Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu, vai trò và chức năng hiện nay

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

21/04/2024

Tài chính doanh nghiệp là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Tài chính doanh nghiệp có mục tiêu và chức năng gì? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị trong quá trình doanh nghiệp tạo lập, phân phối nguồn tiền tệ và tài chính. Quá trình chu chuyển nguồn vốn thực hiện nhằm mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Theo đó, tài chính doanh nghiệp mang các đặc điểm cơ bản sau:

  • Thường bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng pháp luật trong mọi quy trình.

>>> Xem thêm: Phân tích tài chính là gì? 6 phương pháp phổ biến, hiệu quả

Tài chính doanh nghiệp là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là Corporate Finance.

Ví dụ về tài chính doanh nghiệp

Ví dụ cụ thể chính là hoạt động phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu, nợ, vốn chủ sở hữu, tài sản,... Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh tế hiện tại.

Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Về bản chất thì tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế chỉ các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp. Bao gồm các khâu huy động vốn đến sử dụng nguồn vốn vào quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế chỉ các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế chỉ các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp

Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:

  • Lập kế hoạch đầu tư: Ban quản trị cần tìm kiếm cơ hội đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, lên kế hoạch, dự tính doanh thu và các rủi ro có thể xảy ra.

  • Quyết định đầu tư: Căn cứ vào quá trình hoạch định kế hoạch thì nhà quản trị sẽ thực hiện dự toán vốn đầu tư và đánh giá kết quả của dự án đầu tư. Sau đó, nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư.

  • Xác định vốn, huy động vốn: Xem xét dựa trên các yếu tố như kết cấu nguồn vốn, hình thức vốn huy động, chi phí sử dụng vốn,...

  • Theo dõi, quản lý chặt chẽ nguồn vốn: Quản lý nguồn vốn với các khoản thu, chi để đảm bảo khả năng thanh toán cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp: Đánh giá qua các chỉ số báo cáo tài chính, tình hình thu - chi,... nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

  • Triển khai kế hoạch tài chính doanh nghiệp: Cụ thể hoá bằng cách quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp như quyết định đầu tư, vay vốn, huy động vốn,...

>>> Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? 9 điều nhà đầu tư cần biết về vốn đầu tư

Chi tiết nội dung của tài chính doanh nghiệp

Chi tiết nội dung của tài chính doanh nghiệp

Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp

Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:

  • Huy động vốn: Hoạt động tài chính doanh nghiệp giúp hoạt động huy động vốn diễn ra liên tục, đều đặn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua việc cung cấp nguồn vốn, tài chính doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm các khoản vay lãi và tăng doanh thu.

  • Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua việc cân đối thu chi, huy động vốn, kiểm soát vay nợ,... tài chính doanh nghiệp giúp kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định nhất.

Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có các chức năng chính sau: 

  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp tạo, huy động nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra ổn định.

  • Tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm tra và giám sát hoạt động luân chuyển nguồn vốn, từ đó đưa ra những đề xuất hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao hiệu suất kiểm soát vốn.

  • Đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp cần được sử dụng vào mục đích phù hợp, tối ưu nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp có chức năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có chức năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp

Các nguyên tắc của tài chính doanh nghiệp

Tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, chính sách Nhà nước,... mà tài chính doanh nghiệp sẽ có những nguyên tắc nhất định. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản:

  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp cần gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Mỗi hoạt động tài chính từ huy động vốn, sử dụng nguồn vốn đều cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Đặc biệt, các hoạt động này cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh.

  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp đều có sự cân bằng rủi ro và tỷ suất lợi nhuận. Đa dạng hóa cả về nguồn vốn và cả về danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. 

  • Tổ chức tài chính doanh nghiệp cần thực đảm bảo hoạt động tích cực, bởi quá trình này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu chi trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Khấu hao là gì? Những cách tính khấu hao chi tiết, có ví dụ

Hoạt động tài chính doanh nghiệp cần gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hoạt động tài chính doanh nghiệp cần gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

Các chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng

Chỉ số về khả năng thanh toán

Chỉ số khả năng thanh toán phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, cho phép nhà đầu tư đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ dài hạn của doanh nghiệp qua việc xem xét mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng tỷ lệ giá vốn bán hàng chia cho bình quan hàng tồn kho, thể hiện tốc độ quay vòng hàng hóa trong kho của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm, chỉ số lớn thể hiện tốc độ quay vòng hàng hóa trong kho nhanh và ngược lại.

Thông thường, hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là hiệu quả nếu chỉ số quay vòng hàng tồn kho ở mức cao, nghĩa là hàng hoá sẽ không bị ứ đọng nhiều.

>> Xem thêm: Ngân sách là gì? Các bước lập ngân sách doanh nghiệp chi tiết nhất

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng

Chỉ số vòng quay khoản phải thu

Chỉ số vòng quay khoản phải thu được tính bằng tỷ lệ doanh thu thuần chia khoản thu trung bình, là thước đo thể hiện tính hiệu quả của các hoá đơn còn nợ lại chưa được thanh toán. Chỉ số vòng quay khoản phải thu cho thấy tốc độ thanh toán nợ cho khách hàng nhanh hay chậm.

Nếu doanh nghiệp có chỉ số vòng quay khoản phải thu thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.

>>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất

Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ lệ tiền mặt và các loại tài sản lưu động chia cho khoản vay ngắn hạn hoặc khoản nợ hiện tại. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 nghĩa là công ty luôn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn.

Chỉ số về hoạt động

Chỉ số về hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận hoạt động và hiệu quả hoạt động. Trong đó, lợi nhuận hoạt động phản ánh tổng thể khả năng sinh lời, còn hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Chỉ số về hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số về hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ trên vốn

Tỷ lệ nợ trên vốn thể hiện mức độ rủi ro trong vận hành vốn của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở nhìn nhận khoản nợ mà công ty đang có, bao gồm vay thế chấp, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Tỷ lệ nợ trên vốn giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. 

  • Nếu tỷ lệ lớn hơn 1 thì tài sản doanh nghiệp hình thành từ các khoản nợ và ngược lại. 

  • Nếu tỷ lệ nhỏ hơn 1 thì nghĩa là tài sản doanh nghiệp đến từ vốn chủ sở hữu hiện có.

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận giúp nhà đầu tư tính toán về số tiền có thể thu được sau các hoạt động đầu tư vốn. Tỷ suất lợi nhuận thường bao gồm các chỉ số như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sinh lời,...

Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số rủi ro được tính dựa trên bốn chỉ số, bao gồm: chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE), chỉ số biên lợi nhuận phân phối, mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (FLE) và mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh.

>>> Xem thêm: Tài sản cố định là gì? Phân loại & Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

Chỉ số rủi ro giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh

Chỉ số rủi ro giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh

Các câu hỏi thường gặp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình áp dụng các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính, dự đoán sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Tại sao phải phân tích tài chính doanh nghiệp?

Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. 

  • Đối với nhà đầu tư thì phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá giá trị cổ phiếu khả năng sinh lời, rủi ro của doanh nghiệp, từ đó đi đến quyết định đầu tư cuối cùng.

  • Đối với doanh nghiệp thì phân tích tài chính giúp họ quản lý, kiểm soát được tình hình kinh tế tài chính hiện tại, so sánh với đối thủ, thị trường cũng như các mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu tài chính chính của doanh nghiệp là gì?

Mục tiêu tài chính chính của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu, nghĩa là mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Nguyên tắc cơ bản trong tài chính doanh nghiệp là gì?

Nguyên tắc cơ bản trong tài chính doanh nghiệp là hoạt động này cần gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phía trên là toàn bộ về tài chính doanh nghiệp để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024