Dư nợ giảm dần là gì?
Khái niệm dư nợ giảm dần
Dư nợ giảm dần là hình thức vay mà số nợ gốc sẽ được giảm dần qua các kỳ thanh toán, nhờ vào việc trả đều phần gốc cùng với lãi suất định kỳ (thường là hàng tháng). Khi hết thời hạn vay, người vay sẽ hoàn tất toàn bộ số tiền đã vay.
Số tiền phải trả mỗi kỳ bao gồm cả phần gốc và lãi. Trong đó, phần gốc được trả cố định và sẽ được trừ trực tiếp vào số dư nợ gốc. Phần lãi suất được tính dựa trên số dư nợ còn lại sau mỗi lần thanh toán phần gốc. Số dư nợ còn lại này chính là số dư cuối kỳ được ghi nhận trong bảng lịch trả nợ theo phương thức dư nợ giảm dần của ngân hàng. Vì số dư nợ giảm dần qua từng kỳ, nên lãi suất phải trả ở các kỳ sau sẽ thấp hơn các kỳ trước.
Dư nợ giảm dần là hình thức vay mà số nợ gốc sẽ được giảm dần qua các kỳ thanh toán
Ví dụ về dư nợ giảm dần
Giả sử bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất 12%/năm (tương đương 1%/tháng) và áp dụng phương thức trả nợ dư nợ giảm dần.
- Tháng đầu tiên: Bạn trả cả gốc và lãi. Phần gốc sẽ được chia đều cho 12 tháng, còn lãi suất tính trên toàn bộ số tiền vay ban đầu (100 triệu). Vì vậy, số tiền phải trả tháng đầu sẽ cao nhất.
- Tháng thứ hai: Số tiền gốc vẫn giữ nguyên, nhưng phần lãi giảm đi do số dư nợ còn lại đã bớt (sau khi bạn trả bớt một phần gốc vào tháng trước). Tổng số tiền phải trả tháng này sẽ ít hơn tháng đầu.
- Các tháng tiếp theo: Cứ mỗi tháng, bạn trả một khoản gốc cố định, và lãi tiếp tục giảm dần vì dư nợ ngày càng ít đi. Đến tháng cuối, bạn chỉ còn trả lãi trên số dư nợ còn lại rất nhỏ, nên số tiền phải trả thấp hơn rất nhiều so với tháng đầu.
>>> Xem thêm: Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ nhất
Dư nợ giảm dần tiếng Anh là gì?
Dư nợ giảm dần tiếng Anh là Amortization.
Lãi suất dư nợ giảm dần là gì?
Lãi suất theo dư nợ giảm dần là cách tính lãi chỉ áp dụng trên số tiền gốc thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ đi phần gốc đã thanh toán trong các kỳ trước.
Ví dụ: Bạn vay 50.000.000 đồng với thời hạn 12 tháng với lãi suất 8%/năm:
- Tháng đầu tiên: Lãi được tính trên toàn bộ số tiền vay ban đầu là 50.000.000 đồng. Sau khi bạn trả 5.000.000 đồng tiền gốc, dư nợ còn lại giảm xuống.
- Tháng thứ hai: Lãi sẽ được tính trên số dư nợ mới là 45.000.000 đồng. Tiếp tục, bạn trả thêm 5.000.000 đồng tiền gốc.
- Tháng thứ ba: Lãi được tính trên số dư nợ giảm còn 40.000.000 đồng.
- Các tháng tiếp theo: Lãi suất sẽ tiếp tục được tính dựa trên số dư nợ giảm dần, theo cách tương tự.
