Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

NPV là gì? Cách tính NPV đúng chuẩn, đơn giản, có ví dụ chi tiết

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

13/03/2024

NPV là một trong những chỉ số đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư. Vậy chỉ số NPV là gì? Ý nghĩa, cách tính NPV chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết này của Tikop.

Chỉ số NPV là gì?

Khái niệm chỉ số NPV

Chỉ số NPV là giá trị hiện tại ròng, được xác định dựa vào phần chênh lệch của giá trị hiện tại của dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một khoảng thời gian. NPV là một công cụ quan trọng trong phân tích tài chính được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một dự án hoặc khoản đầu tư. 

Nói một cách dễ hiểu, người ta đánh giá NPV để ra quyết định đầu tư bởi 1 đồng thu được trong tương lai sẽ không giá trị bằng một đồng thu được tại thời điểm hiện tại. Thông thường, những dự án có NPV dương thì đáng để đầu tư và ngược lại.

NPV được hiểu là giá trị hiện tại ròng

NPV được hiểu là giá trị hiện tại ròng

NPV là viết tắt của từ gì?

NPV là tên viết tắt của Net Present Value.

Cách tính NPV chi tiết

Công thức tính NPV

Công thức tính NPV chi tiết

Công thức tính NPV chi tiết

 

Trong đó:

  • n: Số năm hoạt động của dự án
  • r: Tỷ suất chiết khấu 
  • Bi: Các khoản thu của năm i 
  • Ci: Các khoản chi của năm i

Ví dụ tính NPV

Giả sử, dự án A có tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 tỷ, thời gian hoạt động 4 năm, tỷ suất chiết khấu là 12%/năm. Bảng chi phí, doanh thu của doanh nghiệp như sau: 

Tiêu chí Năm 1 (tỷ) Năm 2 (tỷ) Năm 3 (tỷ) Năm 4 (tỷ)
Doanh thu 10 15 25 35
Chi phí 4 7 9 12

Cách tính NPV của công ty A như sau:

Tiêu chí Năm 0 (tỷ) Năm 1 (tỷ) Năm 2 (tỷ) Năm 3 (tỷ) Năm 4 (tỷ)
Doanh thu   10 15 25 35
Chi phí 40 4 7 9 12
Lợi nhuận ròng -40 6 8 16 23

NPV dự án A = - 40 + 6/1.12 + 8/ (1.12^2) + 16/(1.12^3) + 23/(1.12^4) = -2.26 tỷ đồng

Như vậy, NPV < 0, dự án A không nên đầu tư vì có thể thua lỗ 2.26 tỷ đồng.

Ý nghĩa của NPV

Dựa trên giá trị NPV, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn, cụ thể như sau:

  • NPV > 0: Thu nhập thu được trong tương lai lớn hơn chi phí dự kiến. Do đó, dự án mang lại lợi nhuận và có tính khả thi khi đầu tư.
  • NPV < 0: Lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn chi phí dự kiến. Như vậy, dự án được dự kiến là thua lỗ nên nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi đầu tư.
  • NPV = 0: Dự án được dự kiến là hoà vốn, không có lãi cũng không bị lỗ.

>> Xem thêmTỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất lợi nhuận chi tiết

NPV đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư

NPV đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư

Hướng dẫn phân tích chỉ số NPV

Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số NPV để đưa ra quyết định sáng suốt bằng cách thực hiện như sau:

  • Xác định được giá trị của dự án: NPV lớn hơn 0, dự án tạo ra giá trị, nên được thực hiện và ngược lại. 
  • So sánh với các dự án khác: Sử dụng NPV làm tiêu chuẩn để so sánh các dự án đầu tư khác nhau. Thông thường, trường hợp dự án có NPV cao hơn sẽ được ưu tiên.
  • Xem xét mức độ rủi ro và lợi ích: Dự án có NPV cao có thể chứa rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể mang lại tiềm năng sinh lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, NPV (Giá trị hiện tại ròng) và IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) là hai công cụ phổ biến được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư. Trong một số trường hợp, hai chỉ số này cho ra 2 kết quả đánh giá khác nhau. Thông thường, các nhà đầu tư lựa chọn tin tưởng NPV vì chỉ số này phản ánh chính xác hơn về giá trị tài chính của dự án.

Ưu và nhược điểm của chỉ số NPV

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng: Công thức tính NPV tương đối đơn giản và dễ hiểu. Do đó, ngay cả khi bạn là người mới, bạn cũng sẽ dễ dàng tính toán dựa vào các số liệu sẵn có của doanh nghiệp.
  • Giúp đưa ra quyết định đầu tư: NPV được coi là thước đo định lượng để đánh giá mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư. NPV dương thể hiện mức sinh lời hiệu quả từ việc sử dụng vốn và ngược lại.
  • Đánh giá được giá trị thời gian của tiền: NPV giúp nhà đầu tư so sánh giá trị của các khoản tiền thu nhập và chi phí phát sinh ở các thời điểm khác nhau.
  • Định giá cổ phiếu: NPV có thể được sử dụng để định giá cổ phiếu bằng cách dự báo dòng tiền tương lai của doanh nghiệp và chiết khấu về giá trị hiện tại.
  • Có thể điều chỉnh: NPV có thể được điều chỉnh để tính đến các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chi phí rủi ro hay tác động môi trường.
  • Dễ so sánh các dự án: Nhà đầu tư có thể sử dụng NPV để so sánh cùng lúc nhiều dự án sau đó mới đưa ra quyết định. Dự án có NPV cao hơn thường được ưu tiên.

