Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm và cách kiểm tra nợ xấu chính xác

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

21/04/2024

Vay tín dụng đang ngày càng phổ biến, dẫn đến việc nhiều quan tâm hơn đến các vấn đề về tài chính cá nhân, trong đó có nợ xấu. Nợ xấu là gì và ảnh hưởng đến khả năng vay của mỗi người như thế nào, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

Nợ xấu là gì?

Khái niệm nợ xấu

Nợ xấu được là các khoản nợ mà người vay không thể trả nợ khi đến hạn thanh toán. Thông thường, các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày (dựa trên thời gian được quy định trong hợp đồng tín dụng) thì bị coi là nợ xấu.

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thanh toán. Nguồn ảnh: Entrepreneur

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thanh toán. Nguồn ảnh: Entrepreneur

Ví dụ về nợ xấu

Khách hàng A vay ngân hàng khoản tiền 20 triệu và hạn thanh toán ngân hàng quy định là ngày 10/12. Vậy, nếu khách hàng A hoàn tất thanh toán trễ hơn ngày 10/03 thì khoản nợ này được tính vào nợ xấu.

Nợ xấu tiếng Anh là gì?

Nợ xấu trong tiếng Anh là Nonperforming Loan hoặc Bad Debt.

>> Xem thêm: Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Phân loại các nhóm nợ xấu

Nợ xấu được chia thành các nhóm sau: 

  • Nhóm 1 (Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, có khả năng thu hồi.
  • Nhóm 2 (Nhóm nợ cần chú ý): Là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, có thể điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
  • Nhóm 3 (Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu; các khoản nợ vi phạm quy định theo Luật Các tổ chức tín dụng; các khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo thanh tra, kiểm tra,...
  • Nhóm 4 (Nhóm nợ nghi ngờ): Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2; các khoản nợ vi phạm quy định chưa thu hồi được hoặc các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày,...
  • Nhóm 5 (Nhóm nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên; các khoản nợ vi phạm hoặc phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra quá 60 ngày và các khoản nợ khác được quy định trong Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Các khoản nợ được chia thành 5 nhóm. Nguồn ảnh: Community 1st Credit Union

Các khoản nợ được chia thành 5 nhóm. Nguồn ảnh: Community 1st Credit Union

Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là:

  • Quên thanh toán khi sử dụng thẻ tín dụng. Đây là lỗi này rất thường gặp ở đa số người dùng thẻ.
  • Không thanh toán số tiền tối thiểu trong sao kê thẻ tín dụng.
  • Chi tiêu vượt hạn mức tín dụng và không có khả năng chi trả khi đến hạn thanh toán.
  • Mua sắm nhiều, đặc biệt là các hóa đơn trả góp nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

>> Xem thêm: Thẻ thanh toán là gì? Phân biệt các loại thẻ thanh toán hiện nay

Ảnh hưởng khi phát sinh nợ xấu

Nợ xấu không chỉ gây hại cho ngân hàng, các tổ chức cho vay tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch sử tín dụng của khách hàng:

  • Phải chịu các phí phạt: Khi thanh toán trễ hạn, các khoản phí phạt thanh toán nợ trễ hạn sẽ phát sinh theo quy định của hợp đồng vay. Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà mức phí sẽ khác nhau, trễ càng lâu thì phí phạt càng cao.
  • Bị hạ điểm tín dụng và ghi nhận nợ xấu: Hệ thống chấm điểm tín dụng CIC sẽ ghi nhận nợ xấu của khách hàng. Lúc này, khách hàng sẽ khó tiếp cận các khoản vay mới do lịch sử tín dụng xấu.

>> Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Sự khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp

Nợ xấu cản trở việc tiếp cận nguồn vốn mới. Nguồn ảnh: GetHow

Nợ xấu cản trở việc tiếp cận nguồn vốn mới. Nguồn ảnh: GetHow

Cách kiểm tra nợ xấu

Kiểm tra nợ xấu qua Website CIC

Khách hàng có thể kiểm tra nợ xấu đơn giản qua website CIC:

  • Bước 1: Truy cập trang web CIC https://cic.gov.vn/.

Giao diện website CIC.

Giao diện website CIC.

  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết và tạo mật khẩu tài khoản. 
  • Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà bạn đã đăng ký và chọn Tiếp tục.
  • Bước 4: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại để xác thực thông tin sau 1 ngày.
  • Bước 5: Sau khi xác thực thông tin và tạo tài khoản thành công, các thông tin đăng ký, đăng nhập sẽ được gửi về SMS/Email của bạn.
  • Bước 6: Người dùng đăng nhập vào website, sau đó chọn Khai thác báo cáo để kiểm tra nợ xấu CIC của bản thân.

