Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Các chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

23/07/2024

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng trong kinh doanh hoặc đầu tư. Vậy có những chỉ số tài chính nào? Ý nghĩa của các chỉ số tài chính là gì? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Chỉ số tài chính là gì?

Khái niệm chỉ số tài chính

Chỉ số tài chính của doanh nghiệp là những số liệu chính xác được tính toán nhằm phản ánh tình trạng kinh doanh và hiệu suất sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ số tài chính thường được sử dụng để so sánh, cho phép chủ doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá và đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính chính so với đối thủ cạnh tranh hoặc ngành nghề kinh doanh.

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng trong kinh doanh hoặc đầu tư

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng trong kinh doanh hoặc đầu tư

Ví dụ về chỉ số tài chính

Giả sử doanh nghiệp X có nợ vay dài hạn là 40 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 50 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 100 tỷ đồng. Vậy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp X là: (40 tỷ đồng + 50 tỷ đồng) / 100 tỷ đồng = 0.9. Từ tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp X có thể thấy doanh nghiệp đang kiểm soát tốt rủi ro từ những khoản nợ. 

Chỉ số tài chính tiếng Anh là gì?

Chỉ số tài chính tiếng Anh là Financial indicators.

Ý nghĩa chỉ số tài chính

Việc phân tích các chỉ số tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, phát triển doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giúp dự báo nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư và phân bổ nguồn vốn hiệu quả.

  • Theo dõi dòng tiền thu chi, đảm bảo doanh nghiệp đủ nguồn lực để thanh toán các khoản chi phí khác.

  • Đánh giá các rủi ro, cơ hội để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Quản lý các rủi ro tài chính, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ số tài chính giúp đánh giá rủi ro đầu tư hiệu quả

Các chỉ số tài chính giúp đánh giá rủi ro đầu tư hiệu quả

Các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp

Nhóm chỉ số phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ sinh lời và hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu.

Công thức tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) * 100%

Trong đó:

Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn được tính bằng công thức:

ROE = Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR)/Tỷ lệ duy trì

Trong đó: 

  • Tỷ lệ tăng trưởng bền vững: Là tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể duy trì mà không cần tăng nợ hoặc tăng vốn chủ sở hữu.

  • Tỷ lệ duy trì: Là tỷ lệ giữ lại lợi nhuận cho công ty, được tính bằng công thức: 1 - tỷ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông.

>> Xem thêmCách tính cổ tức trả cho cổ đông chính xác, chi tiết, có ví dụ

Lợi nhuận trên vốn (ROE) là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Lợi nhuận trên vốn (ROE) là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ mỗi đơn vị tài sản. Dựa vào ROA thì doanh nghiệp có thể biết, với một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì lợi nhuận sau thuế càng tăng, thể hiện doanh nghiệp đang quản lý chi phí hiệu quả.

Công thức tính ROA:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) * 100%

Trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi thuế.

  • Tổng tài sản: Là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà công ty sở hữu và quản lý, bao gồm tài sản cố địnhtài sản lưu động.

Nhóm chỉ số đánh giá quản lý vận hành

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit) là tỷ suất lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động sản xuất, bán sau khi đã trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan. Biên lợi nhuận gộp là chỉ số đánh giá khả năng sinh lời, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nếu biên lợi nhuận gộp càng cao thì thể hiện khả năng sinh lời cao từ hoạt động sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin):

Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần) * 100%

Trong đó: 

  • Lợi nhuận gộp: Là số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan như phí dịch vụ, tiền sản xuất.

  • Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản giảm trừ.

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit) là chỉ số tài chính quan trọng với doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit) là chỉ số tài chính quan trọng với doanh nghiệp

Biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT Margin)

Biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT Margin) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận kinh doanh, là một tỷ lệ tài chính đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà không tính đến tác động của lãi vay và thuế. EBIT margin cho biết mức lợi nhuận mà công ty tạo ra sau khi trừ đi các chi phí hoạt động.

Công thức tính biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

Tỷ suất lợi nhuận EBIT = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) / Tổng doanh thu

Trong đó:

  • EBIT: Là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • Tổng doanh thu: Là tổng thu nhập của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận trước lãi suất (EBITDA margin)

Biên lợi nhuận trước lãi suất (EBITDA margin) là thước đo lợi nhuận hoạt động của một công ty tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. EBITDA Margin cho phép so sánh hiệu quả hoạt động thực tế của một công ty với hiệu quả hoạt động của các công ty khác trong cùng ngành.

Công thức tính biên lợi nhuận trước lãi suất (EBITDA margin):

EBITDA Margin = EBITDA / Tổng doanh thu

Trong đó:

  • EBITDA: Thể hiện lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh bằng cách tính các chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất như lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình vào lợi nhuận.
  • Tổng doanh thu: Là tổng thu nhập của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận trước lãi suất (EBITDA margin) là chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, khấu hao và thuế

Biên lợi nhuận trước lãi suất (EBITDA margin) là chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, khấu hao và thuế

Biên lợi nhuận hoạt động sau thuế (NOPAT margin)

Biên lợi nhuận hoạt động sau thuế (Net Operating Profit After Tax Margin) là một tỷ lệ sinh lời dùng để so sánh lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế của một công ty với doanh thu, được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động sau thuế (NOPAT margin):

NOPAT margin = [EBIT x (1 - Thuế suất)]/Doanh thu

Nhóm chỉ số quản lý đầu tư

Vòng quay tài sản (Assets turnover)

Vòng quay tài sản (Assets turnover) là chỉ số tài chính đo lường giá trị doanh thu của doanh nghiệp so với tổng giá trị tài sản mà công ty có. Chỉ số này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty thông qua việc đo lường giá trị doanh thu.