>> Xem thêm8 Cách đầu tư tài chính hiệu quả nhất năm 2024

NPV dễ sử dụng và tính toán hiệu quả

NPV dễ sử dụng và tính toán hiệu quả

Nhược điểm

Không đáng tin cậy nếu chất lượng đầu vào sai sót: NPV phụ thuộc vào dự báo dòng tiền trong tương lai và dự báo này có thể không chính xác dẫn đến kết quả tính toán sai hoàn toàn.

  • Không so sánh được các dự án khác quy mô: Các dự án lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn và ngược lại. Do đó, việc so sánh NPV là không chính xác.
  • Thiếu một số chi phí: NPV không tính đến một số chi phí, chẳng hạn như chi phí cơ hội và chi phí lạm phát.
  • Yếu tố định lượng: NPV là một công cụ định lượng, do đó, chỉ số này không thể tính đến các yếu tố như chất lượng khoản đầu tư, tác động tới thương hiệu, sự trung thành của khách hàng,...

>> Xem ngay: Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lưu ý khi sử dụng chỉ số NPV trong tài chính

Để sử dụng NPV một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nhà đầu tư cần sử dụng các giả định và ước tính thực tế để đảm bảo tính tin cậy của NPV. Việc phân tích độ nhạy cho phép nhà đầu tư xác định được chỉ số NPV thay đổi như thế nào với các kịch bản và biến số khác nhau.
  • NPV không phù hợp với tất cả các dự án, đặc biệt là các dự án không có lợi ích về tiền hoặc không thể đo lường bằng tiền. Chỉ số này không thể đánh giá được các dự án phi tài chính, dự án về môi trường, xã hội hoặc chính trị…
  • Trường hợp dự án có cả lợi ích về tiền mặt và phi tiền mặt, nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng NPV để đánh giá giá trị tài chính. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cả các lợi ích phi tài chính của dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
  • NPV của dự án lớn hơn thường cao hơn NPV của dự án nhỏ hơn ngay cả khi tỷ suất sinh lời của dự án nhỏ hơn cao hơn. Do đó, nhà đầu tư cần so sánh NPV của các dự án cùng quy mô, có chi tiêu ban đầu tương tự và sử dụng cùng tỷ lệ chiết khấu.

>> Xem thêm: Phi lợi nhuận là gì? Phân loại & Mục đích của tổ chức phi lợi nhuận

Không phải dự án nào cũng có thể sử dụng NPV để đánh giá

Không phải dự án nào cũng có thể sử dụng NPV để đánh giá

Mối quan hệ mật thiết giữa chỉ số NPV và IRR

Việc quan tâm tới chỉ số NPV và IRR có mối quan hệ như thế nào giúp nhà đầu tư xác định nên chọn chỉ số nào cần thiết để giữ lại trong dự án của mình. Cụ thể, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV = 0. Ý nghĩa của từng trường hợp như sau:

  • Phương trình vô nghiệm: Tức là không có IRR, nhà đầu tư sẽ không thể đánh giá được dự án.
  • Phương trình nhiều nghiệm: Nhà đầu tư sẽ không biết chọn IRR nào làm mốc chuẩn để so sánh.

Ngoài ra, IRR chỉ có thể sử dụng để đánh giá một dự án và không có khả năng so sánh hai dự án như chỉ số NPV. 

Doanh nghiệp sử dụng IRR để xác định được % cụ thể tính khả thi của dự án, còn NPV chỉ được thể hiện bằng tiền. Do đó, NPV và IRR là hai công cụ bổ sung cho nhau trong việc đánh giá dự án. Nên sử dụng kết hợp cả hai chỉ số để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Các khoản đầu tư ngắn hạn hiện nay

Nhà đầu tư nên sử dụng cả IRR và NPV để đánh giá dự án

Nhà đầu tư nên sử dụng cả IRR và NPV để đánh giá dự án

Một số câu hỏi thường gặp

NPV trong tài chính là gì?

Trong lĩnh vực tài chính, NPV là thước đo giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền thu nhập và chi phí dự kiến của một dự án trong tương lai, được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

NPV của dự án là gì?

NPV của dự án là giá trị hiện tại ròng của dòng tiền chi - thu dự kiến từ khoản đầu tư và được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

NPV của dự án bằng 0 có nên đầu tư?

NPV bằng 0 cho thấy dự án chỉ hòa vốn, không mang lại lợi nhuận. Nếu bạn là nhà đầu tư ưa thích sự rủi ro, việc đầu tư vào dự án có NPV bằng 0 là không phù hợp.

Bài viết trên của Tikop cung cấp cái nhìn tổng quan về NPV là gì và ý nghĩa của việc sử dụng chỉ số này để đánh giá dự án đầu tư. Nếu bạn đọc quan tâm tới các kiến thức tài chính khác, hãy tham khảo tại Tikop.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024