Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

EBITDA là gì? Cách tính và ứng dụng EBITDA trong đầu tư chứng khoán

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

04/05/2024

EBITDA là chỉ số tài chính cho biết hiệu quả của các hoạt động kinh doanh bằng cách phân tách thuế, lãi vay, khấu hao tài sản với chi phí sản xuất. Vậy, EBITDA là gì? Trong bài viết này, Tikop sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về chỉ số EBITDA, hãy cùng tìm hiểu nhé!

EBITDA là gì?

EBITDA (viết tắt của earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization - thu nhập trước lãi suất, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình) là chỉ số thay thế về cho lợi nhuận ròng. EBITDA thể hiện lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh của công ty bằng cách tính các chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất như lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình vào lợi nhuận.

>> Xem thêmTài sản cố định là gì? Phân loại & Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

EBITDA là một chỉ số có thể sử dụng thay thế lợi nhuận ròng ở một số trường hợp

EBITDA là một chỉ số có thể sử dụng thay thế lợi nhuận ròng ở một số trường hợp

Lịch sử EBITDA

Chỉ số EBITDA được chủ tịch Liberty Media - John Malone, đưa ra vào những năm 1970 với mục đích là giúp ông đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng đòn bẩy của mình, bằng cách triển khai nợ và lợi nhuận tái đầu tư để giảm thuế.

Đến những năm 1980, các nhà đầu tư mới nhận thấy chỉ số này còn hữu ích trong việc đánh giá khả năng sinh lời của các công ty mà họ muốn đầu tư, nhất là với các phi vụ mua lại vì việc mua lại kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu vốn và nghĩa vụ thuế nên việc loại trừ chi phí lãi vay và thuế khỏi thu nhập là hợp lý. Họ cho rằng chi phí khấu hao và khấu hao sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản nợ của công ty, ít nhất là trong tương lại gần.

Chỉ số này sau đó bị lạm dụng để các công ty phóng đại hiệu quả tài chính của các hoạt động kinh doanh của họ, khiến nhiều người đầu tư mua lại bằng đòn bẩy (LBO) phán đoán không đúng về việc đầu tư, do đó đã nhận nhiều phản hồi xấu từ năm 2018 trở đi.

Cách tính EBITDA chính xác

Công thức tính EBITDA

Có 3 công thức tính EBITDA mà bạn có thể dùng, bao gồm: 

EBITDA = Lợi nhuận trước thuế +  Lãi vay + Thuế + Khấu hao 

EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấu hao 

EBITDA = EBIT + Khấu hao

Trong đó: 

  • EBIT (viết tắt của Earning Before Interest and Tax) là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. 

Cách tính chỉ số EBITDA

Cách tính chỉ số EBITDA

Ví dụ tính EBITDA

Doanh nghiệp P có doanh thu là 170 triệu đồng, chi phí hàng bán là 70 triệu đồng, chi phí hoạt động là 30 triệu đồng, chi phí khấu hao là 20 triệu đồng. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của doanh nghiệp là 80 triệu đồng.

Theo công thức EBITDA = EBIT + Khấu hao, ta có EBITDA của doanh nghiệp là:

EBITDA = 80 triệu đồng + 20 triệu đồng = 100 triệu đồng

Ví dụ này lược bỏ nghĩa vụ thuế thu nhập và chi phí lãi vay của doanh nghiệp, kết quả tính được EBITDA là 100 triệu đồng, cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt.

Ví dụ về EBITDA trong doanh nghiệp

Ví dụ về EBITDA trong doanh nghiệp

Ý nghĩa chỉ số EBITDA

Chỉ số EBITDA có 3 ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp:

  • Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp: Các chi phí không phải chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh như lãi vay, thuế và khấu hao tài sản không phản ánh trực tiếp khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chỉ số EBITDA được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên hoạt động kinh doanh.
  • So sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành: Trong cùng một ngành, các chỉ số như lãi vay, thuế và khấu hao tài sản của các doanh nghiệp thường tương đồng với nhau. Vì vậy, nhà đầu tư có thể sử dụng EBITDA để so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
  • Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Chỉ số EBITDA cao hơn chi phí lãi vay nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay.

>> Xem thêmBáo cáo tài chính là gì? Các loại báo cáo tài chính chi tiết nhất

Một số ý nghĩa quan trọng của EBITDA

Một số ý nghĩa quan trọng của EBITDA

Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, EBITDA được sử dụng để đánh giá cơ hội đầu tư trong nhiều mô hình định giá như EBITDA Margin, Net Debt/EBITDA và EV/EBITDA.

EBITDA Margin

EBITDA Margin hay Biên EBITDA là công cụ dùng để phân tích và so sánh biên EBITDA của các doanh nghiệp qua nhiều năm hoặc trong một ngành cụ thể. Số liệu này thể hiện tỷ suất lợi nhuận hoạt động bằng tiền mặt của doanh nghiệp, bất kể chi phí, thuế, khấu hao tài sản hoặc cơ cấu vốn. Công thức tính biên EBITDA được trình bày như sau:

EBITA Margin = EBITDADoanh thu thuần

Net Debt/EBITDA

Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA (Net Debt/ EBITDA) cho biết khả năng giải quyết tất cả các khoản nợ của mình với mức EBITDA hiện tại. Tỷ lệ này càng thấp, khả năng chi trả nợ hiện tại của doanh nghiệp càng cao vì họ đang vay mượn trong khả năng quản lý và sử dụng vốn. Công thức tính Net Debt/EBITDA được trình bày như sau:

Net Debt/EBITDANợ ngắn hạn + Nợ dài hạnTiền và tương đương tiền

EV/EBITDA

Chỉ số EV/EBITDA thường được sử dụng trong định giá cổ phiếu, giúp vạch ra khoảng thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư ở mức EBITDA nhất quán. Tương tự với Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA, tỷ lệ EV/EBITDA càng thấp thì thời gian hồi vốn càng cao, do đó càng tốt.

