Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

CIC là gì? Cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí, nhanh chóng hiện nay

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

13/06/2024

Quản lý tài chính cá nhân và thực hiện các giao dịch tín dụng, việc hiểu rõ về CIC là một phần không thể thiếu. Vậy CIC là gì, cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí và nhanh chóng như thế nào, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

CIC là gì?

Khái niệm CIC

CIC, viết tắt của Credit Information Center (Trung tâm Thông tin Tín Dụng), là một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1316/QĐ-NHNN ngày 20/12/2012. Với nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích thông tin tín dụng, CIC cung cấp dữ liệu về tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước và cá nhân theo quy định pháp luật. Thông tin mà CIC lưu trữ bao gồm định danh khách hàng, dư nợ, lịch sử thanh toán và các thông tin liên quan khác, cùng với việc cung cấp điểm tín dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Tìm hiểu về CIC là gì

Tìm hiểu về CIC là gì

Điểm tín dụng CIC là gì?

Điểm tín dụng CIC là chỉ số đánh giá mức độ uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên lịch sử vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Được Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) ghi nhận, điểm tín dụng càng cao thì khả năng được chấp nhận khoản vay và hưởng các ưu đãi càng lớn. Ngược lại, điểm tín dụng thấp làm tăng khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay trong tương lai. Đây là yếu tố quan trọng mà các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá rủi ro và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

>> Xem thêmĐáo hạn ngân hàng là gì? Những lưu ý về đáo hạn bạn cần biết  

Chức năng chính của CIC là gì?

Chức năng chính của CIC là tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích và dự báo thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức. Từ đó, người dùng duy trì và kiểm tra thông tin tín dụng một cách nhanh chóng. CIC cũng thu thập thông tin về các khoản nợ, phân tích rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro tương lai và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ để đánh giá điểm tín dụng. Ngoài ra, CIC cung cấp các sản phẩm tín dụng đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

CIC có nhiều chức năng quan trọng

CIC có nhiều chức năng quan trọng

Cách thức hoạt động của CIC

CIC tính toán điểm tín dụng dựa trên các yếu tố như lịch sử thanh toán nợ, khối lượng nợ, thời gian vay nợ và loại hình khoản vay. Mỗi cá nhân có thể kiểm tra và được ghi nhận điểm tín dụng tại CIC.

Điểm tín dụng cao phản ánh khả năng trả nợ tốt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các khoản vay với lãi suất ưu đãi và điều kiện thuận lợi. Ngược lại, điểm tín dụng thấp cho thấy khả năng trả nợ kém, khiến việc vay vốn trở nên khó khăn hơn và có thể phải chịu lãi suất cao.

Khách hàng có quyền tra cứu điểm tín dụng của mình miễn phí một lần mỗi năm trên website của CIC để nắm rõ tình hình tín dụng cá nhân.

>> Xem thêmSố thẻ tín dụng là gì? 8 cách bảo mật thông tin thẻ tín dụng an toàn

Tại sao cần phải tra cứu CIC cá nhân?

Tra cứu CIC cá nhân mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả khách hàng và các tổ chức tín dụng.

Đối với khách hàng:

  • Kiểm tra lại hồ sơ lịch sử tín dụng, bao gồm các khoản vay và nợ xấu, giúp khách hàng nắm rõ tình hình tài chính của mình.
  • Đánh giá khả năng đủ điều kiện vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng, từ đó có kế hoạch tài chính phù hợp hơn.

Đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng:

  • Thu thập thông tin chính xác về lịch sử tín dụng của khách hàng, hỗ trợ quyết định về việc cấp khoản vay.
  • Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả hơn thông qua hệ thống CIC, giúp tối ưu hóa quy trình tín dụng và giảm thiểu rủi ro.

