Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Sổ tiết kiệm là gì? Hướng dẫn làm sổ tiết kiệm nhanh chóng

Đóng góp bởi:

Võ Thị Mỹ Duyên

Cập nhật:

20/04/2024

Làm sổ tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư giữ tiền phổ biến hiện nay vì tính an toàn ít rủi ro. Vậy bạn đã biết sổ tiết kiệm là gì? Hướng dẫn làm mở sổ tiết kiệm nhanh chóng như nào chưa? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

Sổ tiết kiệm là gì?

Khái niệm sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm là sổ chứng minh số tiền mà bạn đã gửi vào ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng với khoản tiền tiết kiệm đó cùng mức tiền lãi mà bạn sẽ được hưởng. 

Sổ tiết kiệm là gì? Làm sổ tiết kiệm thế nào?

Sổ tiết kiệm là gì? Làm sổ tiết kiệm thế nào?

Xem thêm: Làm sổ tiết kiệm như thế nào? Thông tin và ưu nhược điểm của việc mở sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm tiếng Anh là gì?

Sổ tiết kiệm tiếng Anh được gọi là passbook

Phân loại các loại sổ tiết kiệm hiện nay

Dựa vào hình thức gửi tiền tiết kiệm

 

Sổ tiết kiệm truyền thống

Sổ tiết kiệm online

Cách thức để lập sổ tiết kiệm

Khách hàng cần phải trực tiếp tới ngân hàng để lập sổ tiết kiệm

Mở sổ tiết kiệm qua Internet Banking của các ngân hàng

Điều kiện

Cần có giấy tờ tùy thân theo đúng quy định ngân hàng.

Cần phải có tài khoản giao dịch trực tuyến ngân hàng.

Thời gian làm việc

Trong thời gian làm việc của ngân hàng

Bạn có thể mở thẻ bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Tính an toàn

An toàn, bảo mật cao

Bảo mật cao bằng vân tay, mã OTP hoặc bằng FaceID

Lãi suất

Thấp hơn

Cao hơn

Tất toán

Cần phải mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng để thực hiện

Tất cả thao tác đều online, tất toán về tài khoản thanh toán

Dựa vào kỳ hạn của sổ tiết kiệm

 

Sổ tiết kiệm gửi có kỳ hạn

Sổ tiết kiệm gửi không kỳ hạn

Thời hạn

Người gửi cần phải lựa chọn cũng như cam kết thời hạn gửi tiền ở ngân hàng

Người gửi không phải cam kết thời hạn rút tiền

Thời gian rút tiền
  •  Có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm hàng tháng hoặc nhiều tháng, thời gian hết hạn của tiền gửi có kỳ hạn dao động từ 1 tháng đến 24 tháng tùy theo nhu cầu của khách hàng.
  • Tiền lãi sẽ là tiền gốc và khoản tiền lãi thường sẽ được nhập gốc sau đó tính lãi cho các kỳ gửi tiếp theo.

Được rút tiền bất cứ lúc nào bạn mong muốn

Lãi suất

Thấp hơn, thường dao động 0,1 - 0,2%/năm

Lợi ích của việc mở sổ tiết kiệm

  • Sinh lợi nhuận: Tiền bạn gửi vào ngân hàng sẽ được trả lãi. Mức lãi suất này giúp cho số tiền của bạn tăng lên thay vì giữ nguyên con số ban đầu

  • An toàn: Đầu tư tài chính bằng việc gửi sổ tiết kiệm có tính an toàn rất cao vì hoạt động ngân hàng được Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài chính giám sát rất chặt chẽ. Hơn nữa, ngân hàng còn có đầy đủ biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn giúp đảm bảo an toàn số tiền khách hàng ký gửi.

  • Tăng ngân sách cho thời kỳ hưu trí: Càng tiết kiệm tiền cho hưu trí sớm, bạn càng có nhiều thuận lợi sau này. Khi tính toán mục tiêu nghỉ hưu, có nhiều yếu tố cần xem xét bao gồm mức lương hiện tại, chi phí, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng, và nhiều hơn nữa.

