Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

25/08/2024

Để đảm bảo khả năng được duyệt hợp đồng vay vốn từ ngân hàng hay tổ chức tài chính, bạn nên kiểm tra tình hình nợ xấu trước. hiện nay, bạn có thể dễ dàng kiểm tra nợ xấu thông qua số căn cước công dân, mã hợp đồng và số điện thoại. Trong bài viết này, Tikop sẽ hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay.

Nợ xấu là gì? Tại sao lại mắc nợ xấu?

Nợ xấu là khoản nợ khó đòi của ngân hàng hoặc các công ty tín dụng khác do khách hàng không thể hoàn trả được khoản vay theo thoả thuận ban đầu. Nợ xấu thường xảy ra vì nhiều nguyên nhân, có thể vì người vay vốn không đủ khả năng trả nợ, gặp biến cố bất ngờ dẫn đến không thể hoàn trả như đã tính toán ban đầu hoặc quên hoàn trả do không chú ý, cũng có thể là do đơn vị cho vay đánh giá sai hiệu quả phương án cho vay và thời hạn cho vay.

Nợ xấu là khoản nợ khách hàng không hoàn trả khi đi vay

Nợ xấu là khoản nợ khách hàng không hoàn trả khi đi vay

Tại sao cần kiểm tra nợ xấu?

Một người bị ghi nhận là có nợ xấu, tức là khoản dư nợ khó đòi khi người vay không trả nợ khi đến hạn thanh toán, khi thời gian quá hạn thanh toán của họ trên 90 ngày. Người này sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Các bên cung cấp sản phẩm tín dụng/cho vay đều kiểm tra thông tin nợ xấu của người đi vay, do đó việc bị ghi nhận có nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng vay tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp. Do đó, việc kiểm tra nợ xấu giúp người vay nắm được thông tin mình có thuộc trường hợp bị nợ xấu hay không để có phương án giải quyết kịp thời.

Kiểm tra nợ xấu để không làm ảnh hưởng đến việc vay vốn trong tương lai

Kiểm tra nợ xấu để không làm ảnh hưởng đến việc vay vốn trong tương lai

Tổng hợp các cách kiểm tra nợ xấu nhanh nhất 2024

Kiểm tra nợ xấu trên website CIC hoặc app CIC Connect

Cách kiểm tra nợ xấu bằng website CIC

Bước 1: Truy cập website CIC qua đường link: https://cic.gov.vn/#/register 

Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn, bao gồm các thông tin như:

  • Họ tên.
  • Ngày tháng năm sinh.
  • Số điện thoại.
  • Thông tin Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.

Trong đó, đối với mục ảnh Chứng minh nhân dân (CMND), người dùng cần cung cấp 03 bức ảnh gồm mặt trước, mặt sau của CMND và ảnh chân dung.

Lưu ý: Những mục đánh dấu (*) không được bỏ trống.

Các thông tin cần điền để kiểm tra nợ xấu trên website CIC

Các thông tin cần điền để kiểm tra nợ xấu trên website CIC

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, sau đó ấn "Tiếp tục".

Nhập mã xác thực gửi về số điện thoại đã đăng ký

Nhập mã xác thực gửi về số điện thoại đã đăng ký

Bước 4: Sau khi thực hiện xong các bước, sau 1 ngày hệ thống CIC sẽ gọi để xác thực thông tin, thông tin khớp kết quả sẽ được gửi qua Email.

Bước 5: Khi thông tin đã được xác nhận, người dùng truy cập vào website và thực hiện đăng nhập, sau đó chọn “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu CIC của bản thân.

Tiến hành kiểm tra bằng cách đăng nhập và chọn "Khai thác báo cáo"

Tiến hành kiểm tra bằng cách đăng nhập và chọn "Khai thác báo cáo"

Cách kiểm tra nợ xấu bằng CIC Connect

Đối với điện thoại Android: Tải ứng dụng CIC Credit Connect – Kết nối nhu cầu vay.

