Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài sản đảm bảo là gì? Nguyên tắc, quy định về tài sản đảm bảo

Đóng góp bởi:

Võ Thị Mỹ Duyên

Cập nhật:

10/07/2024

Tài sản bảo đảm đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đặc biệt là để bảo đảm các khoản vay và nghĩa vụ tài chính. Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết tài sản đảm bảo là gì và tầm quan trọng trong thế giới tài chính nhé!

Tài sản đảm bảo là gì?

Khái niệm tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng hoặc giao dịch. Nói cách khác, tài sản đảm bảo đóng vai trò như một cam kết của bên đi vay rằng họ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình.

Các biện pháp bảo đảm hiện nay bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.

 Tài sản đảm bảo là tài sản được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho một khoản vay

Tài sản đảm bảo là tài sản được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho một khoản vay

Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì?

Tài sản đảm bảo trong tiếng Anh là Collateral.

Ví dụ về tài sản đảm bảo

Một số tài sản đảm bảo phổ biến như:

Tài sản đảm bảo gồm những gì?

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản bảo đảm bao gồm:

  • Tài sản hiện có hoặc tài sản sẽ hình thành trong tương lai, ngoại trừ các trường hợp mà Bộ luật Dân sự hoặc các luật liên quan khác cấm mua bán, chuyển nhượng, hoặc chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản được bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm liên quan đến biện pháp cầm giữ;
  • Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Tài sản được dùng làm đối tượng của hợp đồng bảo đảm, trừ các trường hợp pháp luật cấm.

Tài sản được dùng làm đối tượng của hợp đồng bảo đảm, trừ các trường hợp pháp luật cấm.

Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo được quy định chi tiết tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp tài sản được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ hoặc bảo lưu quyền sở hữu.

Ví dụ: Bà B có thể thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp tại ngân hàng C để vay vốn đầu tư sản xuất. Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị của khu đất và cho bà B vay vốn phù hợp.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Việc mô tả tài sản bảo đảm theo Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP do các bên thỏa thuận, nhưng nếu là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký thì thông tin mô tả phải phù hợp với thông tin trên sổ đỏ. Trường hợp tài sản là quyền tài sản, bản mô tả tài sản bảo đảm phải thể hiện được tên và căn cứ phát sinh của quyền tài sản đó.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Tài sản bảo đảm có thể có giá trị lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm.

Ví dụ: Bà C thế chấp căn hộ chung cư trị giá 1,5 tỷ đồng. Ngân hàng cho bà C vay 750 triệu đồng, tương đương 50% giá trị căn hộ. Đây là tỷ lệ vay an toàn và phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều người.

Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Quy định của pháp luật hiện hành về tài sản bảo đảm

Tại Điều 4 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:

1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định này mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

3. Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.

4. Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này.

Khung pháp lý về tài sản bảo đảm tại Việt Nam được quy định bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau

Khung pháp lý về tài sản bảo đảm tại Việt Nam được quy định bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau

Quy trình đánh giá tài sản đảm bảo

Bước 1: Xác định tài sản bảo đảm

Việc xác định rõ ràng các tài sản được sử dụng để bảo đảm cho khoản vay đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người vay và người cho vay. Theo quy định của hợp đồng vay, người đánh giá sẽ có trách nhiệm xác định các tài sản này một cách chính xác, rõ ràng và chi tiết. Bao gồm tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh và các loại tài sản khác theo quy định của hợp đồng vay.

Bước 2: Xác định giá trị thực của tài sản bảo đảm

Chuyên môn trong lĩnh vực định giá là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với người đánh giá tài sản bảo đảm. Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình thẩm định, người đánh giá cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực định giá phù hợp với từng loại tài sản.

Bước 3: Đánh giá tình trạng hiện tại của tài sản

Kiểm tra thực tế tình trạng của tài sản là một bước quan trọng trong quá trình thẩm định giá trị tài sản bảo đảm. Việc này giúp người đánh giá xác định những hư hỏng, hao mòn hoặc tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.

Bước 4: Phân tích rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm

Xác định các rủi ro tiềm ẩn là bước quan trọng trong quá trình thẩm định giá trị tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo an toàn cho khoản vay. Rủi ro có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản trong tương lai. Cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro và đưa ra mức độ bảo đảm phù hợp.

Bước 5: Đưa ra đánh giá tổng thể 

Người đánh giá sẽ đưa ra nhận định tổng thể về khả năng đảm bảo của tài sản cho khoản vay. Đánh giá này sẽ giúp các nhà tài chính xác định mức độ rủi ro và giá trị của tài sản bảo đảm, từ đó đưa ra quyết định về việc cho vay và các điều kiện vay.

Quy trình đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm 5 bước

Quy trình đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm 5 bước

Chi tiết về xử lý tài sản đảm bảo

Xử lý tài sản đảm bảo khi nào?

Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì các trường hợp xử lí tài sản đảm bảo bao gồm:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Theo quy định pháp luật, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đến hạn và không thuộc trường hợp bất khả kháng (nghĩa là bên vi phạm không được miễn trách nhiệm dân sự), bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay.

