Dư nợ là gì? Dư nợ tiếng Anh là gì?
Dư nợ là khoản tiền nợ phát sinh mà cá nhân, tổ chức phải chi trả cho quá trình giao dịch tín dụng tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Dư nợ thường bao gồm các khoản như hợp đồng vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay để đầu tư hoặc vay sinh viên,... Dư nợ thường sẽ giảm dần trong quá trình khách hàng thanh toán khoản vay, dư nợ sẽ bằng 0 khi khách hàng toàn tất khoản vay đó.
Việc có quá nhiều dư nợ có thể gây áp lực tài chính, tăng chi phí lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn mới. Quản lý dư nợ một cách cẩn thận là quan trọng để duy trì tình hình tài chính ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
Dư nợ tiếng Anh là Debt, là tiền nợ được phát sinh ở các ngân hàng khác nhau thông qua việc giao dịch tín dụng với những hình thức khác nhau.
Dư nợ là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Cách tính dư nợ tại ngân hàng
Dư nợ ngân hàng được tính dựa trên từng ngân hàng, từng khoản vay và khách hàng cụ thể. Công thức chung về cách tính dư nợ là:
Dư nợ = Dư nợ ban đầu + dư nợ giảm dần + dư nợ cuối kỳ + dư nợ quá hạn + dư nợ thẻ tín dụng
Trong đó:
-
Dư nợ ban đầu: Là khoản vay ban đầu mà khách hàng nhận từ ngân hàng
-
Dư nợ giảm dần: Là số tiền khách hàng còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc cần trả trước đó
-
Dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền khách hàng đã giao dịch và các chi phí phát sinh.
-
Dư nợ quá hạn: Là tổng số nợ mà người đi vay chưa thể trả, bao gồm cả tiền vốn và lãi cho ngân hàng trong kỳ sao kê trước đó.
Ví dụ: Ngân hàng A có khách hàng B vay một khoản vay ban đầu là 10.000.000 đồng. Dư nợ giảm dần hàng tháng là 1.000.000 đồng. Dư nợ cuối kỳ (sau khi trừ đi dư nợ giảm dần) là 6.000.000 đồng. Dư nợ quá hạn là 500.000 đồng. Khách hàng A cũng có một khoản dư nợ thẻ tín dụng là 2.000.000 đồng.
Dư nợ = 10.000.000 + 1.000.000 - 6.000.000 + 500.000 + 2.000.000 = 7.500.000 đồng
Cách tính dư nợ ngân hàng
Hậu quả khi để dư nợ quá hạn
Phải chịu phí phạt và làm tăng nợ cần thanh toán
Thông thường, trong các hợp đồng cho vay sẽ có những điều khoản lãi suất khi khách hàng thanh toán chậm kỳ hạn, thường sẽ là 5 - 6%. Đây được coi như là mức phí phạt đối với cá nhân, tổ chức khi quá hạn. Vì thế, phí phạt thêm cũng sẽ tăng khoản nợ mà khách hàng cần thanh toán.
Dư nợ quá hạn gây tăng khoản nợ cần thanh toán
Khó tiếp cận khoản vay khác
Nếu phát sinh dư nợ quá hạn, nợ xấu thì cá nhân sẽ bị các ngân hàng, bên tín dụng vô hiệu hóa thẻ, không thể mở được thẻ tín dụng nữa. Đồng thời, cá nhân cũng sẽ bị mất uy tín trên các hệ thống ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Điều này có thể khiến cá nhân khó tiếp cận với các khoản vay khác.
Bị thu hồi tài sản đảm bảo
Trong trường hợp xuất hiện nợ xấu do dư nợ quá hạn thì cá nhân có thể bị mất tài sản đảm bảo nếu tài sản đảm bảo đó là khoản vay của cá nhân.
Dư nợ quá hạn có thể khiến bạn bị thu hồi tài sản đảm bảo
Giảm uy tín của cá nhân, tổ chức
Việc dư nợ quá hạn sẽ gây giảm uy tín đối với các cá nhân hoặc tổ chức cho vay. Đầu tiên, đối với cá nhân, việc nợ xấu sẽ dễ bị vào “danh sách đen” của các ngân hàng, thẻ tín dụng, khiến bạn khó tiếp cận được với các ngân hàng, khoản vay khác.Còn đối với tổ chức cho vay, nếu có quá nhiều khoản vay không thể thu hồi được thì khách hàng sẽ không tin tưởng, đầu tư vào tổ chức tín dụng đó. Bởi lẽ ngân hàng sẽ có cả khoản vay, khoản gửi. Trong trường hợp khoản vay dư nợ quá hạn cao thì sẽ ảnh hưởng đến khoản gửi của khách hàng, thậm chí có nguy cơ bị mất.