Đối với điện thoại IOS: Tải ứng dụng iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM.

Bạn cũng có thể kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC Connect

Bạn cũng có thể kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC Connect

Sau đó “Đăng ký” nếu chưa có tài khoản. Trường hợp đã có tài khoản, bấm chọn “Đăng nhập”.

Đăng nhập hoặc đăng kí vào tài khoản CIC Connect

Đăng nhập hoặc đăng kí vào tài khoản CIC Connect

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin trên màn hình hiển thị như: Họ và tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD,…

Đăng ký và điền đầy đủ thông tin để kiểm tra nợ xấu

Đăng ký và điền đầy đủ thông tin để kiểm tra nợ xấu

Bước 3: Chờ kiểm tra và phê duyệt, thời gian mất khoản từ 1 - 3 ngày (trừ cuối tuần và các ngày Lễ).

Bước 4: Xem kết quả.

Sau khi hệ thống CIC đã phê duyệt, bấm chọn vào mục “Khai thác báo cáo” và nhập lại mã OTP (được gửi về điện) để xác thực. Sau đó vào mục “Xem báo cáo” để biết được kết quả nợ xấu của mình)

Kiểm tra nợ xấu ngân hàng bằng CMND/CCCD

Khách hàng muốn kiểm tra nợ xấu ngân hàng bằng CMND/CCCD cần đến trực tiếp ngân hàng cho vay tín dụng.

Bước 1: Cung cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cho tổ chức tín dụng

Bước 2: Tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả rằng có đang bị nợ xấu Ngân hàng hay không.

Bạn cần đến ngân hàng để kiểm tra nợ xấu ngân hàng bằng CMND/CCCD

Kiểm tra nợ xấu FE Credit bằng cách gọi điện hoặc nhắn tin cho tổng tài

Gọi điện

Khách hàng có thể kiểm tra nợ xấu FE Credit bằng cách gọi điện thoại cho tổng đài vào số 1900 6535 hoặc *5678 để kết nối với nhân viên tư vấn. Các nhân viên sẽ hỗ trợ kiểm tra thông tin bao gồm số tiền nợ, số tiền phạt, thời hạn trả nợ và các thông tin khác liên quan khi bạn cung cấp số CMND, số điện thoại và mã hợp đồng vay tiền. Bạn cũng có thể yêu cầu nhân viên gửi email hoặc tin nhắn SMS cho bạn để có bằng chứng về số tiền nợ.

Cú pháp nhắn tin

Một cách khác để kiểm tra nợ xấu FE Credit là soạn tin nhắn SMS theo cú pháp tra cứu nợ quá hạn tại tổ chức này:

Soạn:QH_ gửi 8083

Ví dụ: QH 2651596717 gửi đến 8083

Sau khi gửi tin nhắn, bạn sẽ nhận được phản hồi từ FE Credit về số tiền nợ, số tiền phạt, thời hạn trả nợ và các thông tin khác liên quan đến hợp đồng vay tiền của mình. Có một lưu ý là kiểm tra bằng cách này có thể tốn phí gửi tin nhắn tùy theo nhà mạng của bạn.

Đọc thêm: Mã số thuế cá nhân là gì? Cách kiểm tra mã số thuế cá nhân

Cách xóa nợ xấu hiệu quả

Không có cách xoá nợ mà không cần thanh toán. Điều mà khách hàng cần làm khi đã thuộc nhóm nợ xấu là nhanh chóng thanh toán cả gốc lẫn lãi. Dưới đây là thời hạn xoá lịch sử nợ xấu sau khi thanh toán xong khoản nợ cần trả.

Đối với khoản nợ xấu nhóm 1

Mô tả: Khoản nợ trong hạn, vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, thời gian quá hạn dưới 10 ngày.

