Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

21/04/2024

Vay thấu chi là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vay thấu chi là gì, có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không. Tikop sẽ cung cấp các thông tin về vay thấu chi ngay trong bài viết dưới đây.

Vay thấu chi là gì?

Khái niệm vay thấu chi

Vay thấu chi là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản. Dịch vụ này phục vụ nhu cầu chi tiêu gấp cho các khách hàng không có đủ tiền trong tài khoản để chi trả.

Vay thấu chi là một dịch vụ cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản

Vay thấu chi là một dịch vụ cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản

Ví dụ về vay thấu chi

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vay thấu chi, Tikop sẽ cung cấp một ví dụ cụ thể:

Chị S hiện đang muốn mua một chiếc laptop mới trị giá 48 triệu đồng nhưng số dư tài khoản ngân hàng của chị S là 17 triệu đồng. Vì số dư không đủ thanh toán chi phí mua laptop trong một lần nên chị S sử dụng dịch vụ vay thấu chi của ngân hàng V. Cụ thể, chị S vay 30 triệu đồng trong 2 tháng. Sau 2 tháng, chị S phải trả lại khoản vay gốc (30 triệu đồng) và khoản lãi phát sinh (tính theo quy định của ngân hàng V).

>> Đọc thêm: Lãi suất cho vay là gì? Hình thức lãi suất cho vay hiện nay

Vay thấu chi tiếng Anh là gì?

Vay thấu chi trong tiếng Anh là Overdraft.

Các khái niệm liên quan đến vay thấu chi

Hạn mức vay thấu chi là gì?

Dựa theo điều 6 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: “Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng”.

>> Đọc thêm: Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thời hạn vay thấu chi là gì?

Thời hạn vay thấu chi là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày ngân hàng giải ngân vốn vay thấu chi cho khách hàng cho đến thời điểm người vay phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay. 

Thời hạn vay thấu chi thường ngắn hơn so với các khoản vay truyền thống, đòi hỏi người vay phải có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng để tránh các khoản lãi suất phát sinh cao.

Xem thêm về so sánh lãi suất tiết kiệm

Lãi suất vay thấu chi là gì?

Lãi suất vay thấu chi là số tiền người vay thấu chi phải trả cho ngân hàng khi sử dụng vượt quá số tiền được phép chi tiêu trong tài khoản. Các ngân hàng có quy định mức lãi suất vay thấu chi khác nhau theo quy định của pháp luật về tín dụng. 

Cân nhắc lãi suất vay thấu chi trước khi quyết định vay

Cân nhắc lãi suất vay thấu chi trước khi quyết định vay

Tài khoản vay thấu chi là gì?

Tài khoản vay thấu chi là tài khoản cho phép người dùng rút tiền, quẹt thẻ, thanh toán hóa đơn ngay cả khi trong tài khoản không có tiền. Bạn cần phải sử dụng dịch vụ này một cách đúng đắn và có kế hoạch trả nợ rõ ràng, nhanh chóng để tránh các khoản phí và lãi suất ngân hàng phát sinh sau thời hạn vay thấu chi.

Vay thấu chi có tài sản đảm bảo là gì?

Vay thấu chi có tài sản đảm bảo là dịch vụ vay linh hoạt dành cho người có nhu cầu sử dụng một khoản tài chính cao hơn khoản tài chính đang có trong lúc tài sản của người này đang được đầu tư vào các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Lãi hàng tháng sẽ được trả trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.

Vay thấu chi thế chấp là gì?

Vay thấu chi thế chấp là hình thức vay mà bạn cần có tài sản bảo đảm với ngân hàng. Hạn mức cho vay đối với hình thức này có thể lên đến 1 tỷ đồng tùy thuộc vào giá trị của tài sản dùng để thế chấp. Thời hạn cho vay thấu chi đối với thế chấp ô tô là 12 tháng và bất động sản là 48 tháng.

Vay thấu chi thế chấp gần giống với vay thế chấp

Vay thấu chi thế chấp gần giống với vay thế chấp

Vay thấu chi tính lãi như thế nào?

Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách vay thấu chi về phí và lãi suất riêng dựa theo quy định của pháp luật. Thông thường, bạn cần phải liên hệ trực tiếp đến ngân hàng hoặc tìm kiếm thông tin chi tiết trên website chính thức. Dưới đây là công thức tham khảo để tính lãi suất thấu chi:

Tiền lãi thấu chi = Dư nợ thấu chi thực tế x Lãi suất thấu chi/365 x Số ngày sử dụng thấu chi thực tế

Ngân hàng sẽ áp dụng phí dịch vụ hoặc phí duy trì thẻ tín dụng để tính phí thấu chi. Trong trường hợp chi trả chậm hoặc không đủ số tiền phải trả đã thoả thuận, người đi vay sẽ chịu thêm phí phạt.