Lãi suất dư nợ giảm dần là cách tính lãi trên số tiền thực nợ
Phân biệt dư nợ giảm dần và dư nợ gốc
Tiêu chí | Dư nợ giảm dần | Dư nợ gốc |
Cách tính lãi suất | Lãi suất được tính dựa trên số dư nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán. | Lãi suất được tính cố định trên toàn bộ số tiền vay ban đầu trong suốt thời gian vay. |
Khoản gốc trả hàng kỳ | Khoản gốc trả cố định, lãi giảm dần theo dư nợ còn lại. | Khoản thanh toán hàng kỳ (bao gồm cả gốc và lãi) thường cố định, không thay đổi. |
Tổng tiền phải trả | Ban đầu cao hơn do lãi tính trên dư nợ ban đầu, nhưng giảm dần theo thời gian. | Tổng số tiền trả hàng kỳ bằng nhau, không thay đổi trong suốt thời hạn vay. |
Ưu điểm | Giảm áp lực tài chính theo thời gian, lãi suất giảm dần giúp người vay dễ xoay xở ở các kỳ sau. | Dễ dàng lên kế hoạch tài chính vì số tiền trả cố định, phù hợp với người thích sự ổn định. |
Nhược điểm | Ban đầu phải trả số tiền lớn hơn, có thể gây áp lực tài chính cho người vay. | Tổng số tiền lãi phải trả thường cao hơn so với dư nợ giảm dần do luôn tính trên số tiền vay gốc. |
Phù hợp với ai? | Người có khả năng trả cao ban đầu và muốn giảm áp lực tài chính dần về sau. | Người muốn kế hoạch tài chính ổn định, không muốn thay đổi số tiền thanh toán hàng tháng. |
Sự khác nhau giữa dư nợ giảm dần và dư nợ gốc
Cách tính dư nợ giảm dần
Công thức
Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ = Số tiền vay ban đầu / số kỳ trả nợ.
Tiền lãi kỳ đầu = Số tiền vay x Lãi suất cố định hàng kỳ.
Tiền lãi những kỳ tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất cố định hàng kỳ.
Số tiền cần phải trả mỗi kỳ = Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ + Số tiền lãi cần trả của kỳ tương ứng.
Ví dụ:
Ví dụ, bạn vay 100 triệu kỳ hạn 8 tháng với lãi suất 10%/năm với hình thức vay dư nợ giảm dần, định kỳ trả nợ hàng tháng. Làm sao để biết số tiền gốc và lãi cần trả mỗi tháng?
Áp dụng công thức tính dư nợ giảm dần trên, ta có:
- Số tiền gốc trả hàng tháng = 100 triệu / 8 tháng = 12,5 triệu / tháng.
- Số tiền lãi cần trả tháng đầu = 100 triệu x 0,83% = 830.000 / tháng.
- Số tiền cả gốc và lãi cần trả tháng đầu = 12,5 triệu + 830,000 = 13,3 triệu.
- Sang tháng thứ 2, nợ gốc chỉ còn: 100 triệu - 12,5 triệu = 87,5 triệu.
- Khi đó lãi cần trả tháng thứ 2 là: 87,5 triệu x 0,83% = 726,250 đồng.
Tổng số tiền cần trả tháng thứ 2 = 12,5 triệu + 726,250 = 13,226, 250
>>> Xem thêm: Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng, năm nhanh chóng
Công thức tính dư nợ giảm dần
Ưu và nhược điểm của dư nợ giảm dần
Ưu điểm
- Giảm gánh nặng tài chính dần theo thời gian: Phần lãi phải trả giảm dần do dư nợ gốc được trả bớt qua từng kỳ, giúp người vay nhẹ nhàng hơn về tài chính ở những kỳ sau.
- Tính minh bạch và dễ hiểu: Cách tính rõ ràng như gốc trả cố định hàng kỳ, lãi suất tính trên số dư nợ còn lại, dễ theo dõi và tính toán.
Nhược điểm
- Lãi suất có thể cao hơn so với cách tính lãi cố định trong ngắn hạn: Trong những tháng đầu, tổng số tiền trả hàng tháng (gồm gốc và lãi) khá lớn, do lãi tính trên dư nợ ban đầu. Điều này có thể gây áp lực tài chính đối với người vay.
