Sinh viên có nên đầu tư không?
Một trong những lo lắng chính của sinh viên khi đầu tư là việc phải có một số tiền đáng kể để có thể bắt đầu. Sinh viên thường có thu nhập hạn chế từ việc làm bán thời gian hoặc phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ gia đình, vì vậy việc tích lũy số tiền đầu tư có thể khó khăn.
Ngoài ra, sinh viên có thể cảm thấy bối rối với các khái niệm phức tạp và cần thời gian để nắm bắt được những kiến thức cần thiết về đầu tư. Việc không hiểu rõ có thể dẫn đến rủi ro mất tiền đầu tư. Xuất phát từ lý do sinh viên thường có lịch trình học tập đầy đủ và cần dành thời gian cho các hoạt động khác như làm việc bán thời gian, tham gia câu lạc bộ, hoạt động xã hội, v.v. do đó có thể gây ra lo lắng về việc tìm thời gian để nghiên cứu và quản lý đầu tư.
Tuy nhiên, trên thực tế bất cứ ai đều có thể tham gia đầu tư. Đối với sinh viên, đầu tư là cách tuyệt vời để học hỏi về thị trường tài chính, các công cụ đầu tư và các nguyên tắc quản lý tài sản. Bằng cách tham gia vào quá trình đầu tư, sinh viên có thể tiếp cận và áp dụng kiến thức thực tế mà không thể học được trong sách vở. Điều này có thể giúp sinh viên nắm bắt được cách thức hoạt động của thị trường và phát triển khả năng quản lý tài chính cá nhân.
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên biết
Vấn đề đầu tư với sinh viên luôn mới và được nhiều bạn sinh viên quan tâm
Một lợi ích quan trọng của việc đầu tư là khả năng tạo ra lợi nhuận. Nếu sinh viên có thể đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và hiểu rõ về rủi ro, họ có thể đạt được lợi nhuận từ việc đầu tư. Điều này có thể cung cấp một nguồn thu nhập thụ động và giúp tăng cường tài chính cá nhân trong tương lai.
Việc đầu tư trong các thị trường tài chính có thể mở rộng mạng lưới quan hệ của sinh viên. Sinh viên có thể kết nối với nhà đầu tư khác, chuyên gia tài chính và cộng đồng đầu tư thông qua các diễn đàn, hội thảo hoặc các sự kiện liên quan. Điều này có thể mang lại cơ hội học hỏi từ những người có kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính.
Sinh viên nên đầu tư gì?
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Hình thức này được coi là rất an toàn. Bạn có thể bắt đầu mở một sổ tiết kiệm với số tiền từ 1 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở tài khoản tiết kiệm tiền trực tuyến để được hưởng lãi suất ưu đãi. Đây là phương pháp đầu tư phổ biến và an toàn nhất. Hiện nay, lãi suất được ngân hàng trả cho khoản tiền gửi dao động từ 0.6% đến 0.8% mỗi tháng, tuỳ thuộc vào số tiền gửi tiết kiệm và thời gian gửi khác nhau.
>> Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay?
Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toán
Gửi tích lũy tiết kiệm
Sinh viên có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm tích lũy qua các tổ chức tài chính uy tín như Tikop. Chỉ với số tiền 50.000 đồng, một khoản tiền phù hợp với sinh viên - là đã có thể tạo cho mình khoản đầu tư tích lũy an toàn.
Bắt đầu từ số tiền nhỏ với lợi nhuận khủng lên đến 8.5%/năm, sinh viên đã có thể bắt đầu cuộc hành trình tích cóp cho mục tiêu của bạn trong tương lai. Sinh viên có thể rút linh hoạt với lợi nhuận cao mà không sợ mất lãi.
Sinh viên có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm tích lũy qua các tổ chức tài chính uy tín như Tikop
Đầu tư chứng khoán
Chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn với tiềm năng sinh lời cao, tuy nhiên, cũng đi kèm với rủi ro cao hơn so với các kênh đầu tư khác. Sinh viên có thể tham gia đầu tư với một số vốn nhỏ. Tuy nhiên, để thành công trong đầu tư chứng khoán, sinh viên cần học hỏi từ những chuyên gia có kinh nghiệm và nắm vững thông tin về các công ty mà bạn quan tâm.
Chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn với tiềm năng sinh lời cao
Đầu vào các quỹ mở
Sinh viên không có đủ thời gian để tự nghiên cứu thì vẫn có thể đầu tư vào quỹ mở và tận hưởng lợi nhuận. Bằng cách này, đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận việc phân tích và đầu tư thay bạn, và bạn sẽ được chia sẻ lợi nhuận.