Ví dụ, ngân hàng cấp cho bạn hạn mức thấu chi là 20 triệu đồng và thực tế bạn có sẵn 2 triệu đồng trong tài khoản thì nếu tiêu hết 10 triệu, bạn đã tiêu vượt mức 8 triệu và ngân hàng sẽ tính lãi suất vay trên số tiền bạn chi tiêu vượt mức này. Cho rằng lãi suất vay thấu chi là 17%/năm và đến hết 30 ngày bạn chỉ tiêu 10 triệu thì ta có:

Tiền lãi thấu chi = 8 (triệu đồng) x 17%/365 x 30 (ngày) = 111.780 đồng

>> Xem thêm: Công cụ tính lãi suất kép theo kỳ hạn miễn phí

Các hình thức vay thấu chi

Vay thấu chi thế chấp

Với hình thức vay thấu chi thế chấp, hạn mức vay được xác định dựa vào giá trị tài sản như sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hợp đồng mua nhà, xe cộ, đất đai,... Giá trị tài sản càng cao, hạn mức vay sẽ càng lớn. 

>> Đọc thêm: Vay thế chấp là gì? Quy trình đăng ký vay thế chấp

Vay thấu chi tín chấp

Với hình thức vay thấu chi tín chấp, hạn mức vay được xác định dựa vào thu nhập, uy tín và lịch sử tín dụng của chủ tài khoản. Hạn mức vay thấu chi tín chấp không quá cao, thông thường là gấp từ 3 đến 5 lần lương.

>> Đọc thêm: Vay tín chấp là gì? Sự khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp

Vay thấu chi thế chấp yêu cầu tài sản đảm bảo, vay thấu chi tín chấp thì không

Vay thấu chi thế chấp yêu cầu tài sản đảm bảo, vay thấu chi tín chấp thì không

Ví dụ về vay thấu chi tín chấp và vay thấu chi thế chấp tại TP bank:

Vay thấu chi tín chấp ở TP bank không đòi hỏi bạn có tài sản đảm bảo mà chỉ duyệt hồ sơ vay dựa trên lịch sử tín dụng, hạn mức vay thường gấp 3 - 5 lần lương tháng, hạn mức tối đa là 100 triệu đồng và thời hạn tối đa là 12 tháng.

Vay thấu chi thế chấp ở TP bank đòi hỏi bạn có tài sản đảm bảo, hạn mức vay tỷ lệ thuận với giá trị tài sản đảm bảo và có thể lên đến 1 tỷ đồng. Thời hạn vay tối đa của hình thức này là 38 tháng với tài sản đảm bảo là ô tô và 48 tháng nếu tài sản đảm bảo là bất động sản.

>> Đọc thêm: Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm và cách kiểm tra nợ xấu chính xác

Ưu và nhược điểm của vay thấu thi

Việc quyết định có nên vay thấy chi hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi gia đình hay cá nhân. Dựa vào ưu và nhược điểm, mọi người có thể đưa ra quyết định phù hợp trong việc có nên vay thấu chi ngân hàng hay không. 

Ưu điểm của vay thấu chi

Vay thấu chi có một số ưu điểm như sau:

  • Giúp người vay có thể có được số tiền cần thiết để giải quyết nhanh chóng một số chi tiêu cấp bách hoặc không thể trì hoãn.
  • Giúp người vay tiết kiệm được thời gian và công sức so với việc vay thông thường vì có quy trình đơn giản và nhanh chóng.
  • Cho phép người vay sử dụng tiền mượn một cách linh hoạt và dễ dàng để giải quyết các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn.
  • Giúp tối ưu hoá nhu cầu sử dụng tiền và tránh lãng phí về dòng tiền vì người vay không cần trả lãi nếu không sử dụng tiền trong khoản vay.
  • Giúp khách hàng dễ dàng quản lý và điều chỉnh dòng tiền linh hoạt do tính lãi theo số ngày khách hàng thực sự sử dụng số tiền trong một tháng.
  • Giúp giảm áp lực về dòng tiền hàng tháng vì người vay thấu chi chỉ phải trả lãi hàng tháng và gốc cuối kỳ.

