Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lãi suất thả nổi là gì? Cách tính lãi suất thả nổi chi tiết

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

18/01/2024

Lãi suất thả nổi là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành tài chính - ngân hàng. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Cách tính lãi suất thả nổi như thế nào? Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định khác nhau ở đâu? Để tìm hiểu về chủ đề này, Tikop mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Lãi suất thả nổi là gì?

Khái niệm lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh theo thị trường tài chính và có thể thay đổi theo thời gian. Thông thường, lãi suất thả nổi sẽ được tính dựa trên một chỉ số thị trường nhất định, ví dụ như lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hoặc lãi suất LIBOR. 

Lãi suất thả nổi được điều chỉnh định kỳ sau 3, 6 hoặc 12 tháng. Mức điều chỉnh và kỳ hạn thay đổi dựa vào sự thoả thuận giữa ngân hàng (bên cho vay) với khách hàng (người đi vay). Lãi suất được ghi rõ tại các điều khoản trên hợp đồng vay.

>>> Xem thêm: Lãi suất ngân hàng là gì? Công cụ theo dõi lãi suất ngân hàng

Ví dụ về lãi suất thả nổi

Bạn vay ngân hàng một khoản vay cá nhân trị giá 200 triệu đồng với kỳ hạn 5 năm. Trong hợp đồng vay, ngân hàng quy định rằng trong 12 tháng đầu tiên, mức lãi suất được áp dụng là cố định là 7%/năm. Như vậy, từ năm thứ 2 trở đi, khoản vay sẽ được áp mức lãi suất thả nổi theo thị trường.

Lãi suất thả nổi tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, lãi suất thả nổi được viết là: Floating interest rate.

Lãi suất thả nổi trong tiếng Anh là Floating interest rate

Lãi suất thả nổi trong tiếng Anh là Floating interest rate

Cách tính lãi suất thả nổi đơn giản

Công thức tính lãi suất thả nổi

Công thức này cho phép tính toán lãi suất mà người vay phải trả sau năm ưu đãi dựa trên lãi suất cơ sở và biên độ lãi suất cụ thể trong hợp đồng vay.

Công thức tính:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở: Còn được gọi là lãi suất tham chiếu do Ngân hàng Trung ương quy định.

  • Biên độ lãi suất: Phụ thuộc vào thị trường từ đó ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cho vay sẽ đưa ra mức điều chỉnh phù hợp.

>>> Click ngay: Lãi suất tham chiếu là gì? Lãi suất tham chiếu của ngân hàng hiện nay

Bài tập tính lãi suất thả nổi:

Giả sử bạn có một khoản vay với lãi suất thả nổi dựa trên lãi suất cơ sở là 7% và biên độ lãi suất là 3.5%. Khi đó, lãi suất thực tế bạn phải trả sẽ là:

Lãi suất thả nổi = 7% + 3.5% = 10.5%

Cách tính lãi suất thả nổi dựa vào lãi suất cơ sở và biên độ

Cách tính lãi suất thả nổi dựa vào lãi suất cơ sở và biên độ

Cách tính tiền lãi hàng tháng với lãi suất cố định

Công thức này cho phép tính toán số tiền lãi dựa trên dư nợ khoản vay và lãi suất cố định được thỏa thuận trong hợp đồng vay.

Số tiền lãi cần thanh toán hàng tháng = Dư nợ * Lãi suất cố định theo tháng

Trong đó:

  • Dư nợ: Là khoản nợ mà khách hàng cần phải trả cho ngân hàng. 

  • Lãi suất cố định theo tháng: Mức lãi suất được quy định theo Ngân hàng Trung ương được chia theo tháng.

Ví dụ: Giả sử bạn vay một khoản vay trị giá 100 triệu đồng với lãi suất cố định 7%/năm và kỳ hạn vay là 12 tháng. Tính số tiền lãi cần thanh toán hàng tháng cho khoản vay này.

Số tiền lãi phải trả hàng tháng = 100 triệu * 7%/12 = 583.333 VNĐ.

