Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vay thế chấp là gì? Quy trình đăng ký vay thế chấp

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

13/11/2023

Việc sử dụng các khoản nợ một cách hợp lý sẽ giúp người kinh doanh kiếm được nhiều lợi nhuận mà không cần phải bỏ ra quá nhiều vốn. Vay thế chấp là một trong số những hình thức vay được nhiều người quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ tính chất cũng như ưu, nhược điểm của hình thức này thì hãy tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Vay thế chấp là gì?

Khái niệm vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền trong đó người đi vay phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người đi vay trong thời gian vay nợ nhưng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ thuộc về người cho vay. Tài sản đảm bảo dùng để vay thế chấp phổ biến thường là quyền sử dụng đất, xe cộ, giấy tờ có giá,…

Vay thế chấp là gì

Vay thế chấp là gì

Ví dụ về vay thế chấp

Khách hàng A dùng tài sản thế chấp là giấy sở hữu nhà đất, vay một số tiền có giá trị bằng 90% căn nhà để mua một căn chung cư mới với thời hạn 10 năm, lãi suất 5%/năm và trả phần vốn vay theo năm. Vậy, mỗi năm khách hàng phải trả cho ngân hàng 5% tiền lãi cùng với 1/10 vốn vay ban đầu.

 Vay thế chấp tiếng Anh là gì?

Vay thế chấp tiếng Anh là Mortgage loan hoặc Mortgage.

Đặc điểm vay thế chấp

Vay thế chấp vốn đã tồn tại từ lâu và có các đặc điểm sau:

  • Tài sản đảm bảo vẫn thuộc sở hữu của người đi vay, ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu.
  • Đa dạng tài sản đảm bảo, chỉ cần là tài sản có giá trị. 
  • Thời gian vay linh hoạt lên đến 30 năm.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp.
  • Hạn mức vay có thể hơn 70% giá trị tài sản đảm bảo, phù hợp với những khách hàng cần số vốn lớn.
  • Sẽ có một số yêu cầu khác ngoài tài sản đảm bảo, tuỳ quy định của từng ngân hàng, từng đơn vị cho vay. 

Các hình thức vay thế chấp

Vay cho hoạt động kinh doanh

Đây là hình thức dành cho khách hàng muốn vay vốn để mở rộng phát triển kinh doanh, bổ sung thêm nguồn vốn,… Hạn mức cho vay cao, lãi suất ưu đãi và có chính sách đặc biệt cho ngành nhà hàng - khách sạn. Hình thức vay này có phương thức trả nợ linh hoạt, thời gian lên đến 10 năm.

Có nhiều hình thức cho vay thế chấp.

Có nhiều hình thức cho vay thế chấp.

Vay mua nhà đất, căn hộ

Đây là hình thức dành cho khách hàng muốn mua nhà đất hay căn hộ mà chưa đủ tiền. Ngân hàng hỗ trợ tối đa 75% giá trị nhà, căn hộ và tối đa 20 tỷ đồng. Thời gian trả nợ tối đa 25 - 35 năm tùy dự án.

Vay thế chấp ô tô

Mua ô tô trả góp là hình thức vay được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tài sản đảm bảo có thể chính là chiếc xe muốn mua. Khoản vay áp dụng tối đa 96 tháng đối với xe mới và 84 tháng đối với xe cũ. Hạn mức cho vay lên tới 85% giá trị xe. 

Vay tiêu dùng

Đây là hình thức vay giúp khách hàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, khám chữa bệnh, giáo dục,… Đáp ứng khoản vay tối đa 3 tỷ đồng và thời gian trả nợ có thể lên đến 10 năm.

Vay sửa chữa nhà

Ngoài việc vay thế chấp để mua nhà đất hay căn hộ, khách hàng còn có thể vay để sửa chữa nhà. Thời gian vay linh hoạt và đa dạng các khoản vay giúp khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Lợi ích khi vay thế chấp

Lãi suất thấp

Lãi suất vay thế chấp thấp, so với vay tín chấp thì thấp hơn nhiều. Nhờ có tài sản đảm bảo, bạn được tin tưởng và đánh giá cao hơn khi vay. 

>> Xem thêm: Lãi suất cho vay là gì? Hình thức lãi suất cho vay hiện nay

Số tiền vay lớn

Tiền vay từ thế chấp có thể lên đến hàng tỷ đồng, tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, lớn hơn rất nhiều so với tín chấp. Bạn có thể dùng để chi trả các khoản chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe,… trong khi vay tín chấp thường chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu về tiêu dùng, giải trí,…

Vay thế chấp có nhiều lợi ích.