>> Xem thêm: Top 15 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp an toàn, hiệu quả cao

Ưu và nhược điểm của EBITDA

Ưu điểm

Chỉ số EBITDA có một số ưu điểm như sau:

  • Đánh giá hiệu quả doanh nghiệp: EBITDA được dùng để đo lường hiệu quả tài chính của một công ty, giúp nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan khác đánh giá khả năng sinh lời thật sự của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không liên quan đến hoạt động kinh doanh như lãi vay, thuế và khấu hao.
  • Loại bỏ các yếu tố không liên quan: Chỉ số EBITDA loại bỏ các yếu tố không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty như lãi vay, thuế và khấu hao. Điều này giúp tập trung vào hiệu suất kinh doanh cốt lõi và đánh giá khả năng sinh lời của công ty.

Các ưu điểm của chỉ số EBITDA

Các ưu điểm của chỉ số EBITDA

Nhược điểm

Chỉ số EBITDA cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Số liệu thu nhập không hoàn toàn chính xác: Chỉ số EBITDA không phản ánh chính xác dòng tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền bao gồm nhiều yếu tố và là thước đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp, trong khi chỉ số EBITDA chỉ phản ánh lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng thêm các chỉ số khác để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.
  • EBITDA có thể bỏ qua chi phí tài sản: Chỉ số EBITDA bao gồm các khoản khấu hao, đây là một chi phí bắt buộc nhưng không phản ánh chi phí thực tế của doanh nghiệp. Mặt khác, các khoản thu nhập không thường xuyên như thu nhập từ bán tài sản cũng làm tăng chỉ số EBITDA một cách không liên quan. 
  • Định giá công ty ảo: EBITDA có thể định giá công ty ảo nếu không xét đến bối cảnh và ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư cần so sánh chỉ số EBITDA của các doanh nghiệp cùng ngành với nhau trong bối cảnh tương tự để có được đánh giá chính xác hơn.

>> Xem thêmChỉ số CIR là gì? Ý nghĩa của CIR với doanh nghiệp và nhà đầu tư

EBITDA có một số nhược điểm cần lưu ý

EBITDA có một số nhược điểm cần lưu ý

Lưu ý khi sử dụng chỉ số EBITDA

Có một số lưu ý khi sử dụng chỉ số EBITDA mà bạn cần biết, bao gồm:

  • Chỉ số EBITDA không phải yếu tố duy nhất: Ngoài EBITDA, nhà đầu tư cần tính toán và phân tích các yếu tố khác như tình hình tài chính, quản lý, ngành nghề kinh doanh,… để có được đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp.
  • EBITDA chỉ là công cụ: Nhà đầu tư không nên tin tưởng tuyệt đối vào 1 công cụ mà cần phải sử dụng kết hợp với các chỉ số khác một cách hợp lý để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng. 

Câu hỏi thường gặp

EBITDA viết tắt của từ gì?

EBITDA là viết tắt của earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization - thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình.

EBITDA có ý nghĩa gì?

EBITDA là thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình, tức là phần thu nhập thuần khi loại bỏ các chi phí không liên quan đến sản xuất.

EBITDA bao nhiêu là hợp lý?

EBITDA tốt nhất là không âm ở mọi thời điểm tính.

EBITDA âm là sao?

EBITDA âm là một cảnh báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhưng không đồng nghĩa với EBITDA dương là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận.

EBITDA 20% có tốt không?

Các doanh nghiệp đang vận hành ổn định thường có EBITDA vào khoảng 20% - 30%.

EBITDA có giống với lợi nhuận gộp không?

EBITDA khác với lợi nhuận gộp, EBITDA giúp loại bỏ các quyết định quản lý hoặc sự thao túng có thể xảy ra bằng cách loại bỏ tài chính nợ, còn lợi nhuận gộp có thể giúp phân tích hiệu quả sản xuất của một nhà bán lẻ có thể có nhiều giá vốn hàng bán.

EBITDA có phải là doanh thu?

EBITDA là lợi nhuận bao gồm các chi phí không phải chi phí sản xuất, còn doanh thu là thu nhập bao gồm cả các chi phí sản xuất.

Tại sao EBITDA tốt hơn EBIT?

EBITDA tốt hơn EBIT vì loại trừ nhiều yếu tố chi phí của doanh nghiệp, thông thường EBITDA cho ra một con số tuyệt đối lớn hơn rất nhiều so với EBIT hay lợi nhuận thuần.

CAPEX có được bao gồm trong EBITDA không?

CAPEX xuất hiện trực tiếp ở Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết EBITDA là gì? Cách tính và ứng dụng EBITDA trong đầu tư chứng khoán đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về chỉ số EBITDA. Hãy theo dõi Tikop ngay để nhận các bài viết kiến thức tài chính mới nhất!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/10/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

20/10/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024