Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vay ngân hàng cần những gì? Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

30/11/2024

Vay ngân hàng là giải pháp tài chính phổ biến cho cá nhân và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều mục đích, từ tiêu dùng đến đầu tư. Để quá trình vay diễn ra thuận lợi, người vay cần hiểu rõ yêu cầu và thủ tục cần thiết. Trong bài viết này, Tikop sẽ giúp bạn tìm hiểu vay ngân hàng cần những gì và tiêu chí lựa chọn ngân hàng phù hợp.

Vay ngân hàng cần những điều kiện gì?

Vay tín chấp

Điều kiện vay tín chấp:

  • Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.
  • Sinh sống và làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố có chi nhánh ngân hàng cho vay.
  • Có thu nhập ổn định từ 3 triệu đồng/tháng trở lên, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay.
  • Không có lịch sử nợ xấu tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác.

>> Xem thêmVay tín chấp là gì? Sự khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp

Vay thế chấp

Điều kiện vay thế chấp:

  • Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại khu vực có chi nhánh ngân hàng.
  • Sinh sống và làm việc tại tỉnh/thành phố có chi nhánh ngân hàng cho vay.
  • tài sản đảm bảo hợp pháp (bất động sản, hợp đồng bảo hiểm, sổ tiết kiệm, ô tô,...)
  • Thu nhập ổn định, chứng minh khả năng trả nợ (lương, cho thuê tài sản, kinh doanh, đầu tư).
  • Không có nợ xấu.

Điều kiện vay tín chấp và vay thế chấp

Điều kiện vay tín chấp và vay thế chấp

Hồ sơ vay ngân hàng cần những gì? 

Vay tín chấp

  • Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của ngân hàng).
  • Bản photo CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người vay và của vợ (chồng) nếu đã kết hôn.
  • Xác nhận nơi thường trú/tạm trú (sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú).
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập từ lương như hợp đồng lao động, sao kê bảng lương 3 - 6 tháng gần nhất, quyết định công tác, biên chế còn hiệu lực.

Vay thế chấp

  • Bản photo CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người vay và của vợ (chồng) nếu đã kết hôn.
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
  • Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ vay (theo mẫu ngân hàng).
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập như hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê ngân hàng.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, như: xe ô tô, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm, sổ đỏ, sổ hồng, sổ lương hưu...

>> Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ vay vốn ngân hàng Agribank thế chấp sổ đỏ năm 2024

Hồ sơ cần trang bị để vay vốn ngân hàng

Hồ sơ cần trang bị để vay vốn ngân hàng

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ vay ngân hàng

  • Đảm bảo tính xác thực của hồ sơ: Hồ sơ vay cần phải chính xác và đầy đủ. Các giấy tờ như CMND/CCCD, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản đảm bảo cần được sao y bản chính và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp. Việc thiếu sót hay thông tin sai lệch có thể làm chậm quá trình xét duyệt hồ sơ vay.
  • Kiểm tra điểm tín dụng cá nhân: Trước khi nộp hồ sơ vay, hãy kiểm tra điểm tín dụng của mình để đảm bảo rằng không có lịch sử nợ xấu. Điểm tín dụng ảnh hưởng lớn đến khả năng vay và lãi suất áp dụng, vì vậy việc duy trì điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng được duyệt vay với điều kiện thuận lợi.
  • Hiểu rõ về lãi suất và các khoản phí: Trước khi ký hợp đồng vay, hãy tìm hiểu kỹ về lãi suất cho vay, các loại phí như phí phạt trả nợ trước hạn, phí trễ hạn, hoặc các khoản chi phí khác liên quan đến khoản vay. Từ đó giúp bạn đưa ra quyết định vay phù hợp và tránh những chi phí phát sinh không mong muốn.