  • Phòng ngừa các rủi ro trong cuộc sống: Một số tình huống không may: ốm đau, bệnh tật, tai nạn,... cần số tiền lớn giải quyết. Trong thời gian ngắn, bạn không có số tiền lớn để chi trả, nếu không vay mượn được, bạn cần sử dụng sổ tiết kiệm.

Lợi ích của việc mở sổ tiết kiệm

Lợi ích của việc mở sổ tiết kiệm

Nên mở sổ tiết kiệm ngân hàng nào?

Với một khoản tiền tiết kiệm tích lũy cho tương lai, chứa đựng biết bao mồ hôi và công sức thì lựa một ngân hàng uy tín để “chọn mặt gửi vàng” là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Hiện nay, cơ bản có thể chia các ngân hàng ra làm ba nhóm cơ bản

  • Nhóm 1: Các ngân hàng lớn (Big 4) bao gồm : Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank.

  • Nhóm 2: Các ngân hàng TMCP tiêu biểu như : Đông Á, Sacombank, Á Châu Bank, VPBank, SeaBank, Techcombank ….

  • Nhóm 3: Các ngân hàng TNHH nước ngoài như : ANZ Bank, Standard Charter, Indovinabank, Shinhan Bank, Maybank …

Mỗi ngân hàng đều những ưu điểm riêng, nên để chọn lựa việc mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân.  

Cách mở sổ tiết kiệm nhanh chóng, chính xác

Làm sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng

  • Bước 1: Khách hàng có nhu cầu mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng cần mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu tới ngân hàng.

  • Bước 2: Khách hàng sẽ được giao dịch viên hướng dẫn sau đó điền form đăng ký.

  • Bước 3: Nhân viên nhận số tiền bạn muốn gửi tiết kiệm

  • Bước 4: Nhân viên sẽ gửi lại bản sổ tiết kiệm.

Làm sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng

Làm sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng

Làm sổ tiết kiệm online

  • Bước 1: Mở tài khoản và đăng ký Internet Banking của ngân hàng bạn muốn mở sổ tiết kiệm 

  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking trên app.

  • Bước 3: Chọn mục Sổ tiết kiệm> Nhập số tiền bạn muốn gửi>Chọn kỳ hạn> Chọn thời hạn gửi

  • Bước 4: Nhập mã kiểm tra và chọn xác nhận trên app

  • Bước 5: Nhập mã OTP mà bạn được gửi về điện thoại

  • Bước 6: Kết thúc giao dịch làm sổ tiết kiệm Online 

Những điều cần biết khi mở sổ tiết kiệm

Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm 2023

  • Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Công thức tính tiền lãi nhận được khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ: Bạn muốn gửi 50 triệu đồng theo hình thức không kỳ hạn tại ngân hàng với lãi suất 1,5%/năm. Thời điểm bạn muốn rút tiền đã gửi được 6 tháng, vậy lãi suất của bạn nhận được sẽ là :

Tiền lãi = tiền gửi x 1,5% x 180/360 = 50.000.000 x 1,5% x 180/360 = 375.000 VNĐ

Như vậy, với 50.000.000 VNĐ tiền gửi tiết kiệm, sau 06 tháng bạn sẽ nhận được 375.000 VNĐ tiền lãi.

  • Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Công thức tính lãi suất tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn được tính theo 2 cách sau:

Cách tính lãi theo ngày:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360

Cách tính lãi theo tháng:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, bạn có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = Tiền gửi * 7% = 50,000,000 x 7% = 3,500,000 VNĐ

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:

Số tiền lãi = Tiền gửi x 7%/360  x 180 = 50,000,000 x 7%/360 x 180 = 1,750,000  VNĐ

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm TẠI ĐÂY

Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào ngân hàng, yêu cầu về số tiền tối thiểu cũng khác nhau. Bạn có thể liên hệ với một số ngân hàng để tìm hiểu về yêu cầu tối thiểu này

Làm sổ tiết kiệm cần giấy tờ gì?