Công thức tính tỷ lệ vòng quay tài sản:

Tỷ lệ vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Trong đó: 

  • Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản giảm trừ.

  • Tổng tài sản bình quân: Được tính bằng giá trị trung bình của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ.

Vòng quay tài sản (Assets turnover) thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn

Vòng quay tài sản (Assets turnover) thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn

Vốn lưu động ròng (Net working capital)

Vốn lưu động ròng (Net working capital) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nếu vốn lưu động ròng dương thể hiện công ty có đủ vốn để đáp ứng các khoản chi tài chính cũng như các khoản đầu tư dự kiến.

Công thức tính vốn lưu động ròng (Net working capital):

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover)

Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover) là chỉ số đo lường số lần các khoản phải thu của một doanh nghiệp được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo tháng, quý hoặc năm.

Công thức tính vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover):

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số tín dụng ròng/Các khoản phải thu bình quân

Trong đó: 

  • Doanh số tín dụng ròng: Là doanh số tiền mặt bán hàng thu được sau một ngày. Doanh số tín dụng ròng = Doanh số bán hàng tín dụng - Doanh thu bán hàng trả lại - Phụ cấp bán hàng.

  • Các khoản phải thu bình quân: Là tổng các khoản phải thu từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trong một khoảng thời gian và chia 2.

Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover)

Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover)

Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là thước  đo số lần hàng tồn kho của doanh nghiệp được bán ra và tái nhập kho trong một chu kỳ cụ thể, thường là một năm được luân chuyển trong kỳ kế toán. Qua vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp có thể kiểm soát được những mặt hàng tồn kho, hàng khó bán để đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp.

Công thức vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover):

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng/Bình quân giá trị hàng tồn kho

Tỷ lệ vòng quay khoản phải trả (Accounts payable turnover ratio)

Tỷ lệ vòng quay khoản phải trả (Accounts payable turnover ratio) là thước đo đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn được sử dụng nhằm định lượng tốc độ mà công ty trả cho các nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty thanh toán cho các nhà cung cấp các khoản nợ.

Công thức tính tỷ lệ vòng quay khoản phải trả (Accounts payable turnover ratio):

Tỷ lệ vòng quay khoản phải trả = Tổng doanh số mua hàng trong kỳ/(Khoản phải trả đầu kỳ + Khoản phải trả cuối kỳ)/2

Vòng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty thanh toán cho các nhà cung cấp

Vòng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty thanh toán cho các nhà cung cấp

Tỷ lệ vòng quay tiền mặt (Cash conversion cycle ratio)

Tỷ lệ vòng quay tiền mặt (Cash conversion cycle ratio) là chỉ số đo lường mỗi đồng đô la ròng đầu vào nằm trong quy trình sản xuất, bán hàng bao lâu trước khi được chuyển hóa thành tiền mặt. Vòng quay tiền mặt giúp doanh nghiệp tính toán cần bao nhiêu thời gian để thu hồi các khoản phải thu và mất bao nhiêu thời gian để thanh toán các khoản nợ mà không bị phạt.

Công thức tính tỷ lệ vòng quay tiền mặt (Cash conversion cycle ratio):

Tỷ lệ vòng quay tiền mặt = Số ngày tồn kho + Số ngày thu hồi tiền hàng - Số ngày phải trả

Nhóm chỉ số đánh giá quản lý tài chính

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio) thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty. 

Công thức tính chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio):

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản hiện tại/Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là một trong các chỉ số tài chính quan trọng

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là một trong các chỉ số tài chính quan trọng

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio) thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, tài sản tương đương tiền. Một công ty có chỉ số thanh toán nhỏ hơn 1 thì sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio):

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio)

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio) được coi là cán cân đo khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán hoặc trả nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán tiền mặt giúp nhà đầu tư hoặc chủ nợ quyết định có nên cho một doanh nghiệp vay hay không, đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản tiền hoặc các khoản có thể quy đổi thành tiền.

Công thức tính tỷ lệ thanh toán tiền mặt (Cash ratio): 

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền/Nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio) giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản tiền

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio) giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản tiền

Đòn bẩy tài chính (Financial leverage)

Đòn bẩy tài chính (Financial leverage) là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu vốn (tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu) đến lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Công thức tính đòn bẩy tài chính (Financial leverage):

Đòn bẩy tài chính = Tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu

Ngoài ra, độ lớn của đòn bẩy tài chính cũng có thể được tính theo công thức:

DFL = (ΔEPS/EPSo)/(ΔEBIT/EBITo)

Tỷ lệ thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio)

Tỷ lệ thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) là chỉ số thể hiện khả năng trả lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng thấp thì gánh nặng lãi vay sẽ càng lớn. 

Công thức tính tỷ lệ thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio):

Hệ số thanh toán lãi nợ vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay/Lãi nợ vay

Tỷ lệ thanh toán lãi vay là chỉ số thể hiện khả năng trả lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp

Tỷ lệ thanh toán lãi vay là chỉ số thể hiện khả năng trả lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ trên vốn (Debt to Equity Ratio)

Tỷ lệ nợ trên vốn (D/E) là chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường tỷ lệ giữa tiền mà doanh nghiệp đã vay (nợ) và tiền mà doanh nghiệp đầu tư từ vốn chủ sở hữu của mình. Tỷ lệ nợ trên vốn giúp đánh giá mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu tài chính và thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn vay.

Công thức tính tỷ lệ nợ trên vốn (Debt to Equity Ratio):

D/E = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

Trên đây là toàn bộ các chỉ số tài chính quan trọng mà bạn cần lưu ý, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư, kinh doanh của mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

NAV là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong chứng khoán. Vậy NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán. Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024