Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bài học làm giàu từ khủng hoảng kinh tế thế giới không thể bỏ qua

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

08/08/2024

“Làm giàu từ khủng hoảng kinh tế” nghe có vẻ không khả thi, nhưng liệu bạn có biết rằng đây cũng là cơ hội để xuất hiện các “New Rich” sau chu kỳ suy thoái kinh tế? Cùng Tikop tìm hiểu những bí quyết đằng sau thành công của những nhà đầu tư thông minh.

Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng kinh tế 

Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Tình hình kinh tế tăng trưởng chậm chạp thường được ví như “hồi chuông báo thức” cho thấy nền kinh tế đang gặp vấn đề. Khi các chỉ số kinh tế quan trọng như GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tăng trưởng chậm lại hoặc thậm chí giảm. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, sức mua của người dân giảm sút từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác cho nền kinh tế.

Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã chứng kiến GDP giảm âm, “căn bệnh” lạm phát hoành hành gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

>> Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm? Nguyên nhân và ảnh hưởng hiện nay

Khi kinh tế chậm lại là dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế

Khi kinh tế chậm lại là dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế

Tỷ lệ thất nghiệp tăng

Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo động về một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất đình trệ, nhu cầu lao động giảm sút, hàng loạt người lao động sẽ bị mất việc. 

Điều này không chỉ gây ra những khó khăn về tài chính cho các gia đình mà còn làm gia tăng bất ổn xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng làm giảm thu nhập của chính phủ thông qua thuế thu nhập cá nhân, gây áp lực lên ngân sách nhà nước.

>> Xem thêm: Thất nghiệp là gì? Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp phổ biến hiện nay

Tăng tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu như một quả bom nổ chậm, chúng âm thầm phá hoại nền kinh tế. Khi các khoản nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay, hạn chế dòng tiền chảy vào nền kinh tế. 

Điều này sẽ làm giảm khả năng đầu tư của doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc tạo ra việc làm và làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều áp lực lên cuộc sống của người dân và làm giảm sức mua. 

>> Xem thêmTỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì? Tỷ lệ bao phủ nợ xấu các ngân hàng Việt Nam

Dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế là tăng tỷ lệ nợ xấu

Dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế là tăng tỷ lệ nợ xấu

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế hay còn gọi là bong bóng tài sản, là tình trạng giá trị của một loại tài sản nào đó tăng quá nhanh so với giá trị thực của chúng. Hiểu một cách đơn giản, khi bong bóng này vỡ, giá trị tài sản sụt giảm mạnh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. 

Minh chứng rõ nét nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử, như cuộc Đại suy thoái năm 1929 hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đều bắt nguồn từ việc vỡ các bong bóng tài sản như bất động sản, cổ phiếu.

Chính trị bất ổn

Chính trị bất ổn giống như một “cơn bão” làm đảo lộn nền kinh tế của chính quốc gia đó và cả thế giới. Khi một quốc gia trải qua những biến động chính trị lớn, như cuộc đảo chính, chiến tranh hoặc bất ổn xã hội, các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin và rút vốn khỏi nền kinh tế.

Từ đó dẫn đến sự sụt giảm đầu tư, sản xuất đình trệ và thất nghiệp tăng cao và cuối cùng kéo theo đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Lạm phát cao

Các dấu hiệu của lạm phát cao có thể bao gồm giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh chóng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị đồng tiền giảm sút, tỷ giá hối đoái biến động mạnh kéo theo mức lãi suất tăng. 

Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và làm suy yếu nền kinh tế. Nếu tình trạng lạm phát tăng cao, không có dấu hiệu giảm thì rất có thể một cơn “bão” - khủng hoảng kinh tế đang sắp diễn ra. 

>> Xem thêm: Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Tình hình lạm phát tăng cao khiến khủng hoảng kinh tế diễn ra

Tình hình lạm phát tăng cao khiến khủng hoảng kinh tế diễn ra

Tăng trưởng tín dụng chậm

Khi các ngân hàng hạn chế cho vay, dòng tiền trong nền kinh tế sẽ bị thu hẹp hay nói cách khác là tình hình tín dụng tăng trưởng chậm chạp. Điều này làm giảm khả năng đầu tư của doanh nghiệp và hạn chế tiêu dùng của người dân.

Như vậy, tình trạng này sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, làm suy giảm sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp và cuối cùng kéo theo sự suy giảm của toàn bộ nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán biến động

Thị trường chứng khoán thường được ví như “thước đo” để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái, niềm tin của nhà đầu tư sẽ giảm sút từ đó dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu ồ ạt.

Điều này khiến chứng khoán giảm mạnh, phản ánh sự lo ngại về triển vọng tương lai của các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Đây chính là dấu hiệu tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

>> Xem thêm: Đầu tư chứng khoán là gì? Cách đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất

3 điều cần làm khi xảy ra khủng hoảng kinh tế

Kiểm soát chi tiêu

Đứng trước những thay đổi và khó khăn khi cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến, việc lập kế hoạch tài chính trở thành vấn đề cấp thiết. Một bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn xác định được thu nhập, chi tiêu hiện tại và các mục tiêu tài chính trong tương lai. 

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, việc cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần xem xét lại các khoản chi tiêu hàng tháng của mình, từ những khoản chi nhỏ như ăn uống bên ngoài, mua sắm quần áo đến những khoản chi lớn như trả góp xe hơi, nhà cửa. 

>> Xem thêm Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Nhà đầu tư cần kiểm soát chi tiêu khi khủng hoảng kinh tế

Nhà đầu tư cần kiểm soát chi tiêu khi khủng hoảng kinh tế

Đa dạng nguồn thu nhập

Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, việc chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất là một rủi ro lớn. Bạn phải học cách đầu tư “Bỏ trứng vào nhiều rổ” để đa dạng hóa nguồn thu nhập của bản thân và gia đình. Khi một nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, các nguồn thu nhập khác có thể bù đắp lại.