Một số ưu điểm của vay thấu chi

Một số ưu điểm của vay thấu chi

Nhược điểm của vay thấu chi

Bạn cũng cần cân nhắc một số nhược điểm của vay thấu chi trước khi quyết định vay:

  • Tỷ lệ lãi suất của vay thấu chi thường cao hơn các hình thức vay khác, dễ tạo thành số nợ lớn hơn nếu thanh toán muộn khoản vay.
  • Lịch sử tín dụng và khả năng tài chính được xét duyệt kỹ trước khi cho vay.
  • Bắt buộc phải đảm bảo khả năng trả nợ khi vay, tránh trường hợp không có khả năng hoàn trả, gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng. 
  • Vay thấu chi có thể gây ra các rủi ro tài chính nếu bạn không có kế hoạch quản lý chi tiêu và trả tiền vay thích hợp do thời hạn vay ngắn và lãi suất cao. 
  • Vay thấu chi chỉ là một giải pháp tài chính ngắn hạn để giải quyết các vấn đề tài chính khẩn cấp, không thể giải quyết các vấn đề tài chính dài hạn. 

Một số nhược điểm cần cân nhắc khi vay thấu chi

Một số nhược điểm cần cân nhắc khi vay thấu chi

>> Đọc thêm: Đảo nợ là gì? Những quy định về đảo nợ ngân hàng mới nhất 2024

Có nên vay thấu chi ngân hàng không?

Vay thấu chi có đặc điểm là xét duyệt kỹ hồ sơ và thời gian giải ngân ngắn nên phù hợp với người có điểm tín dụng đạt chuẩn đang cần gấp một khoản tiền. Bên cạnh đó, lãi suất vay thấu chi khá cao và thời hạn vay ngắn, do đó bạn chỉ nên vay khi có khả năng chi trả khoản vay đúng hạn, tránh trường hợp không có khả năng chi trả vì sẽ có khả năng tạo thêm một khoản nợ mới và ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng.

Vậy, vay thấu chi phù hợp với người có tính kỷ luật trong chi tiêu, có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và có khả năng trả nợ đúng hạn. Nếu bạn chưa thể kiểm soát được tình hình tài chính của bản thân và có thói quen tiêu dùng chưa tốt, bạn có thể tham khảo các hình thức vay khác ít rủi ro hơn.

Cần phải có kế hoạch tài chính rõ ràng khi quyết định vay thấu chi

Cần phải có kế hoạch tài chính rõ ràng khi quyết định vay thấu chi

>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Điều kiện, thủ tục vay thấu chi

Điều kiện vay thấu chi

Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách quy định khác nhau, nhưng thông thường, chủ tài khoản vay thấu chi phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Đủ 20 tuổi trở lên tại thời điểm đề nghị vay vốn.
  • Có hộ khẩu hoặc tạm trú tại địa phương nơi đơn vị kinh doanh của ngân hàng hoạt động.
  • Thu nhập tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng.
  • Hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn hay có biên chế Nhà nước.
  • Có nguồn thu nhập ổn định.

Thủ tục vay thấu chi

Khi đã đáp ứng được các điều kiện trên, chủ thẻ cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi
  • Giấy yêu cầu mở tài khoản đối với trường hợp bạn chưa có tài khoản tại ngân hàng
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực tại thời điểm yêu cầu
  • Hộ khẩu/KT3 (giấy tạm trú dài hạn)
  • Các tài liệu chứng minh thu nhập như quyết định lương, hợp đồng lao động,…
  • Các giấy tờ khác theo quy định

Lưu ý khi vay thấu chi

Có một số lưu ý mà bạn cần cân nhắc để hạn chế rủi ro trong khi vay thấu chi như sau:

  • Cân nhắc kỹ về nhu cầu vay thấu chi: Chỉ nên vay khi thật sự cần thiết và có khả năng chi trả cho khoản vay trong thời gian quy định.
  • Lựa chọn ngân hàng có lãi suất vay thấu chi phù hợp: Nên so sánh lãi suất vay thấu chi của các ngân hàng khác nhau để lựa chọn được mức lãi suất phù hợp nhất.
  • Giữ số dư tài khoản ở mức cho phép: Cần duy trì số dư tài khoản tối thiểu theo quy định của ngân hàng để tránh bị tính phí chậm thanh toán.
  • Thanh toán khoản vay thấu chi đúng hạn: Cần trả nợ đúng hạn để tránh bị tính lãi suất phạt và ảnh hưởng đến uy tín tín dụng.

Lưu ý cần biết khi vay thấu chi

Lưu ý cần biết khi vay thấu chi

Câu hỏi thường gặp

Vay thấu chi có rút được tiền không?

Thấu chi cho phép khách hàng rút tiền ngay cả khi không có tiền hoặc chi tiêu vượt quá số tiền hiện đang có trong tài khoản.