Vay thế chấp có nhiều lợi ích.

Thời gian thanh toán linh hoạt

Khách hàng có thể trả lãi theo tháng, theo quý hoặc theo năm tuỳ tình hình thu nhập. Phần tiền gốc khách hàng có thể trả dần hoặc trả một lần.

Mục đích vay đa dạng

Từ các nhu cầu chi tiêu thông thường đến các nhu cầu đầu tư lớn hơn như mua nhà, mua ô tô, mua bất động sản,… vay thế chấp đều có thể đáp ứng. Khách hàng không cần quá lo ngại liệu mục đích vay của mình có được chấp thuận hay không. 

Tăng độ uy tín cho người vay khi thanh toán đúng hạn

Khi khách hàng vay nợ và thanh toán khoản vay đúng hạn, độ uy tín của khách hàng trong mắt ngân hàng và các công ty tài chính sẽ tăng lên. Nhờ đó, khách hàng có thể được tăng hạn mức vay cho những lần sau.

Hạn chế khi vay thế chấp

Rủi ro mất tài sản

Khi không còn khả năng trả nợ, khách hàng sẽ đối mặt với rủi ro mất tài sản đảm bảo. Đây là rủi ro khách hàng cần cân nhắc trước khi quyết định vay thế chấp. 

>> Xem thêm Rủi ro là gì? Các loại rủi ro trên thị trường phổ biến hiện nay

Vay thế chấp cũng có nhiều hạn chế.

Vay thế chấp cũng có nhiều hạn chế.

Nhiều điều kiện vay

Ngoài tài sản đảm bảo, các ngân hàng cũng như các công ty tài chính còn đòi hỏi các loại giấy tờ và nhiều loại thủ tục khác nhau. Khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định thì mới được duyệt vay. 

Rủi ro về thay đổi lãi suất

Lãi suất có thể thay đổi theo thời gian. Khách hàng có thể phải trả lãi cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến tuỳ theo biến động của kinh tế.

>> Xem thêm Rủi ro lãi suất là gì? Làm thế nào để quản lý rủi ro lãi suất?

Có nên vay thế chấp không?

Vay thế chấp giúp khách hàng vay được khoản tiền lớn với lãi suất thấp để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Khoản vay có thể bằng với tài sản mà khách hàng đem thế chấp. Thời gian thanh toán linh hoạt giúp khách hàng có thể chọn lựa gói vay phù hợp nhất với mình. Nếu không cần số tiền quá lớn hoặc lo ngại rủi ro mất tài sản đảm bảo, khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp.

Quy trình đăng ký vay thế chấp

Điều kiện đăng ký

Khách hàng vay thế chấp cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam, từ 18 - 60 tuổi.
  • Có năng lực trả nợ (hợp đồng lao động, sao kê tín dụng,...).
  • Tài sản đảm bảo phù hợp với gói vay.
  • Không nợ xấu, không tiền án tiền sự.

Quy trình vay thế chấp khá đơn giản.

Quy trình vay thế chấp khá đơn giản.

Hồ sơ cần có

Những hồ sơ và giấy tờ cần thiết để vay thế chấp là:

  • Mẫu đề nghị vay thế chấp.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu.
  • Bản sao hộ khẩu/KT3 và các giấy tờ liên quan.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo: giấy tờ sử dụng đất, giấy tờ sở hữu căn hộ,...
  • Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ: hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê tín dụng, giấy phép đăng ký kinh doanh,...

Các bước vay thế chấp

Quy trình đăng ký vay tín chấp online như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link sản phẩm vay của ngân hàng trên website hoặc app.
  • Bước 2: Lựa chọn sản phẩm vay phù hợp và điền thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Hoàn tất đăng ký và đợi điện thoại từ nhân viên ngân hàng.

Quy trình vay tín chấp trực tiếp tại ngân hàng như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay và mang đến chi nhánh ngân hàng.
  • Bước 2: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định.
  • Bước 3: Ngân hàng thông báo phê duyệt khoản vay (hoặc không) và tiến hành giải ngân.

Lưu ý khi vay thế chấp 

Kiểm tra kỹ về điều kiện và hồ sơ cần vay

Một số chính sách, chương trình ưu đãi chỉ áp dụng tại một số khu vực hoặc một số ngân hàng nhất định. Khách hàng cần kiểm tra kỹ xem ngân hàng nơi mình vay vốn có áp dụng các chương trình đó không và mình có đủ điều kiện để hưởng chương trình ưu đãi đó không.