- Yêu cầu theo dõi sát tiến độ trả nợ: Người vay cần theo dõi và kiểm soát lịch trả nợ để tránh nhầm lẫn, đặc biệt khi số tiền thanh toán hàng tháng thay đổi liên tục do lãi suất giảm dần.
Những ưu và nhược điểm của dư nợ giảm dần
Các khoản vay áp dụng cách tính dư nợ giảm dần
- Các khoản vay dài hạn như vay mua nhà hoặc mua xe thường áp dụng phương thức dư nợ giảm dần, giúp người vay giảm dần gánh nặng tài chính và lãi suất qua từng kỳ thanh toán. Phương thức này phù hợp với những khoản vay lớn có thời gian trả nợ dài.
- Các khoản vay tiêu dùng như vay tín chấp, vay mua sắm, vay sửa chữa nhà cửa thường áp dụng phương thức này, giúp người vay có thể trả bớt dần số tiền gốc và giảm lãi suất theo từng tháng.
- Các khoản vay tín chấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng phương thức dư nợ giảm dần, đặc biệt khi doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt và muốn giảm gánh nặng lãi suất theo thời gian.
>>> Xem thêm: Lãi suất cho vay là gì? Hình thức lãi suất cho vay hiện nay
Vay tiêu dùng và vay tín chấp là gói vay áp dụng dư nợ giảm dần
Cách kiểm tra dư nợ giảm dần
Tra cứu qua phần mềm ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều sử dụng hệ thống phần mềm quản lý khách hàng riêng biệt (chẳng hạn như: Core banking T24 của Sacombank, MSB, MS,… hoặc hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL của HDBank, VIB,…).
Phần mềm quản lý này cho phép ngân hàng tra cứu số dư nợ của khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, chỉ có cán bộ ngân hàng mới có quyền truy cập và xem thông tin về dư nợ. Nếu bạn muốn kiểm tra số dư nợ của mình vào một thời điểm cụ thể, bạn có thể yêu cầu cán bộ ngân hàng đang quản lý khoản vay của bạn thực hiện việc này.
Thông thường, việc kiểm tra dư nợ thường áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu tất toán khoản vay để xác định chính xác số tiền còn nợ.
Tra cứu qua CIC
Khách hàng vay vốn hoàn toàn có thể tự tạo tài khoản tại Trung tâm CIC và kiểm tra số dư nợ của mình một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xem được số dư nợ trong quá khứ (cụ thể là trong vòng 1 tháng trước), mà không thể tra cứu số dư nợ hiện tại.
Ngoài ra, còn một phương thức khác để kiểm tra dư nợ, đó là tính toán thủ công dựa trên Hợp đồng tín dụng, phương pháp này thường áp dụng cho các khoản vay trả góp.
Bạn có thể tra cứu dư nợ giảm dần qua phần mềm ngân hàng
Lưu ý khi vay theo dư nợ giảm dần
Vay vốn theo phương thức dư nợ giảm dần mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt là đối với các sản phẩm vay tiêu dùng, vì số tiền gốc sẽ giảm dần qua các kỳ thanh toán. Điều này dẫn đến tiền lãi cũng giảm theo, tạo ra sự khác biệt về số tiền phải trả trong mỗi giai đoạn của khoản vay.
Tuy nhiên, khi vay theo dư nợ giảm dần, lãi suất sẽ thay đổi theo từng kỳ thanh toán. Vì vậy, người vay có thể gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính do sự biến động của lãi suất trong suốt thời gian vay. Để tránh rủi ro, bạn cần tính toán cẩn thận thu nhập hàng tháng của mình để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
>>> Xem thêm: Vay ngân hàng cần những gì? Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn
Lưu ý khi vay theo dư nợ giảm dần bạn cần biết
Vay theo phương thức dư nợ giảm dần là một lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm dần gánh nặng tài chính và lãi suất qua từng kỳ thanh toán. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định vay vốn hợp lý và phù hợp với tình hình tài chính của mình. Cùng đón đọc những bài viết về tài chính cá nhân của Tikop trong những lần sau nhé!