>> Xem thêmPhi lợi nhuận là gì? Phân loại & Mục đích của tổ chức phi lợi nhuận

Tra cứu CIC, bạn có thể nắm được mình có đủ điều kiện để vay một khoản vay hay không

Tra cứu CIC, bạn có thể nắm được mình có đủ điều kiện để vay một khoản vay hay không

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm CIC

Đánh giá điểm tín dụng của CIC dựa trên 5 yếu tố chính:

  • Lịch sử thanh toán (35%): Đánh giá việc trả nợ các khoản vay có đúng hạn, đặc biệt là những khoản đã hoàn tất và đang trả. Việc thanh toán đúng hạn giúp cải thiện điểm tín dụng và tạo lợi thế trong việc vay vốn sau này.
  • Khoản nợ tín dụng (30%): Tính đến tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng từ tất cả các khoản vay hiện tại. Việc duy trì mức nợ ở mức trung bình là quan trọng để được duyệt vay vốn.
  • Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%): Được tính từ thời điểm mở tài khoản tín dụng đến thời điểm hiện tại. Thời gian mở tài khoản càng lâu, tỷ lệ duyệt vay càng cao vì nó cho thấy lịch sử tín dụng dài hạn.
  • Loại tín dụng (10%): Xem xét các loại tín dụng khác nhau mà khách hàng sử dụng, bao gồm thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp, và nhiều hơn nữa.
  • Tài khoản tín dụng mới (10%): Xem xét các tài khoản tín dụng mới được mở. Việc mở quá nhiều tài khoản mới có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

>> Xem thêmRoom tín dụng là gì? Tác động khi nới room tín dụng ngân hàng

Cách kiểm tra CIC cá nhân miễn phí, chính xác

Kiểm tra CIC qua website CIC

Bước 1: Truy cập vào website chính của CIC tại đây tiến hành đăng ký thông tin và tra cứu nợ xấu CIC cá nhân.

  • Nếu đã có tài khoản CIC, đăng nhập bằng cách chọn "Đăng nhập" (1).

Đăng nhập khi đã có tài khoản CIC

Đăng nhập khi đã có tài khoản CIC

Sau khi ấn "Đăng nhập" ở góc trên bên phải sẽ hiện ra màn hình đăng nhập

Sau khi ấn "Đăng nhập" ở góc trên bên phải sẽ hiện ra màn hình đăng nhập

  • Nếu chưa có tài khoản, chọn "Khai thác nhu cầu vay" (2), sau đó bấm "Đăng ký" (3) ở góc trên bên phải để tạo tài khoản mới.

Sau khi bấm "Khai thác nhu cầu vay" (2), bạn tiếp tục click "Đăng ký" (3)

Sau khi bấm "Khai thác nhu cầu vay" (2), bạn tiếp tục click "Đăng ký" (3)


Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký, đặc biệt là các trường có dấu sao (*) là bắt buộc phải điền.

Chụp đủ 3 mặt của ảnh CMND/CCCD (trước, sau và ảnh chân dung kèm theo CMND/CCCD).
Đảm bảo điền chính xác SĐT và Email để nhận thông báo nhanh chóng.

Điền thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác

Điền thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác

Đặt mật khẩu và ấn "Tiếp tục"

Đặt mật khẩu và ấn "Tiếp tục"

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi đến SĐT đã đăng ký, sau đó chọn đồng ý với các điều khoản và nhấn "Tiếp tục" để tiếp tục các bước tiếp theo.

Nhập mã OTP gửi về điện thoại của bạn

Nhập mã OTP gửi về điện thoại của bạn

Bước 4: Hệ thống CIC sẽ gọi điện để xác thực thông tin. Sau khi thông tin được xác nhận, kết quả sẽ được gửi qua Email.

CIC gọi điện cho bạn để xác thực thông tin

CIC gọi điện cho bạn để xác thực thông tin

Bước 5: Khi thông tin đã được xác nhận, người dùng có thể đăng nhập vào trang web, sau đó chọn "Khai thác báo cáo" để kiểm tra nợ xấu CIC của bản thân.

Click chọn mục "Khai thác báo cáo", chọn "Thông tin tín dụng"

Click chọn mục "Khai thác báo cáo", chọn "Thông tin tín dụng"

Trang web sẽ hiển thị thông tin và bạn tiến hành kiểm tra CIC của mình

Trang web sẽ hiển thị thông tin và bạn tiến hành kiểm tra CIC của mình

Tra cứu CIC qua ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải ứng dụng "CIC Credit Connect - Kết nối nhu cầu vay" trên điện thoại của bạn từ cửa hàng ứng dụng, như Google Play cho Android (tại đây) hoặc App Store cho iOS (tại đây).

Bước 2: Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản.