Bạn hãy cân nhắc các lựa chọn đầu tư như: kinh doanh online, làm thêm, đầu tư vào các kênh khác nhau như chứng khoán, bất động sản, hoặc sử dụng các kỹ năng của mình để lựa chọn danh mục đầu tư mình cảm thấy tự tin, có khả năng thành công nhất.

>> Xem thêm Thu nhập thụ động là gì? 19 cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động

Hạn chế vay mượn và giảm nợ

Nợ nần như một “gánh nặng” đè lên vai, khiến bạn khó khăn hơn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế bất ổn kéo theo việc trả nợ sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, bạn hạn chế vay mượn để mua những thứ không cần thiết và chỉ vay khi thật sự cần thiết. 

Đặc biệt, để tránh khoản nợ vượt quá “sức lực” - khả năng trả nợ của bản thân, bạn cần ưu tiên trả hết các khoản nợ cũ trước khi vay thêm.

>> Xem thêm: Cách vay tiền ngân hàng dễ nhất: Điều kiện, thủ tục, quy trình

Bạn nên hạn chế vay nợ khi khủng hoảng kinh tế

Bạn nên hạn chế vay nợ khi khủng hoảng kinh tế

Bài học làm giàu từ khủng hoảng kinh tế

Có một sự thật là đằng sau những cuộc khủng hoảng kinh tế với chu kỳ 10 năm/lần, luôn ẩn chứa những cơ hội làm giàu bất ngờ. Vậy đâu là bí mật giúp một số người trở thành "New Rich" sau mỗi chu kỳ suy thoái? Sau đây là bí quyết để bạn nắm bắt cơ hội làm giàu trong những thời điểm khó khăn.

Tích trữ “tiền mặt”

“Tiền mặt” từ xưa đến nay, luôn được xem là một trong những công cụ tích trữ tài sản an toàn và đáng tin cậy nhất. “Tiền mặt” ở đây không chỉ là tiền giấy mà vàng cũng được xem như “tiền mặt” trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn này, khi thị trường chứng khoán biến động mạnh, các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì “tiền mặt” lại trở thành "bến bờ" vững chắc cho nhiều người. 

Với tính thanh khoản cao, “tiền mặt” có thể được sử dụng để thanh toán bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần qua bất kỳ thủ tục chuyển đổi nào. Khi có cơ hội, bạn chớp thời cơ bằng cách dùng khoản tiền này để gom những tài sản dưới giá trị thật.

Nếu bạn đang tìm kiếm một “vị trí” an toàn để gửi tiết kiệm và tích lũy tiền, hãy tham khảo ngay Tikop. 

>> Tham khảo Gửi tích lũy tại Tikop

Đầu tư 

Sau khi tích luỹ được một khoản tiền “vừa đủ”, bước tiếp theo chính là thời điểm vàng để bạn đưa số tiền của mình vào các kênh đầu tư sinh lời. Lúc này, cổ phiếu chính là kênh đầu tư “chất lượng”, dễ có cơ hội đổi đời. 

Hiểu một cách đơn giản, khi khủng hoảng, tâm lý nhà đầu tư thường hoảng loạn, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu ồ ạt. Điều này khiến giá của nhiều mã cổ phiếu tốt bị định giá dưới mức thực tế.

Song song với đó, để phục hồi nền kinh tế, chính phủ thường có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu. Khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kéo theo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến giá cổ phiếu, khiến chúng tăng vọt.

Sau khi đã có trong tay “một rổ cổ phiếu chất lượng”, bạn chờ đợi thời cơ, chỉ bán ra khi người người nhà nhà mua chứng khoán bởi đây là lúc mà thị trường sôi động nhất. Đây chính là mẹo đầu tư khôn ngoan từ khủng hoảng kinh tế. 

Thu hồi lợi nhuận và tái đầu tư

Khi nền kinh tế phục hồi, chính phủ thường ban hành nhiều chính sách ưu đãi, do đó đây là thời điểm thích hợp để bạn bán tháo các cổ phiếu đó. Và bước tiếp theo mà các nhà đầu tư thông minh thường hướng đến là đầu tư vào bất động sản. 

Sau một thời gian trầm lắng, giá bất động sản thường ở mức hợp lý, tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua được tài sản với giá tốt. Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi mua các bất động sản có tiềm năng vì trong giai đoạn này giá bất động sản không thể tăng ngay vì người dân hầu như không có tiền mua. 

Sau một thời gian nền kinh tế phục hồi, thị trường bất động sản mới ấm lên và bắt đầu bùng nổ. Đây là lúc bạn đã có trong tay khoản lợi nhuận gấp 5, gấp 10 lần ban đầu. 

Bài học đầu tư kiếm lợi nhuận cao khi khủng hoảng kinh tế

Bài học đầu tư kiếm lợi nhuận cao khi khủng hoảng kinh tế

Như vậy, Tikop đã bật mí cho bạn bài học làm giàu từ khủng hoảng kinh tế mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Nếu muốn tìm hiểu thêm các chủ đề kinh tế, tài chính, bạn đọc hãy tham khảo chuyên mục Kinh nghiệm và chia sẻ của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/08/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

26/07/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024

Tài sản ngắn hạn là gì? Đặc điểm, phân biệt với tài sản dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài sản ngắn hạn là gì? Đặc điểm, phân biệt với tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính, thường được nhắc đến khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Vậy tài sản ngắn hạn là gì? Cách tính tài sản ngắn hạn chính xác chi tiết như thế nào? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

12/09/2024