu bạn có cơ sở nghi ngờ bị lừa đảo hoặc biết ai bị lừa đảo.

Hướng dẫn phòng tránh mắc bẫy Ponzi

Hướng dẫn phòng tránh mắc bẫy Ponzi

>>> Xem ngay: 5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

So sánh mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp

Giống nhau

Mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp có những điểm tương tự nhau, rất dễ nhận biết như:

  • Đều là hình thức lừa đảo, bản chất là đa cấp nhưng lại biến tấu thành đầu tư sinh lời.

  • Người khởi xướng nhận nhiều tiền nhất, bỏ vốn ít.

  • Người đứng đầu ôm tiền bỏ trốn.

Khác nhau

Tiêu chíMô hình PonziMô hình kim tự tháp
Cách hoạt độngTạo thu nhập cho các thành viên cũ bằng tiền từ các thành viên mới tham gia. Thành viên kiếm tiền chủ yếu từ việc mời thành viên mới tham gia, không nhằm mục đích bán hàng.
Mức phí tham giaĐầu tư khoản tiền dựa vào năng lực tài chính. Tiền sản phẩm
Lợi nhuận thu đượcĐược trả lãi cao khi có càng nhiều người tham gia. Giới thiệu khách mua sản phẩm và ăn hoa hồng chênh lệch.
Nguồn gốc của lợi nhuậnTừ tiền đầu tư của thành viên mới tham gia và không có nguồn thu khác.

Từ hoa hồng của người mới cho người giới thiệu sản phẩm.

Thời gian hoạt độngTồn tại trong một thời gian ngắn trước khi sụp đổ khi không có đủ thành viên mới tham gia.Có thể tồn tại một thời gian dài, nhưng có thể sụp đổ nhanh do không bán được  hàng.

>>> Đọc thêm: 8 Cách đầu tư tài chính hiệu quả nhất năm 2023

Tổng hợp các vụ lừa đảo Ponzi nổi bật tại Việt Nam

Những sự kiện lừa đảo tiền kỹ thuật số theo mô hình Ponzi nổi bật nhất chính là:

Vụ lừa đảoThời gianNgười đứng đầuChiêu trò lừa đảo
Dự án Bitkingdom11/2015Trung tâm cộng đồng toàn cầu BitkingdomBitkingdom hứa hẹn lợi nhuận lên tới 30%/tháng. Người tham gia mời càng nhiều người, hoa hồng càng cao. 
Sau một thời gian, webiste sập và tiền của người tham gia bị mất trắng.

Dự án iFan và Pincoin

12/2017

Công ty Modern Tech

Đồng tiền ảo iFan, Pincoin lập ra để thanh toán qua công nghệ blockchain và bắt đầu kêu gọi người tham gia với lợi nhuận hơn 48%/tháng.
Dự án thu hút hơn 32.000 người tham gia với tổng số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng trước khi bị sập vào năm 2017.
Sàn điện tử Tradenew.io 2018Phạm Thị Thái Sàn tổ chức sự kiện, hội thảo cho người tham gia du lịch, ký bảng quản lý vốn giao dịch đạt lợi từ 1-3%.
Nếu thua, sàn hoàn lại tới 90% vốn. Thêm chính sách hoa hồng cho việc mời thêm người tham gia.
Sàn ngoại hối Hitoption.net 07/2021Công ty TNHH một thành viên ANT GroupSàn ngoại hối Hitoption.net lừa đảo người chơi bằng cách đưa 2 lựa chọn: Đặt cược theo lệnh Buy và Sell. Nếu đoán trúng sẽ được 95% số tiền cược, đoán sai mất toàn bộ tiền cược.
Người tham gia phải nộp tiền mặt hoặc tiền ảo. Khi muốn rút tiền phải được người khởi xướng chấp thuận.
Mô hình tiền ảo Robomine09/2021Đoàn Mạnh TuấnNgười chơi phải đăng ký tài khoản bằng SĐT và nạp tiền theo 9 mức từ 180 nghìn đồng đến 99 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng trên web. 
Nhận hoa hồng khi giới thiệu người tham gia mới: Trực tiếp F1 nhận lãi 16%, F2 nhận lãi 8%, F3 được 4%.
Sau thời gian, đối tượng đánh sập hệ thống để chiếm đoạt tài sản.
Sàn Bioption.org12/2021Trần Tuấn MinhDụ dỗ nhiều người khác nhau làm đại lý theo từng cấp. Đđọc lệnh giao dịch trên sàn "Bioption.org" và chia tỷ lệ hoa hồng dạng đa cấp.
Đưa ra các gói bảo hiểm trên sàn và để nhà đầu tư hoà vốn hoặc lãi chứ không lỗ. Từ đó, hình thức này lôi kéo được hàng trăm người mắc bẫy.

Các mô hình lừa đảo Ponzi bị phát hiện tại Việt Nam

Các mô hình lừa đảo Ponzi bị phát hiện tại Việt Nam

Câu hỏi thường gặp về mô hình Ponzi

Ai là cha đẻ của mô hình Ponzi?

Cha đẻ của mô hình Ponzi là Charles Ponzi. 

Vì sao nhiều người mắc bẫy lừa đảo Ponzi?

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo Ponzi vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm đầu tư. Ngoài ra, họ dễ bị “thao túng” bởi khoản lợi khổng lồ từ những lời chào mời siêu hấp dẫn của hình thức lừa đảo này.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình Ponzi là gì. Nếu không tỉnh táo, có kiến thức, nhà đầu tư sẽ dễ rơi vào bẫy do các Schemer lập sẵn. Để có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh, Tikop gợi ý bạn đọc tham khảo chuyên mục Kiến thức tài chính của chúng tôi để trang bị thêm nhiều thông tin hữu ích.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

NAPAS là loại thẻ ngân hàng phổ biến và được nhiều người sử dụng. Vậy thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

20/11/2024

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước có GDP cao trên thế giới, do đó tiền Ấn Độ cũng được nhiều người quan tâm. Tiền Ấn Độ là tiền gì và bằng bao nhiêu tiền Việt Nam, hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

18/11/2024

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

Ngân hàng UOB - một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Với sự phát triển mạnh cùng mạng lưới rộng khắp, UOB đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại khu vực Châu Á. Vậy, UOB là ngân hàng gì và tại sao lại được nhiều người tin tưởng lựa chọn? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngân hàng này trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

Shinhan Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam. Vậy lý do gì khiến Shinhan Bank được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn? Để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng này, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024