>> Xem thêmCIC là gì? Cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí, nhanh chóng hiện nay

Một vài lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ vay ngân hàng

Một vài lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ vay ngân hàng

Quy trình vay vốn ngân hàng

Vay trực tuyến

Quá trình vay tín chấp thường sẽ mất ít thời gian hơn so với vay thế chấp. Do đó có thể thực hiện hình thức vay này online. Dưới đây là các bước để vay vốn trực tuyến:

  • Bước 1: Khách hàng truy cập vào trang web của ngân hàng muốn vay và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
  • Bước 2: Trong vòng 48 giờ làm việc, nhân viên tư vấn của ngân hàng sẽ gọi điện thoại để hỗ trợ khách hàng về hồ sơ, quy trình vay và hướng dẫn khách hàng đến điểm giao dịch gần nhất để nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Sau khi hồ sơ được duyệt, khách hàng sẽ nhận tiền giải ngân và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo quy định.

Quy trình vay vốn ngân hàng trực tuyến

Quy trình vay vốn ngân hàng trực tuyến

Vay trực tiếp tại quầy

Nếu bạn chọn vay vốn tại quầy giao dịch của ngân hàng, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Khách hàng liên hệ với ngân hàng để đăng ký nhu cầu vay (thông qua Chi nhánh/Phòng giao dịch/Hotline/Website ngân hàng bạn muốn vay). Sau đó, hoàn thiện và cung cấp hồ sơ vay theo hướng dẫn của ngân hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định khoản vay để xác định khả năng cấp tín dụng.

Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo (nếu có)

Nếu vay thế chấp, ngân hàng sẽ thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng để xác định giá trị tài sản và tính khả thi của khoản vay.

Bước 4: Ký hợp đồng vay và giải ngân

Sau khi hồ sơ được duyệt, khách hàng sẽ ký hợp đồng vay và các thủ tục liên quan. Ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay hoặc phát hành bảo lãnh theo yêu cầu.

Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân thường sẽ diễn ra trong vòng 3-5 ngày làm việc, tùy thuộc vào loại khoản vay và các thủ tục cần thực hiện.

Bước 5: Hoàn tất nghĩa vụ sau giải ngân

Sau khi nhận tiền giải ngân, khách hàng cần phối hợp với ngân hàng để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đầy đủ nợ vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết.

>> Xem thêmTOP 15 ngân hàng cho vay online lãi suất thấp, nhanh chóng hiện nay

Quy trình vay vốn trực tiếp tại quầy

Quy trình vay vốn trực tiếp tại quầy

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Bước 1: Xác định thông tin cơ bản về tài sản và mục đích thẩm định

Trước khi bắt đầu thẩm định giá, các yếu tố cơ bản về tài sản cần được làm rõ, bao gồm:

  • Đặc điểm pháp lý và kinh tế - kỹ thuật của tài sản.
  • Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định.
  • Mục đích thẩm định và thời điểm cần thẩm định giá.
  • Cơ sở giá trị của việc thẩm định giá, ví dụ như giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường.
  • Các giả thiết và giả thiết đặc biệt liên quan đến tài sản.

>> Xem thêmCho vay có tài sản đảm bảo là gì? Phân loại cho vay có tài sản đảm bảo

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

Kế hoạch thẩm định giúp xác định rõ các bước cần thực hiện trong quá trình thẩm định tài sản. Các nội dung cần thiết bao gồm:

  • Mục tiêu và yêu cầu của cuộc thẩm định.
  • Phạm vi công việc và phương thức thẩm định.
  • Dữ liệu và tài liệu cần thu thập, bao gồm các thông tin về thị trường, tài sản cần thẩm định và tài sản so sánh.
  • Nguồn tài liệu phải đảm bảo độ tin cậy và được kiểm chứng, bao gồm các hồ sơ và tài liệu liên quan đến tài sản.
  • Lập tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu.
  • Phân bổ nguồn lực và phân công các thẩm định viên, đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng được áp dụng.
  • Xác định nhu cầu thuê chuyên gia tư vấn (nếu cần).

Bước 3: Khảo sát thực tế và thu thập thông tin

Tiến hành khảo sát thực tế tài sản và thu thập các thông tin cần thiết từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy.