Các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo

Bán đấu giá tài sản

Khi bên bảo đảm vi phạm thỏa thuận, không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc vượt quá thời hạn thanh toán nợ, bên nhận bảo đảm có quyền tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay. Quyền này được quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 và là biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong các trường hợp xảy ra rủi ro cho khoản vay.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Việc bán tài sản bảo đảm bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính được thực hiện theo quy định từ Điều 430 đến Điều 449 Bộ luật Dân sự nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật. Bên nhận bảo đảm phải thực hiện quy trình từ chuyển nhượng quyền sở hữu đến hoàn thành các thủ tục nộp thuế. Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự.

Xử lý tài sản đảm bảo là quá trình thực hiện các biện pháp để thu hồi khoản vay từ giá trị tài sản đảm bảo

Xử lý tài sản đảm bảo là quá trình thực hiện các biện pháp để thu hồi khoản vay từ giá trị tài sản đảm bảo

Nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

Tiếp nhận tài sản bảo đảm là một phương thức phổ biến để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015. Việc tiếp nhận tài sản bảo đảm cần tuân thủ các quy định nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, được trình bày dưới dạng văn bản hoặc được nêu ra khi ký hợp đồng bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm phải tương đương hoặc thấp hơn so với nghĩa vụ tài chính được bảo đảm.

So sánh tài sản tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp

Giống nhau

  • Tài sản bảo đảm và tài sản thế chấp đều được sử dụng để bảo đảm cho một cá nhân hoặc tổ chức có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên có quyền, chẳng hạn như nghĩa vụ trả nợ vay, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết,....
  • Cả hai loại tài sản này đều thuộc quyền sở hữu của người thế chấp hoặc người bảo đảm. Nếu nghĩa vụ không được thực hiện đúng như cam kết, tài sản sẽ bị bên nhận thế chấp hoặc bên nhận bảo đảm đưa ra xử lý để khấu trừ vào nghĩa vụ mà bên kia vi phạm.

Khác nhau

 Tài sản đảm bảoTài sản thế chấp
Khái niệmTài sản đảm  bảo là tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng hoặc giao dịch.

Tài sản thế chấp là một dạng cụ thể của tài sản bảo đảm. Theo đó, tài sản thế chấp có thể bao gồm động sản hoặc bất động sản, được chủ sở hữu dùng để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ của mình trong một hợp đồng hoặc giao dịch dân sự.

Đặc điểm
  • Ngoài tài sản thế chấp và tài sản cầm cố là bất động sản, các loại tài sản bảo đảm khác không cần phải đăng ký vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với bên thứ ba.
  • Thủ tục và cách thức xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc vào loại hình tài sản bảo đảm cụ thể.
  • Tài sản thế chấp chỉ có hiệu lực ràng buộc và có thể đối kháng được với bên thứ ba kể từ thời điểm được đăng ký.
  • Người cho vay thế chấp cho phép người vay tiếp tục sử dụng và khai thác tài sản thế chấp theo quy định của hợp đồng.

Lưu ý khi sử dụng tài sản đảm bảo cho các giao dịch dân sự

  • Thỏa thuận bảo đảm: Khi sử dụng tài sản để bảo đảm cho các giao dịch, cần có biên bản thỏa thuận giữa các bên liên quan để ghi nhận sự hợp tác.

  • Tuân thủ pháp luật: Cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng.

  • Giá trị tài sản: Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm đóng vai trò quan trọng. Thực tế, giá trị tài sản bảo đảm thường lớn hơn nghĩa vụ tài chính phải thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo khi xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu được đủ để chi trả cho các nghĩa vụ tài chính liên quan như chi phí xử lý tài sản và các thủ tục khác.

Những câu hỏi thường gặp

Tài sản đảm bảo ngân hàng là gì?

Tài sản đảm bảo ngân hàng là tài sản mà bên vay cam kết với ngân hàng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình. Khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán khoản nợ.

Loại tài sản nào có thể làm tài sản đảm bảo?

Có nhiều loại tài sản có thể làm tài sản đảm bảo, bao gồm:

  • Bất động sản: Đất đai, nhà cửa, chung cư, biệt thự,...
  • Tài sản gắn liền với đất: Cây lâu năm, công trình xây dựng,...
  • Tài sản vô hình: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,...
  • Tài sản lưu động: Xe cộ, máy móc thiết bị, hàng hóa,...

Tài sản đảm bảo cần có giá trị lớn hơn khoản nợ hay không?

Theo quy định của pháp luật, giá trị tài sản đảm bảo không nhất thiết phải lớn hơn khoản nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, ngân hàng thường yêu cầu giá trị tài sản đảm bảo tương đương hoặc cao hơn khoản nợ.

Bên bảo đảm có thể sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian bảo đảm hay không?

Bên bảo đảm có thể sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian bảo đảm nhưng phải có sự đồng ý của ngân hàng. Việc sử dụng tài sản đảm bảo phải đảm bảo không ảnh hưởng đến giá trị và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Tài sản đảm bảo là gì và quy định pháp luật liên quân đến tài sản đảm bảo. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đừng quên truy cập chuyên mục kiến thức tài chính trên Tikop.vn để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/08/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

26/07/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024