Hạn xoá nợ xấu nhóm 1: Ngân hàng nhà nước đã có chính sách ngừng cung cấp lịch sử tín dụng ngay lập tức cho các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đã tất toán. Vì vậy, việc thanh toán các khoản vay nhỏ dưới 10 triệu sẽ giúp cải thiện được lịch sử tín dụng của quý khách. 

Đối với khoản nợ xấu nhóm 2

Mô tả: Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và còn đang trong hạn, vẫn có khả năng thu hồi nợ, thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

Hạn xoá nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ tín dụng sẽ được xóa sau 1 năm kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán các khoản vay.

Nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2 không quá nghiêm trọng

Nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2 không quá nghiêm trọng

Đối với khoản nợ xấu nhóm 3, 4 và 5

Mô tả: Khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nợ lần đầu nhưng vẫn bị chậm trả, cho thấy tình hình tài chính của người vay đang gặp rủi ro nghiêm trọng và khả năng trả nợ rất hạn chế, thời gian quá hạn từ 91 đến 180 ngày.

Han xoá nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Lịch sử nợ tín dụng sẽ được xóa sau 5 năm kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán các khoản vay. Sau 5 năm, quý khách có thể tiếp tục được vay trở lại. 

Các câu hỏi thường gặp về nợ xấu

Làm sao để biết mình có nợ xấu hay không?

Để kiểm tra có nợ xấu hay không, khách hàng có thể kiểm tra theo 3 cách kiểm tra nợ xấu bằng website CIC, CMND/CCCD và CIC Connect mà Tikop đã cung cấp.

Nợ xấu có mua trả góp được không?

Những khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và nhóm 2 vẫn có thể tiếp tục thực hiện vay mua trả góp. Mỗi nhóm nợ sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Nợ nhóm 1: Các khách hàng thuộc nhóm nợ này thường là những người có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn nên các tổ chức tài chính và ngân hàng có thể sẽ xem xét để giải ngân hồ sơ mua trả góp của họ. 
  • Nợ nhóm 2: Các ngân hàng không chấp nhận hồ sơ vay trả góp cho các khách hàng bị ghi nhận nợ xấu nhóm 2, tuy nhiên nhóm khách hàng này vẫn có thể mua trả góp thông qua các công ty tài chính.
  • Nợ nhóm 3, 4 và 5: Các ngân hàng và tổ chức tài chính không chấp nhận hồ sơ vay trả góp cho các khách hàng bị ghi nhận nợ xấu nhóm 3, 4 và 5. Để có thể tiếp tục vay thì khách hàng cần phải trả hết gốc và lãi, sau đó chờ 3-5 năm để vay trở lại.

Nợ xấu bao giờ được xoá?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:

“Điều 11. Hạn chế khai thác thông tin tín dụng

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Do đó, lịch sử tín dụng về nợ xấu sẽ được CIC xóa kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực tức là ngày bạn tất toán khoản vay.

Khi nào bị nợ xấu ngân hàng?

Một người bị ghi nhận là có nợ xấu, tức là khoản nợ khó đòi khi người vay không trả nợ khi đến hạn thanh toán, khi thời gian quá hạn thanh toán của họ trên 90 ngày.

Nợ xấu có đi nước ngoài được không?

Còn tuỳ vào việc bạn có đang bị khởi kiện tại toà án không.

Tại Khoản 3 Điều 36 có quy định công dân sẽ bị hoãn xuất cảnh nếu công dân đó là người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Tức là, nếu bạn bị ngân hàng khởi kiện vì đang nợ xấu và việc bạn đi nước ngoài bị xem là yếu tố gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền, bạn có thể sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Ngược lại, nếu ngân hàng chưa thực hiện thủ tục khởi kiện thì bạn vẫn có thể xuất cảnh.

Hy vọng qua bài Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu về cách kiểm tra nợ xấu. Theo dõi ngay chuyên mục kiến thức cơ bản để học thêm những bài học bổ ích, cảm ơn bạn đã đọc bài viết. 

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024