Kiểm tra nợ xấu app CIC

Bên cạnh website, mọi người cũng có thể kiểm tra nợ xấu qua app CIC một cách dễ dàng:

  • Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản.
  • Bước 3: Nhập mã OTP xác nhận.
  • Bước 4: Chọn mục Khai thác báo cáo để cung cấp thêm thông thông tin với CIC.
  • Bước 5: Gửi thông tin cho CIC đợi phê duyệt.
  • Bước 6: Sau khi được xác thực, người dùng chọn Khai thác báo cáo để kiểm tra nợ xấu của bản thân.

Có nhiều cách để kiểm tra nợ xấu. Nguồn ảnh: Advocis

Có nhiều cách để kiểm tra nợ xấu. Nguồn ảnh: Advocis

Kiểm tra nợ xấu qua ngân hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng, cung cấp giấy tờ tùy thân và các thông tin cần thiết. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả ngay cho khách hàng.

>> Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì? 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất 2023

Làm thế nào để xóa nợ xấu

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng hoặc các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 thì khách hàng chỉ cần tất toán cả gốc và lãi. Lịch sử nợ xấu sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC ngay sau khi khoản vay được tất toán. 

Đối với khoản nợ trên 10 triệu đồng, khách hàng sau khi thanh toán khoản vay cần phải yêu cầu người quản lý khoản vay xác minh việc tất toán. Tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ bình thường sau 1 năm. Khách hàng thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 thì sau 5 năm mới được xóa được lịch sử nợ xấu.

Cách phòng tránh nợ xấu

Khách hàng nên tự đánh giá khả năng tài chính và chuẩn bị các phương án trả nợ trước khi đi vay vốn. Cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, mang lại lợi nhuận để đảm bảo chi trả lãi và vốn.

Khách hàng cũng cần lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Nhiều khách hàng đủ khả năng chi trả nhưng vẫn bị vào nhóm nợ xấu vì quên mất thời gian thanh toán, dẫn đến thanh toán trễ hạn. Nên thanh toán trước 1, 2 ngày trước hạn đề phòng các rủi ro như hạn thanh toán vào cuối tuần, app thanh toán bảo trì,...

Trong trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả tạm thời, cần liên hệ với ngân hàng để tìm ra phương án trả nợ tối ưu. Ngân hàng có thể đề ra các giải pháp hỗ trợ thanh toán cho khách hàng tránh nợ xấu.

>> Xem thêm: Vì sao sống tiết kiệm lại không dễ dàng?

Cần tránh tiêu xài hoang phí dẫn đến nợ xấu. Nguồn ảnh: Crixeo

Cần tránh tiêu xài hoang phí dẫn đến nợ xấu. Nguồn ảnh: Crixeo

Câu hỏi thường gặp

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng là các khoản vay từ ngân hàng mà chưa được thanh toán khi đã đến hạn.

Vay nợ xấu là gì?

Vay nợ xấu là các khoản vay của khách hàng không được thanh toán đúng hạn.

Các nhóm nợ xấu là gì?

Các nhóm nợ xấu được phân chia từ 1 đến 5 theo thời gian trễ hạn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

Nợ xấu CIC là gì?

Nợ xấu CIC là việc ghi nhận các khoản nợ xấu của khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng.

Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?

Nợ xấu thẻ tín dụng là các khoản vay thẻ tín dụng không được thanh toán đúng hạn.

Nợ xấu có vay tiền được không?

Tùy trường hợp. Đối với các khoản nợ với số tiền dưới 10 triệu hay nhóm nợ dưới nhóm 2 thì khách hàng vẫn có thể vay tiền. Đối với các khoản nợ giá trị lớn và thuộc nhóm 3 trở lên thì phải xóa lịch sử nợ xấu mới được vay.

Nợ xấu từ nhóm 3 trở lên không được vay tiền. Nguồn ảnh: HostGator.com

Nợ xấu từ nhóm 3 trở lên không được vay tiền. Nguồn ảnh: HostGator.com

Nợ xấu có mua trả góp được không?

Không. Thông thường khách hàng đang nợ xấu sẽ không được các tổ chức tín dụng hỗ trợ trả góp.

Nợ xấu ngân hàng sẽ bị gì?

Nợ xấu ngân hàng sẽ bị ghi nhận trên lịch sử tín dụng và bị hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay mới.

Trễ hạn trả góp bao lâu thì bị nợ xấu?

Các khoản nợ trễ hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Thời gian bao lâu để xóa nợ xấu?

Các nhóm nợ 1,2 thì sẽ được xóa nợ xấu sau khi tất toán. Các khoản nợ thuộc nhóm 3 trở lên sẽ được xóa nợ xấu sau 5 năm kể từ khi tất toán.

Nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện?

Các khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu là đã có thể lập hồ sơ để khởi kiện.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nợ xấu. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

18/01/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024