>> Xem thêm: CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM
SInh viên có thể đầu tư vào quỹ mở
Đầu tư vàng
Hình thức đầu tư vàng là một lựa chọn lợi nhuận ổn định, không quá phụ thuộc vào biến động của thị trường. Đây cũng là một hình thức đầu tư dễ thanh khoản nhất, cho phép sinh viên mua và bán vàng bất kỳ lúc nào khi có lợi nhuận, thông qua các tiệm vàng có sẵn ở nhiều địa điểm.
>> Xem thêm: Gửi vàng tiết kiệm là gì? Điều kiện, quy trình gửi tiết kiệm bằng vàng
Hình thức đầu tư vàng là một lựa chọn lợi nhuận ổn định
Kinh doanh online
Hiện nay, có rất nhiều sàn thương mại điện tử cho phép sinh viên kinh doanh đa dạng mặt hàng mà không cần đầu tư vào cửa hàng vật lý hoặc phải lưu trữ nhiều hàng hóa. Điều này giúp sinh viên tránh tình trạng tồn kho không cần thiết. Thay vào đó, sinh viên có thể chọn các mặt hàng phù hợp với địa điểm và khách hàng của mình và mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử này.
Sinh viên có thể chọn các mặt hàng kinh doanh online phù hợp
Đầu tư vào bản thân
Đầu tư vào bản thân là một quyết định thông minh cho sinh viên. Đầu tư thời gian và nỗ lực vào học tập là cách quan trọng nhất để phát triển bản thân. Tìm hiểu và nắm vững kiến thức trong lĩnh vực bạn quan tâm và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm. Bằng cách phát triển kiến thức, kỹ năng và mạng lưới quan hệ, bạn sẽ tạo ra cơ hội và nền tảng cho sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Đầu tư vào bản thân là một quyết định thông minh cho sinh viên
Sinh viên cần chú ý điều gì khi đầu tư?
Trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng
Trước khi đầu tư vào bất kỳ hình thức nào, sinh viên cần nghiên cứu và trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng về hình thức đầu tư đó. Điều này bao gồm tìm hiểu về rủi ro, tiềm năng sinh lời, cách hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Nhận thức được đầu tư luôn đi kèm rủi ro
Sinh viên cần nhận thức về rủi ro liên quan đến các loại đầu tư và đảm bảo rằng mức rủi ro đó phù hợp với khả năng chịu đựng của mình. Việc đa dạng hóa đầu tư, tức là không đặt toàn bộ tài sản vào một loại đầu tư duy nhất, có thể giúp giảm thiểu rủi ro.
Nên kiên trì, đầu tư là quá trình dài hạn
Sinh viên nên đánh giá lợi ích dài hạn của việc đầu tư và kiên trì theo đuổi nó. Đây có thể bao gồm việc tích lũy tài sản, tạo dựng cơ hội tài chính trong tương lai và hình thành thói quen tiết kiệm và đầu tư từ sớm.
Sinh viên cần trang bị kiến thức trước khi đầu tư
Chỉ sử dụng khoản tiền nhàn rỗi và số tiền phù hợp với sinh viên
Đây là lời khuyên quan trọng từ các chuyên gia tài chính, nhấn mạnh rằng đối với sinh viên, việc học tập là điều quan trọng nhất. Sinh viên tuyệt đối không nên vay mượn hoặc cầm cố tài sản để tìm cơ hội làm giàu. Thay vào đó, không bao giờ sử dụng các khoản tiền như sinh hoạt phí hoặc học phí để đầu tư. Thay vào đó, sinh viên có thể làm thêm việc để có một khoản tiền dư thừa mỗi tháng, và sử dụng nó cho mục đích đầu tư.
Đa dạng danh mục đầu tư
Sinh viên nên tránh tập trung quá mức vào một mã cổ phiếu duy nhất và thay vào đó, hãy phân bổ tiền vốn của bạn vào nhiều loại đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại tài sản khác. Việc phân tán đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lợi.
>> Xem thêm Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?
Không FOMO theo thị trường
Nên tránh FOMO trong việc theo đuổi thị trường. Đây là lời khuyên quan trọng để tránh các quyết định đầu tư không cân nhắc và tiềm ẩn rủi ro. FOMO có thể dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu logic và đánh mất khả năng đánh giá rủi ro. Thị trường tài chính có thể biến động mạnh và không thể dự đoán trước được. Việc đầu tư chỉ dựa trên sự sợ bỏ lỡ cơ hội có thể dẫn đến mất tiền và rủi ro không cần thiết.
Sinh viên nên đa dạng hóa danh mục đầu tư
Bài viết trên đã cung cấp một số kênh đầu tư hữu ích cho sinh viên, hy vọng có thể giúp các bạn sinh viên có bước đệm để làm chủ tài chính trong tương lai. Cùng đón đọc những bài viết về Thu nhập và chi tiêu của Tikop qua những lần sau nhé!