Bước 4: Phân tích thông tin

Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích kỹ lưỡng để đánh giá giá trị của tài sản, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường hoặc giá trị thẩm định.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản

Dựa trên các phân tích, đưa ra kết luận về giá trị tài sản cần thẩm định. Giá trị này có thể là giá trị thị trường, giá trị tài sản thế chấp hoặc giá trị khác tùy theo mục đích của thẩm định.

Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá

Cuối cùng, lập báo cáo kết quả thẩm định và chứng thư thẩm định giá gửi cho khách hàng và các bên liên quan. Báo cáo này sẽ tóm tắt quá trình, phương pháp thẩm định và giá trị xác định của tài sản.

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn

Khi lựa chọn ngân hàng vay vốn, có một số tiêu chí quan trọng bạn cần xem xét:

  • Lãi suất vay: Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay. Hãy so sánh lãi suất giữa các ngân hàng để chọn gói vay phù hợp.
  • Thời gian giải ngân: Tùy vào ngân hàng, thời gian giải ngân có thể nhanh hoặc chậm. Chọn ngân hàng có thời gian giải ngân phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của bạn.
  • Điều kiện vay: Chọn ngân hàng có điều kiện vay rõ ràng và phù hợp với tình trạng tài chính của bạn, bao gồm yêu cầu về thu nhập, tài sản đảm bảo và lịch sử tín dụng.
  • Hạn mức vay: Đảm bảo ngân hàng cung cấp hạn mức vay phù hợp với nhu cầu tài chính của bạn.
  • Chính sách ưu đãi: Tận dụng các ưu đãi như giảm lãi suất hay miễn phí phí trả nợ trước hạn để tiết kiệm chi phí vay.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Ngân hàng có dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, giúp giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng.
  • Điều kiện thanh toán: Kiểm tra các điều kiện về cách thức và thời gian thanh toán để dễ dàng quản lý và đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

>> Xem thêm6 cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng

Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn

Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn

Lãi suất cho vay các ngân hàng hiện nay

Dưới đây là bảng lãi suất cho vay của một số ngân hàng tại Việt Nam:

Ngân hàng Lãi suất cho vay
Agribank
  • 4%/năm (≤ 3 tháng)
  • 4,5%/năm (3-6 tháng)
  • 5%/năm (6-12 tháng)
  • 7%/năm (vay mua nhà)
BIDV
  • 5,2%/năm (6 tháng đầu)
  • 6%/năm (24 tháng đầu)
  • Lãi suất thả nổi từ 8,7%/năm
VietinBank
  • 6%/năm (12 tháng đầu)
  • 6,5%/năm (18 tháng)
  • 6,7%/năm (24 tháng)
  • 8,2%/năm (36 tháng)
Vietcombank
  • 5,5%/năm (6 tháng đầu, vay < 24 tháng)
  • 5,7%/năm (12 tháng đầu, vay > 24 tháng)
  • 6,5%/năm (2 năm)
BVBank
  • 6,99%/năm (6 tháng đầu)
  • 7,49%/năm (9 tháng đầu)
  • 8,99%/năm (24 tháng đầu)
VPBank
  • 4,6%/năm (3 tháng đầu)
  • 5,9%/năm (6 tháng đầu)
  • 7,2%/năm (12 tháng đầu)
  • 9,8% (18 tháng)
TPBank
  • 0% (3 tháng đầu)
  • 6,6%/năm (12 tháng đầu)
  • 7,6%/năm (36 tháng đầu)
ABBank
  • 7,3%/năm (vay mua nhà)
  • 4,99%/năm (vay kinh doanh)
  • 6,5%/năm (vay trả nợ ngân hàng khác)
Sacombank
  • 6,5%/năm (6 tháng đầu)
  • 7%/năm (12 tháng đầu)
  • 7,5%/năm (24 tháng đầu)
MSB
  • 4,5%/năm (6 tháng đầu)
  • 6,2%/năm (12 tháng đầu)
  • 7,5%/năm (24 tháng đầu)
ACB
  • 9,5%/năm (5 năm)
  • 7,5%/năm (2 năm)
  • 7%/năm (1 năm)
SeABank
  • 5,5%/năm (12 tháng đầu)
  • Sau năm 2, thả nổi lãi suất từ 11%/năm
SHB
  • 6,2%/năm (6 tháng đầu)
  • 7,6%/năm (12 tháng đầu)
  • 8,6%/năm (18 tháng đầu)
GPBank
  • 6,5%/năm (6 tháng đầu)
  • 7%/năm (12 tháng đầu)
  • 7,5%/năm (18 tháng đầu)
VIB
  • 6,5%/năm (12 tháng đầu)
  • 7,5%/năm (24 tháng đầu)
  • 5,9%/năm (6 tháng cho vay chung cư)
Techcombank
  • 5%/năm (3 tháng đầu)
  • 6,3%/năm (6 tháng đầu)
  • 6,7%/năm (12 tháng đầu)
MBBank
  • 7,5%/năm (6 tháng đầu)
  • 7,9%/năm (12 tháng đầu)
  • 8,3%/năm (18 tháng đầu)
Eximbank
  • 3,5%/năm (2 tháng đầu)
  • 7,5%/năm (22 tháng tiếp theo)