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin để đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trước đó.

>> Xem thêmRút tiền thẻ tín dụng là gì? 4 cách rút tiền thẻ tín dụng phổ biến

Bạn có thể dễ dàng tra cứu CIC qua app CIC Credit Connect

Bạn có thể dễ dàng tra cứu CIC qua app CIC Credit Connect

Bước 4: Đăng nhập tài khoản CIC xét duyệt thành công và chờ phê duyệt từ CIC (Thời gian xét duyệt có thể mất 1-3 ngày làm việc hành chính). 

Bước 5: Sau khi hệ thống CIC đã phê duyệt, vào mục "Khai thác báo cáo" trong ứng dụng và chọn mục thông tin tín dụng.

Bước 6: Nhận kết quả tra cứu.

Các bước hướng dẫn tiếp theo để tra CIC qua app

Các bước hướng dẫn tiếp theo để tra CIC qua app

Kiểm tra CIC tại quầy giao dịch ngân hàng

Bước 1: Đến chi nhánh ngân hàng hoặc các văn phòng của công ty tài chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khoản vay cho nhân viên phụ trách và yêu cầu kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân.

Bước 3: Ngân hàng sẽ sử dụng thông tin từ CMND/CCCD để truy xuất lịch sử tín dụng từ hệ thống CIC và sau đó thông báo kết quả cho khách hàng.

Mỗi cá nhân được phép tra cứu điểm tín dụng CIC miễn phí một lần hàng năm. Tuy nhiên, từ lần thứ hai trong năm, quý khách sẽ phải trả phí 30,000 đồng mỗi lần.

>> Xem thêmTỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì? Tỷ lệ bao phủ nợ xấu các ngân hàng Việt Nam

Khách hàng có thể đến phòng giao dịch của ngân hàng để kiểm tra CIC tín dụng

Khách hàng có thể đến phòng giao dịch của ngân hàng để kiểm tra CIC tín dụng

Điểm tín dụng CIC bao nhiêu là tốt?

Điểm tín dụng CICMức rủi roMô tả
150 - 321Rất Cao   Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn
322 - 430     Cao Rủi ro cao, khả năng trả nợ kém
431 - 569 Trung bình Rủi ro trung bình, có thể vay nhưng lãi suất cao
570 - 679 Thấp Rủi ro thấp, khả năng trả nợ đúng hạn, lãi suất thấp
680 - 750 Rất thấpĐiểm tín dụng lý tưởng, đủ điều kiện vay vốn với ưu đãi cao

Điểm tín dụng CIC từ 300 trở xuống thường được coi là nợ xấu, do có nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên. Trong khi đó, điểm từ 600 trở lên được coi là tốt, có khả năng xét duyệt vay mới với lãi suất ưu đãi.

>> Xem thêmDư nợ thẻ tín dụng là gì? Cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ nhất

Bí quyết giúp cải thiện điểm tín dụng CIC hiệu quả

Thanh toán các khoản nợ đúng hạn

Lịch sử thanh toán nợ chiếm tỷ lệ lớn trong việc đánh giá điểm tín dụng, nên đảm bảo bạn thanh toán các khoản nợ đúng hạn để cải thiện điểm số. Luôn đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn để tránh việc nợ phát sinh và duy trì điểm tín dụng ổn định. Đồng thời, hãy giữ chi tiêu dưới 50% của hạn mức tín dụng để duy trì tình trạng tài chính khả quan.

Không đứng tên vay hộ người khác

Khi đứng tên làm hồ sơ vay hộ người khác, bạn chịu trách nhiệm pháp lý và tài chính cho khoản vay đó, bất kể người thực sự sử dụng tiền là ai. Nếu người khác không thanh toán nợ đúng hạn, bạn sẽ phải chịu hậu quả. Việc không kiểm soát được việc trả nợ đúng hạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn, khiến bạn gặp khó khăn trong việc vay tiền trong tương lai. Việc đứng tên vay hộ người khác có thể gây ra các mâu thuẫn và căng thẳng trong mối quan hệ với người mượn, đặc biệt nếu có vấn đề trong việc thanh toán nợ.