Có thể bị kiện
Một hậu quả nghiêm trọng khi để dư nợ quá hạn chính là bị kiện. Cá nhân, tổ chức sẽ bị khởi kiện từ phía các công ty tài chính nếu có ý định chiếm đoạt khoản vay đó. Lúc này, cá nhân sẽ phải đối mặt với khả năng bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dư nợ quá hạn có thể bị kiện
Giảm hiệu quả sử dụng vốn vay
Dư nợ quá hạn đồng nghĩa với việc một tổ chức tín dụng không thể thu hồi khoản vốn cho vay theo đúng như dự kiến. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính của tổ chức. Điều này khiến cho tổ chức tín dụng, ngân hàng không thể đưa tiền vào lưu thông, hoạt động kinh doanh. Vì thế, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay của tổ chức.
Gia tăng lạm phát
Trong kinh tế, ngân hàng được coi là nơi kiểm soát dòng tiền của một quốc gia. Nếu ngân hàng bị dư nợ quá hạn nhiều thì dòng tiền quốc gia bị ảnh hưởng, gây ra tăng lạm phát.
Dư nợ có thể gây ra tình trạng lạm phát
Hạn chế hợp tác, đầu tư nước ngoài
Thực tế, khi dư nợ quá hạn sẽ gây hạn chế đầu tư, hợp tác nước ngoài. Bở lẽ tình trạng dư nợ sẽ khiến doanh nghiệp nước ngoài nghi ngờ vào chính sách tiền tệ của quốc gia đó. Bên cạnh đó, điều này cũng ảnh hưởng đến các chính sách ngoại giao, chính trị.
Làm sao để kiểm soát dư nợ?
Để kiểm soát dư nợ, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
-
Luôn kiểm tra và theo dõi thời hạn thanh toán, kỳ thanh toán và các chi tiết liên quan đến khoản vay nợ. Đảm bảo bạn hiểu rõ các ngày đáo hạn ngân hàng và tiến hành thanh toán đúng hạn để tránh phí phạt và các vấn đề tài chính khác.
-
Hãy chỉ tiêu dùng hoặc vay mượn trong khả năng hoàn trả của bạn và tránh vượt quá phạm vi và khả năng tài chính của mình.
-
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy luôn giữ bảo mật thông tin thẻ và chỉ sử dụng nó tại các điểm bán hàng hoặc các địa điểm an toàn.
-
Hãy chú ý đến các ưu đãi mà các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính có thể áp dụng cho khoản vay của bạn. Các ưu đãi như lãi suất ưu đãi cho khoản vay đầu kỳ, ưu đãi cho khoản vay cuối kỳ hoặc ưu đãi đối với khoản vay có kỳ hạn có thể giúp bạn tối ưu hóa lợi ích từ dư nợ của mình.
-
Lưu ý đến các khoản phí thường niên, phí bảo quản và phí nợ thẻ liên quan đến khoản vay của bạn.
Cách kiểm soát dư nợ
Những lưu ý liên quan đến dư nợ
Dưới đây là những lưu ý liên quan đến dư nợ mà bạn cần lưu ý:
-
Đánh giá khả năng trả nợ: Trước khi vay một khoản tiền, hãy đánh giá khả năng của bạn để trả nợ. Xem xét tình hình tài chính của bạn, thu nhập, chi tiêu và các nghĩa vụ tài chính khác để đảm bảo rằng bạn có thể trả nợ đúng hạn mà không gặp khó khăn.
-
Theo dõi kỳ hạn trả nợ: Luôn nhớ các ngày đáo hạn và kỳ hạn trả nợ. Đảm bảo bạn thanh toán đúng hạn để tránh phí phạt, tiền lãi bổ sung và tác động tiêu cực đến hồ sơ tín dụng của bạn.
-
Kiểm soát dư nợ thẻ tín dụng: Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy kiểm soát mức dư nợ. Tránh việc tích lũy quá nhiều dư nợ thẻ tín dụng, vì nó có thể dẫn đến các khoản tiền lãi cao và tạo áp lực tài chính không cần thiết.
-
Tìm hiểu về lãi suất và các khoản phí: Hiểu rõ lãi suất, khoản phí và các điều kiện liên quan đến dư nợ của bạn. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và đánh giá được tổng chi phí của dư nợ.
-
Tìm hiểu các chính sách và quy định của tổ chức tín dụng: Đọc và hiểu các chính sách, quy định và điều khoản hợp đồng từ tổ chức tín dụng mà bạn vay tiền. Bởi việc này giúp bạn tránh những bất ngờ không mong muốn và đảm bảo bạn tuân thủ các yêu cầu, điều kiện của bên cho vay.
Những lưu ý liên quan đến dư nợ
Các khái niệm liên quan đến dư nợ
Dư nợ hiện tại là gì?
Dư nợ hiện tại là tổng số tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp đang nợ cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ở thời điểm hiện tại. Dư nợ hiện tại thường bao gồm cả số tiền gốc vay và các khoản lãi phải trả.
Dư nợ hiện tại
Dư nợ đầu kỳ là gì?
Dư nợ đầu kỳ là số tiền vay của khách hàng tính tại thời điểm đầu tiên khi giải ngân. Sau khi ký hợp đồng vay tiền thì bạn bắt đầu có dư nợ.