Lưu ý những điểm sau khi vay thế chấp.

Lưu ý những điểm sau khi vay thế chấp.

Đảm bảo lịch sử tín dụng ở mức tốt

Lịch sử tín dụng tốt giúp bạn có “điểm cộng” trong mắt các ngân hàng. Khách hàng có nợ xấu hoặc lịch sử tín dụng không tốt thường sẽ bị hạn chế một vài sự hỗ trợ. Khách hàng cần thanh toán các khoản vay quá hạn để ngân hàng cân nhắc hỗ trợ tiếp các khoản vay mới.

Thanh toán đúng hạn

Thanh toán đúng hạn giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt, tăng thêm điểm thiện cảm đối với các ngân hàng. Việc liên tục thanh toán nợ trễ hạn hoặc không thanh toán trong một thời gian dài có thể dẫn đến rủi ro mất tài sản đảm bảo.

Đảm bảo đủ 30% giá trị khoản vay

Khách hàng nên có tối thiểu 30% tổng giá trị vay để được nhân viên ngân hàng đánh giá cao hơn về khả năng tài chính. Đồng thời, nó sẽ giúp bạn chi trả lãi và vốn trong khoản thời gian đầu.

Kiểm tra kỹ về hợp đồng 

Khách hàng cần đọc kỹ tất cả các loại hợp đồng mình đã kí, hợp đồng vay thế chấp cũng không ngoại lệ. Trường hợp nếu có điều khoản chưa hiểu rõ, phải hỏi ngay nhân viên ngân hàng để đảm bảo bạn hiểu rõ mọi điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình. 

Kiểm tra các khoản phí phát sinh

Thời hạn vay dài dẫn đến lãi suất và các chi phí liên quan có thể biến động liên tục. Khách hàng nên lựa chọn ngân hàng có tỷ lệ lãi suất điều chỉnh thấp, hạn chế phát sinh chi phí khoản vay nhiều.

Lựa chọn mức lãi suất phù hợp

Mức lãi suất phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được các khoản tiền và khoản phí trong tương lai. Đồng thời, nó cũng đảm bảo khách hàng sẽ có khả năng chi trả phần lãi vay. Nếu chọn những khoản vay lãi suất quá cao, khách hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.

>> Xem thêm: Lãi suất cho vay là gì? Hình thức lãi suất cho vay hiện nay

Thế chấp và giải chấp tài sản

Thế chấp tài sản là thủ tục bắt buộc để thực hiện các khoản vay thế chấp. Sau khi hoàn thành các khoản vay, khách hàng cần làm thủ tục giải chấp cho tài sản đảm bảo. Rất nhiều khách hàng quên giải chấp sau khi đã tất toán các khoản vay thế chấp.

Nên vay thế chấp ngân hàng nào tốt nhất?

Vay thế chấp ngân hàng Agribank

Là một trong số những ngân hàng lớn của Việt Nam, Agribank có rất nhiều các khoản vay tín chấp phù hợp. Nổi bật là khoản vay thế chấp sổ đỏ với lãi suất dao động 7% - 8%. Agribank có mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp cả nước, khách hàng có thể thuận tiện trong việc vay và hoàn tất hồ sơ vay.

Một số ngân hàng có những chương trình vay thế chấp ưu đãi.

Một số ngân hàng có những chương trình vay thế chấp ưu đãi.

Vay thế chấp Vietcombank

Vietcombank triển khai chương trình lãi suất cạnh tranh năm 2023 dành cho khách hàng có nhu cầu mua bất động sản, mua xe ô tô, vay tiêu dùng,… Lãi suất ưu đãi của Vietcombank chỉ từ 6,99%/năm hoặc 7,99%/năm trong 06 tháng đầu tiên (với khoản vay kỳ hạn dưới 2 năm) và từ 9%/năm trong 12 tháng đầu tiên (với các khoản vay có kỳ hạn trên 2 năm).

Vay thế chấp Vietinbank 

Ngoài các tài sản đang sở hữu, khách hàng có thể sử dụng tài sản đang thế chấp tại các ngân hàng khác để thế chấp tại Vietinbank,… Bên cạnh đó, khách hàng không chỉ có thể thế chấp tài sản của mình mà còn có thể thế chấp tài sản của người thân theo quy định.