>> Xem thêmQuẹt thẻ tín dụng là gì? Cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS

Tránh đứng tên làm hồ sơ vay thay người khác có thể đưa bạn vào tình trạng nợ xấu

Tránh đứng tên làm hồ sơ vay thay người khác có thể đưa bạn vào tình trạng nợ xấu

Tránh mở quá nhiều tài khoản tín dụng

Mỗi tài khoản tín dụng mới mở ra cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ về việc sử dụng quá mức, dẫn đến nợ nần và khó khăn trong việc trả nợ. Mở quá nhiều tài khoản tín dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn, đặc biệt nếu bạn không duy trì mức độ chi trả đúng hạn cho từng tài khoản. Quản lý nhiều tài khoản tín dụng đồng thời có thể trở nên phức tạp và dễ dàng để bị lạc quản trong việc quản lý các khoản vay và chi tiêu hàng tháng.

>> Xem thêm14 cách tiết kiệm tiền, quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mỗi ngày

Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên

Theo dõi báo cáo tín dụng định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát mức chi tiêu cá nhân và phát hiện kịp thời các giao dịch không hợp lý. Nếu lịch sử tín dụng của bạn không ổn định trong vòng 2 năm gần đây, hãy xem xét kỹ trước khi đăng ký vay để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.

Định kỳ kiểm tra báo cáo tín dụng CIC

Định kỳ kiểm tra báo cáo tín dụng CIC

Những câu hỏi thường gặp về CIC

CIC trắng là gì?

CIC trắng là các khoản vay mượn đảm bảo tuân thủ hoàn toàn 100% bộ luật nhà nước về quyền và nghĩa vụ. Nói cách khác, CIC trắng là hồ sơ tín dụng sạch, không có bất kỳ khoản vay nào quá hạn hoặc vi phạm hợp đồng tín dụng.

Phí CIC là gì?

Phí CIC là phí tra cứu thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Phí này được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức khi muốn tra cứu lịch sử tín dụng của mình. Mức phí tra cứu thông tin tín dụng tại CIC được quy định theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ. 

>> Xem thêmQuy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

CIC cung cấp lịch sử nợ xấu trong bao lâu?

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) cung cấp lịch sử nợ xấu của khách hàng trong thời gian tối đa 5 năm. Sau 5 năm kể từ ngày thanh toán xong khoản nợ xấu, thông tin về khoản nợ sẽ bị xóa khỏi hệ thống CIC.

Có thể xóa nợ xấu ở CIC không?

Theo CIC, không có cơ chế nào cho phép xóa nợ trên hệ thống. Nợ xấu sẽ tự động được xóa khỏi CIC sau 5 năm kể từ ngày tất toán khoản nợ. Tuy nhiên, trong thời gian này, nợ xấu vẫn ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

Cá nhân có tự tra CIC được không?

Có, cá nhân hoàn toàn có thể tự tra cứu điểm tín dụng CIC của mình thông qua website của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC).

Bạn có thể tự tra CIC dễ dàng nhanh chóng

Bạn có thể tự tra CIC dễ dàng nhanh chóng

Bị nợ xấu trên CIC thì ngân hàng có cho phép vay không?

Khả năng vay thế chấp ngân hàng khi bị nợ xấu phụ thuộc vào nhóm nợ xấu và thời gian tồn tại. Nợ xấu nhóm 1 và 2 có thể được xem xét cho vay, nhưng nhóm 3, 4, 5 gần như chắc chắn bị từ chối.  Cụ thể:

  • Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ đang được thanh toán đầy đủ và đúng hạn, không có dấu hiệu khó khăn tài chính.
  • Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Các khoản nợ bắt đầu quá hạn từ 10 - 90 ngày, chưa đến mức nợ xấu.
  • Nhóm 3 - Nợ dưới chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày.
  • Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày.
  • Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, khả năng thu hồi rất thấp.

>> Xem thêmHướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Hiện nay, nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, việc kiểm tra CIC cá nhân đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thông qua các dịch vụ trực tuyến, bạn có thể nhanh chóng tra cứu lịch sử tín dụng mà không phải mất phí hay thời gian. Hy vọng, thông qua kiến thức tài chính từ Tikop, bạn đã hiểu rõ hơn về CIC và có thêm biện pháp để đảm bảo tính minh bạch và ổn định trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

22/10/2024

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

25/11/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

25/11/2024