Vay thấu chi tối đa được bao nhiêu?

Với hình thức vay thấu chi thế chấp, hạn mức chi tối đa lên đến 1 tỷ đồng. Với hình thức vay thấu chi tín chấp, hạn mức chi tối đa có thể là gấp 3 - 5 lần tiền lương mỗi tháng và không qúa 100 triệu đồng.

Trả nợ vay thấu chi như thế nào?

Bạn có thể nộp tiền/chuyển khoản vào tài khoản để trả nợ thấu chi vào bất kỳ khi nào, không như các gói vay thông thường nếu trả lãi trước sẽ bị phạt. Người vay thấu chi chỉ bắt buộc phải trả toàn bộ nợ gốc sau 12 tháng kể từ ngày giải ngân hạn mức thấu chi.

Nợ thấu chi quá hạn thì sao?

Khi khách hàng không thể thanh toán đủ tiền lãi và gốc theo quy định của hợp đồng khi đến hạn thanh toán, khoản nợ của họ sẽ trở thành nợ thấu chi quá hạn. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh hoạt cho khách hàng thêm thời gian để đóng trễ hạn từ 01 - 03 ngày.

Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian trên mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, khoản nợ của họ sẽ chuyển thành nợ quá hạn.

Khi nợ thấu chi quá hạn, người vay sẽ phải chịu các khoản phạt, lãi suất phạt, và các chi phí khác liên quan đến việc quản lý nợ. Nếu không được thanh toán kịp thời, nợ quá hạn có thể dẫn đến việc ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chuyển hồ sơ sang công ty thu hồi nợ, và người vay sẽ phải chịu các hậu quả tiêu cực như mất điểm tín dụng hoặc bị đưa ra tòa án để giải quyết tranh chấp về khoản nợ.

Nợ thấu chi quá hạn bao lâu thì thành nợ xấu?

Tùy vào thời gian nợ quá hạn, mức độ nợ xấu sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia thành nhiều nhóm khác nhau: 

  • Nhóm 1 (nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2 (nợ quá hạn cần lưu ý): Thời gian quá hạn từ 10 ngày đến không quá 30 ngày (một số ngân hàng và tổ chức tín dụng vẫn có thể hỗ trợ nhóm này).
  • Nhóm 3 (nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Nhóm 4 (nợ quá hạn nghi ngờ): Thời gian quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
  • Nhóm 5 (nợ quá hạn có khả năng bị mất vốn): Thời gian quá hạn từ 6 tháng trở lên.

Để phân loại các khoản nợ quá hạn, ngân hàng và tổ chức tín dụng thường xuyên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá và sắp xếp các khoản nợ vào các nhóm phù hợp để định hướng chính xác cho việc trích lập quỹ dự phòng và xử lý nợ thấu chi quá hạn kịp thời.

Để hiểu rõ trách nhiệm và rủi ro, bạn cần phải nắm vững các hình thức phân loại các nhóm nợ. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể đối mặt với các khoản nợ của mình một cách đúng đắn và đư

Xóa nợ thấu chi quá hạn như thế nào?

Để giải quyết vấn đề nợ thấu chi quá hạn, bạn có thể áp dụng các bước sau:

  • Bước 1: Xác định nhóm nợ đang nằm trong trên trang thông tin về tín dụng CIC bằng cách kiểm tra thông tin trực tiếp trên trang CIC hoặc tại ngân hàng nơi mình đã phát sinh giao dịch.
  • Bước 2: Thanh toán toàn bộ số tiền nợ quá hạn bao gồm cả phí phạt và lãi suất.
  • Bước 3: Chờ đợi cho CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng. Sau khi hoàn tất thanh toán nợ thấu chi quá hạn, CIC sẽ cập nhật lại thông tin và xóa nợ xấu trong lịch sử tín dụng của khách hàng.

Bạn nên thanh toán các khoản nợ đúng hạn và tránh để các khoản nợ trở thành nợ quá hạn để tránh bị xếp vào nhóm nợ xấu và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.

Trên đây là bài viết Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?. Hãy theo dõi Tikop để nhận những bài viết mới nhất về kiến thức tài chính nhé.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

1. https://hdbank.com.vn/vi/news/detail/tin-tuc-khac/vay-thau-chi-la-gi 

2. https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/vay-thau-chi-la-gi-883-93399-article.html 

3. https://www.msb.com.vn/vi/w/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vay-thau-chi-la-gi-msb 

4. https://luatminhkhue.vn/vay-thau-chi-la-gi.aspx 

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

22/10/2024