Vay thế chấp VPBank 

Ngoài các khoản vay thế chấp kể trên, VPBank triển khai cho vay thế chấp sạp chợ, một sản phẩm vay mới cho khách hàng là các hộ kinh doanh. Ngân hàng hỗ trợ số tiền theo giá trị sạp chợ của khách hàng, khách hàng sẽ trả lãi và gốc linh động.

Vay thế chấp Techcombank 

Là một trong số những ngân hàng hàng đầu, Techcombank có Tỷ lệ cho vay trên tổng nhu cầu vốn lên đến 95%. Thời gian vay dài lên đến 84 tháng, hạn mức tối đa 1 tỷ đồng là một số điểm sáng của vay thế chấp tại Techcombank.

>> Xem thêm: Ngân hàng Kỹ Thương là gì? Thông tin ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

Vay thế chấp Shinhan Bank 

Tại Shinhan, khách hàng có thể làm thủ tục vay thế chấp trực tuyến số tiền 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký nhiều khoản vay với cùng một tài khoản thế chấp.

Vay thế chấp BIDV

BIDV cung cấp công cụ ước tính khoản vay online cho khách hàng dễ hàng ước tính khoản vay theo điều kiện sẵn có của mình. Ngân hàng hỗ trợ mức vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn vay với đa dạng các phương thức cho vay.

Vay thế chấp ngân hàng Sacombank

Sacombank cung cấp đa dạng các gói vay như vay mua nhà, mua xe, du học,... với thời hạn lên đến 30 năm. Thời gian giải ngân nhanh cùng với lãi suất cạnh tranh là những điểm cộng nếu vay thế chấp tại Sacombank.

Sacombank có nhiều vói vay đa dạng, thời hạn lên đến 30 năm.

Sacombank có nhiều vói vay đa dạng, thời hạn lên đến 30 năm.

Vay thế chấp ngân hàng MB

MB Bank hỗ trợ đăng ký vay vốn trải nghiệm trên chính app của mình. Mức vay tối đa lên đến 3 tỷ đồng và thời gian vay lên đến 84 tháng. Thu nhập tối thiểu của khách hàng chỉ từ 10 triệu đồng/tháng.

Vay thế chấp VIB

Một trong số những gói vay nổi bật của VIB là gói vay xây và sửa chữa nhà, đáp ứng 90% nhu cầu vay vốn là thời gian thanh toán lên đến 15 năm. Khách hàng có thể chọn trả nợ theo quý, theo tháng hoặc theo năm.

Vay thế chấp ngân hàng ACB 

ACB hỗ trợ các khoản vay tiêu dùng với thời gian vay lên đến 10 năm. Khách hàng có thể trả lãi theo tháng hoặc theo quý. Phần vốn vay có thể góp bậc thang theo định kỳ dưới 6 tháng.

>> Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì? 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất 2023

Câu hỏi thường gặp

Vay thế chấp ngân hàng được bao nhiêu năm?

Tùy theo khoản vay và giá trị vay, vay thế chấp ngân hàng có thể lên đến 30 năm.

Cho vay thế chấp bất động sản là gì?

Cho vay thế chấp bất động sản là hình thức ngân hàng nhận tài sản đảm bảo của khách hàng là các bất động sản như nhà, căn hộ,... để cho khách hàng vay các khoản tiền tương ứng với tài sản thế chấp.

Vay thế chấp bao nhiêu tuổi?

Khách hàng chỉ cần từ 18 - 60 tuổi là có thể tham gia vay thế chấp.

Vay thế chấp ngân hàng lãi suất bao nhiêu?

Các ngân hàng có quy định về mức lãi suất khác nhau. Tùy theo gói vay và các tài sản đảm bảo, lãi suất cũng sẽ khác nhau.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất?

Tùy vào từng gói vay, từng đối tượng khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ có các mức lãi suất phù hợp.

Vay thế chấp cần những gì?

Để vay thế chấp, khách hàng cần tài sản đảm bảo phù hợp với gói vay và một số giấy tờ cần thiết theo quy định của từng ngân hàng.

1 người có thể vay thế chấp bao nhiêu ngân hàng?

Hiện chưa có quy định cụ thể về việc 1 khách hàng có thể vay thế chấp tại bao nhiêu ngân hàng.

Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Nợ xấu rất khó để vay thế chấp. Khách hàng cần hoàn tất các khoản vay cũ để được ngân hàng xem xét xét duyệt các khoản vay mới. 

Vay thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ là hình thức vay tín chấp dùng sổ đỏ để làm tài sản đảm bảo. Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều khách hàng chọn vay thế chấp sổ hồng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vay thế chấp. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024