Dư nợ cuối kỳ là gì?
Dư nợ cuối kỳ là số tiền nợ mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải trả tại thời điểm cuối khi giải ngân. Dư nợ cuối kỳ được tính toán sau khi đã cộng dồn các khoản trả nợ và lãi phải trả trong suốt khoảng thời gian đó.
Nếu bên vay trả được khoản nợ cuối kỳ đúng hạn thì số tiền dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.
Dư nợ bình quân là gì?
Dư nợ bình quân là một chỉ số sử dụng để xác định mức dư nợ của danh mục cho vay. Giá trị trung bình được lấy bằng cách xem xét giá trị đầu và cuối trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ: Một cá nhân có dư nợ đầu năm là 20.000.000 đồng và dư nợ cuối năm là 30.000.000 đồng.
Áp dụng công thức: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2 = (20.000.000 + 30.000.000)/2 = 25.000.000 đồng
Dư nợ bình quân
Dư nợ cho vay là gì?
Dư nợ cho vay (Loan outstanding balance) là tổng số tiền mà một ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc cá nhân đã cho mượn hoặc vay lại cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nó đại diện cho số tiền chưa được trả và còn đang nợ lại.
Dư nợ sao kê là gì?
Dư nợ sao kê là số tiền nợ còn lại mà một cá nhân, doanh nghiệp phải trả tại thời điểm cuối cùng trong một chu kỳ thanh toán. Nó thường được ghi nhận trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo sao kê.
Dư nợ cho vay tối đa là gì?
Dư nợ cho vay tối đa là số tiền tối đa mà một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp vay. Đây là giới hạn tài chính mà người vay được phép mượn từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng dựa trên khả năng trả nợ, hồ sơ tín dụng và các yếu tố khác.
Dư nợ cho vay tối đa
Dư nợ gốc là gì?
Dư nợ gốc là số tiền chính mà bạn còn nợ lại từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sau khi đã vay một khoản tiền ban đầu. Đây là số tiền gốc ban đầu trừ đi các khoản tiền đã trả.
Dư nợ giảm dần là gì?
Dư nợ giảm dần là khoản nợ còn lại sau khi đã trả được một phần tiền gốc trong các kỳ trước đó, còn tiền lãi sẽ được tính theo số tiền gốc tại thời điểm thanh toán.
Dư nợ thẻ tín dụng là gì?
Dư nợ thẻ tín dụng là số tiền mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp đang nợ thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, đầu tư hoặc rút tiền mặt,... Đây là số tiền chưa được thanh toán cho các giao dịch sử dụng thẻ tín dụng.
Khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, người dùng sẽ tạo ra dư nợ thẻ tín dụng. Số tiền này bao gồm cả số tiền gốc của các giao dịch và các khoản phí, lãi suất tích lũy hoặc các khoản chi tiêu khác có liên quan.
Dư nợ thẻ tín dụng
Tổng dư nợ là gì?
Tổng dư nợ là tổng số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức cần phải thanh toán cho tổ chức tín dụng khi vay vốn, bao gồm cả tiền gốc, tiền lãi và các khoản phí khác theo thỏa thuận.
Một số câu hỏi thường gặp
Đang có dư nợ tín dụng thì được vay ngân hàng khác không?
Có. Khách hàng vẫn có thể có cơ hội vay tại ngân hàng khác khi đang có dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên, quyết định vay vẫn phụ thuộc vào các yếu tố như tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và quá trình đánh giá từ phía ngân hàng.
Đang nợ dư nợ tín dụng có thể vay được ngân hàng khác
Làm cách nào để biết còn dư nợ tín dụng tại ngân hàng?
Để kiểm tra xem còn dư nợ tín dụng ở ngân hàng không thì bạn có thể kiểm tra bằng các cách dưới đây:
-
Cách 1: Tra cứu trên hệ thống CIC
-
Cách 2: Hỏi thông tin trực tiếp từ tổ chức tín dụng ngân hàng
Dư nợ cho vay tăng tốt hay xấu?
Dư nợ cho vay tăng có thể tốt hoặc xấu. Dư nợ tăng tốt biểu thị việc sử dụng tài chính thông minh và đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng, như mua nhà, đầu tư vào giáo dục, hoặc khởi nghiệp. Tuy nhiên, dư nợ tăng xấu có thể tạo áp lực tài chính đáng kể nếu không được quản lý cẩn thận. Nếu không có khả năng trả nợ, dư nợ tăng có thể dẫn đến cảnh không khống chế về tài chính, gánh nặng lãi suất và hạn chế khả năng tiếp cận vốn mới.
Thực tế, dư nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức cũng như là tình hình kinh tế chung của đất nước. Hy vọng với những chia sẻ về dư nợ là gì ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ tài chính này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật các thông tin mới nhất về kiến thức tài chính, kinh tế và đầu tư mỗi ngày nhé.