Để mở Sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng, bạn chỉ cần mang CMND/Thẻ căn cước hoặc Passport và Số tiền muốn gửi tiết kiệm đến văn phòng/chi nhánh giao dịch gần nhất của ngân hàng mà bạn muốn gửi tiết kiệm.

 Mang CMND/Thẻ căn cước để mở sổ tiết kiệm

 Mang CMND/Thẻ căn cước để mở sổ tiết kiệm

Lưu ý về lãi suất kép

Thay vì lãi kỳ nào nhận kỳ đó bạn nên chọn hình thức lãi nhập vốn để tiếp tục sinh lời, gọi là lãi kép. Hình thức này giúp tiền của bạn sinh sôi nhiều hơn, nhanh hơn, do vậy hãy hỏi ngân hàng về hình thức này khi mở tài khoản tiền gửi.

Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

 

Chứng chỉ tiền gửi

Sổ tiết kiệm

Thời hạn

Có thời hạn gửi tiền nhất định và kỳ hạn dài hay trung hạn. 

Thời hạn có thể linh hoạt hơn như: Thời hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng; Thời hạn dài từ 12 tháng, 36 tháng…

Lợi suất

Lợi suất cao hơn tùy theo đợt và ngân hàng. Tiền gửi lâu dài sẽ có lợi hơn. 

Lợi suất thường thấp hơn. Mức độ % lãi suất tùy vào số tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau và tùy kỳ hạn. 

Tính thanh khoản

- Tính thanh khoản thấp. Người gửi tiền cần cam kết gửi tiền trong thời gian nhất định để nhận lợi suất cao.

- Nếu muốn rút tiền hoặc tất toán trước hạn phải cam kết đã qua nửa kỳ hạn (Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng).

Có tính thanh khoản cao. Người gửi tiền có thể rút tiền mà không phải chịu phạt hoặc mất lợi suất nếu thực hiện sau khi đủ thời hạn quy định.

Phí và chi phí

Có các khoản phí phạt cao khi người gửi tiền rút tiền trước thời hạn hoặc khi không hoàn thành cam kết.

Có ít hơn các khoản phí phạt này.

Một số câu hỏi liên quan đến sổ tiết kiệm

Bao nhiêu tuổi được mở sổ tiết kiệm?

Hiện nay, theo quy định của nhà nước, mở sổ tiết kiệm sẽ không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng phát triển về khả năng nhận thức của người gửi tiết kiệm mà mỗi đối tượng sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm là gì?

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm tính từ thời điểm mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.

Tất toán là một hình thức ngân hàng cho phép rút tiền từ tài khoản tiết kiệm. Nếu có số tiền gửi không giới hạn, bạn có thể tất toán bất cứ lúc nào.

Nên mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn?

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn sẽ chọn mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến: 

  • Tiết kiệm không kỳ hạn: phù hợp với những người cần tiền thường xuyên. 

  • Tiết kiệm có kỳ hạn: phù hợp không kỳ hạn những người có thu nhập cố định và có kế hoạch tiết kiệm lâu dài.

Có được rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn không?

Khách hàng có thể rút toàn bộ số dư khả dụng của số dư tiết kiệm ngân hàng bất cứ lúc nào trước khi kết thúc kỳ hạn. Tuy nhiên, nếu rút tiền trước ngày hết hạn sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm cố định mà sẽ chỉ nhận được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất 2023

Ngân hàng

Tiết kiệm không kỳ hạn

Tiết kiệm có kỳ hạn (12 tháng)

BIDV

0,1%

6.3%

Agribank

0,3%

6.3%

Sacombank

1%

7,00%

Vietinbank

0,1%

6,30%

Vietcombank

0,10%

6.30%

ACB

0,1%-0,5%

7,5%

MB Bank

0.10%%

6.70%

TP Bank

0,5%

6,90 %

Nam Á Bank

0.50%

6.80 %

NCB

1%

7.40%

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về sổ tiết kiệm là gì? Hướng dẫn làm mở sổ tiết kiệm nhanh chóng. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật thông tin kiến thức cơ bản và đầu tư hấp dẫn nhất từ các chuyên gia nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024