(*) Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi thường gặp

Vay ngân hàng cần thu nhập tối thiểu bao nhiêu?

Để vay ngân hàng không thế chấp, khách hàng cần có thu nhập trung bình tối thiểu khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng.

Có thể vay khi không có tài sản đảm bảo không?

. Có thể vay khi không có tài sản đảm bảo thông qua hình thức vay tín chấp. Ngân hàng sẽ xem xét lịch sử tín dụng và khả năng tài chính của người vay để cấp vốn.

Thời gian xét duyệt hồ sơ vay ngân hàng mất bao lâu?

Thời gian xét duyệt hồ sơ vay ngân hàng thường từ 3-7 ngày, tùy thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ.

Nếu hồ sơ bị từ chối, bao lâu có thể nộp lại?

Nếu hồ sơ bị từ chối, bạn thường cần phải chờ ít nhất 6 tháng mới có thể nộp lại hồ sơ vay ngân hàng.

Dưới 18 tuổi có vay ngân hàng được không?

Theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn được phép vay tiền ngân hàng nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tóm lại, vay ngân hàng không chỉ là một giao dịch tài chính mà còn là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn trong tương lai. Hiểu rõ vay ngân hàng cần những gì sẽ giúp bạn có được khoản vay tốt nhất. Hy vọng thông tin từ Tikop sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc vay vốn, từ đó đạt được mục tiêu tài chính hiệu quả và an toàn. Hãy theo dõi chuyên mục Tài chính cá nhân để cập nhật những kiến thức hữu ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

22/10/2024

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

Trên con đường sự nghiệp, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ giúp bạn thăng tiến mà còn ảnh hưởng đến mức thu nhập của bạn. Tikop đưa ra danh sách các ngành nghề có thu nhập cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

09/04/2024

Phụ nữ độc lập tài chính - Bí quyết giúp phụ nữ tự chủ khi còn trẻ

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Phụ nữ độc lập tài chính - Bí quyết giúp phụ nữ tự chủ khi còn trẻ

Khái niệm phụ nữ độc lập tài chính ngày càng trở nên gần gũi giữa xã hội hiện đại, nơi ngày càng nhiều người phụ nữ đạt được thành công lớn và bình đẳng với nam giới. Cùng Tikop tìm hiểu những cách để có thể độc lập tài chính từ sớm nhé!

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

14/04/2024

Đầu tư tài chính là gì? 8 kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính là gì? 8 kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả

Việc đầu tư tài chính không chỉ là một cách để tích luỹ và tăng gia tài sản cá nhân mà còn là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính và lập kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, với nhiều người, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp và an toàn vẫn là một thách thức. Tikop sẽ giúp bạn hiểu rõ về đầu tư tài chính là gì và tìm hiểu 8 kênh đầu tư an toàn, hiệu quả trong bài viết này.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

09/05/2024