Current ratio là gì?
Current ratio hay được gọi là Tỷ số thanh toán hiện hành, là một tỷ số tài chính quan trọng đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh thực trạng doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Thông thường, với các khoản nợ ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian quy định để có thể thanh toán. Khi đó, tài sản lưu động là nguồn lực chính để doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu,...
Như vậy, các doanh nghiệp có lượng tài sản lưu động lớn sẽ có khả năng thanh toán nợ tốt hơn, từ đó dẫn đến chỉ số Current ratio cao.
Current ratio là tỷ số thanh toán hiện hành
Cách tính Current ratio
Công thức tính Current ratio
Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành dựa vào tài sản hiện tại và khoản nợ ngắn hạn:
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) = Tài sản hiện tại / Nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản hiện tại: Là những tài sản có tính thanh khoản cao và trong thời gian dưới một năm. Các khoản tiền nằm trong danh mục này gồm: Tiền mặt và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản chi phí trả trước,...
- Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ mà doanh nghiệp cần thanh toán trong thời hạn dưới một năm. Chỉ tiêu này gồm các khoản vay ngắn hạn, khoản phải trả, thuế, chi phí tích luỹ.
Ví dụ tính current ratio
Giả sử công ty A có:
- Tài sản hiện tại: 2 tỷ đồng
- Nợ ngắn hạn: 500 triệu đồng
Như vậy, Current ratio = 2 tỷ / 500 triệu = 4
Doanh nghiệp A này có tỷ số thanh toán hiện hành là , cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất tốt. Điều này thể hiện tình hình tài chính mạnh và khả năng thanh toán nợ cao của doanh nghiệp này.
>>> Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Đặc điểm và cách tính giá trị tài sản ròng
Hướng dẫn cách tính tỷ số thanh toán hiện hành
Current ratio bao nhiêu là tốt?
Chỉ số Current ratio cao hay thấp sẽ phản ánh việc doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn hay không.
- Trường hợp Current ratio > 1: Thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt, doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để hoạt động và đầu tư trong ngắn hạn.
- Trường hợp Current ratio < 1: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
Như vậy, chỉ số Current ratio càng cao, doanh nghiệp càng chứng minh được năng lực trả nợ ngắn hạn đúng thời điểm. Tuy nhiên, trường hợp chỉ số này quá thấp sẽ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phá sản. Lúc này, nhà quản trị sẽ tìm các biện pháp huy động vốn để bù đắp khoản nợ và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, mức tỷ số thanh toán hiện hành lý tưởng còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, mô hình hoạt động và các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Do đó, không có một con số tuyệt đối cho Current ratio mà doanh nghiệp cần phải đạt được.
Để đánh giá năng lực trả nợ toàn diện của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần kết hợp với các tỷ số tài chính khác như tỷ số thanh toán nhanh, vốn lưu động, D/E Ratio,...
>> Xem thêm: Vốn góp là gì? Phân biệt vốn góp và vốn điều lệ chi tiết nhất
Hệ số Current ratio càng cao, khả năng trả nợ càng lớn
Ý nghĩa của Current ratio đối với doanh nghiệp
Việc hiểu rõ ý nghĩa của tỷ số thanh toán hiện hành mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp: Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng, có đủ nguồn lực tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: Cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hợp lý hay không và có tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với chi phí đầu tư vào tài sản đó.
- Dự báo rủi ro tài chính: Chỉ số cung cấp dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn rủi ro thanh toán, rủi ro vỡ nợ. Từ đó, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình tài chính và có biện pháp cải thiện Current ratio.
- So sánh với các đối thủ cùng ngành: Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá vị trí cạnh tranh và khả năng thanh toán nợ so với các đối thủ. Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra chiến lược tài chính phù hợp.
>> Xem thêm: Vốn luân chuyển ròng là gì? Công thức tính vốn luân chuyển ròng
Tỷ số thanh toán giao gay giúp đo lường khả năng thanh toán nợ
Mối quan hệ giữa Current ratio và Quick ratio
Việc chỉ dựa vào Tỷ số thanh toán hiện hành để đánh giá tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chưa đủ chính xác. Do đó, Quick ratio (Tỷ số thanh toán nhanh) ra đời để hỗ trợ cho Current ratio, cung cấp thông tin chi tiết hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Quick ratio chỉ bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền và khoản phải thu ngắn hạn, là những tài sản có thể thanh toán nhanh chóng và dễ dàng. Do đó, Quick ratio cung cấp thông tin chính xác hơn current ratio về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện hành nhiều lần, điều này thể hiện tài sản ngắn hạn còn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, dẫn đến tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn thấp.
Như vậy, bài viết của Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chỉ số current ratio là gì và ý nghĩa của hệ số này với doanh nghiệp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Kiến thức tài chính của Tikop.