Cách tính lãi phải trả hàng tháng dựa vào lãi suất cố định

Cách tính lãi phải trả hàng tháng dựa vào lãi suất cố định

Cách tính tiền lãi hàng tháng với lãi suất thả nổi

Công thức tính tiền lãi khách hàng phải trả hàng tháng khi khoản vay áp mức lãi suất thả nổi.

Số tiền lãi vay hàng tháng sau kỳ điều chỉnh = Dư nợ * Lãi suất thả nổi theo tháng

Ví dụ: Giả sử bạn vay một khoản vay trị giá 100 triệu đồng với lãi suất thả nổi 10.5%/năm và kỳ hạn vay là 12 tháng. Tính số tiền lãi cần thanh toán hàng tháng cho khoản vay này.

Số tiền lãi vay hàng tháng = 100 triệu * 10.5%/12 = 875.000 VNĐ.

Cách tính lãi khoản vay dựa vào lãi suất thả nổi

Cách tính lãi khoản vay dựa vào lãi suất thả nổi

Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi

Ưu điểm

  • Linh hoạt: Khi lãi suất thị trường thay đổi, lãi suất thả nổi cũng thay đổi theo. Do đó lãi suất khoản vay thấp trong trường hợp lãi suất giảm. Điều này có thể mang lại lợi ích cho người vay và ngược lại.

  • Chi phí hợp lý: Lãi suất thả nổi phản ánh lãi suất thị trường hiện tại và thường thấp hơn lãi suất cố định. Do đó, lãi suất thả nổi có thể giúp người vay tiết kiệm chi phí các khoản lãi.

  • Thu hút hợp đồng vay: Mức lãi suất cơ sở của lãi suất thả nổi thường thấp hơn lãi suất cố định nên thu hút nhiều người vay tiền.

  • Đảm bảo rõ ràng, minh bạch: Được tính toán dựa trên một lãi suất cơ sở và biên độ lãi được thỏa thuận và ghi sẵn trong hợp đồng. Điều này giúp người vay dễ dàng kiểm tra và hiểu rõ về cách lãi suất.

  • Phù hợp với nhu cầu vay ngắn hạn: Ví dụ như vay mua nhà với kỳ hạn 1-5 năm hoặc vay mua ô tô với kỳ hạn 2-3 năm.

Lãi suất thả nổi có nhiều biến động

Lãi suất thả nổi có nhiều biến động

Nhược điểm

  • Không ổn định: Do lãi suất thả nổi có thể biến đổi theo sự biến động của thị trường tài chính. Nếu lãi suất tăng đột ngột, số tiền lãi cần trả cũng tăng lên, gây khó khăn cho người vay trong việc quản lý tài chính cá nhân.

  • Không lường trước được các rủi ro: Mức lãi suất phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Lúc này, lãi suất có thể tăng lên trong thời gian vay, làm tăng chi phí vay và gây áp lực tài chính.

Phân biệt lãi suất cố định và lãi suất thả nổi 

Tiêu chí

Lãi suất thả nổi

Lãi suất cố định

Khái niệm

Là lãi suất được thay đổi định kỳ theo thị trường tài chính.

Là lãi suất được giữ nguyên tại thời điểm vay và trong suốt thời gian vay.

Đặc điểm

Biến đổi theo thị trường tài chính

Ổn định và không biến đổi

Thời hạn

Thường áp dụng cho khoản vay ngắn hạn từ 1 - 5 năm

Thường áp dụng cho khoản vay dài hạn từ 1 đến 30 năm

Tính ổn định

Không ổn định và có thể biến đổi theo thị trường.

Không thay đổi trong suốt thời gian vay.

Khả năng dự đoán

Khó

Dễ

Mức chi phí

Thấp hơn lãi suất cố định

Cao hơn lãi suất thả nổi

Mức độ rủi ro

Rủi ro cao hơn

Rủi ro thấp

Đối tượng phù hợp

Người có khả năng chịu rủi ro tài chính và tài chính linh hoạt.

Người muốn sự ổn định và đầu tư ngắn hạn.

Có nên vay theo lãi suất thả nổi không?

Việc vay theo lãi suất thả nổi hay không phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân và khả năng chịu rủi ro của bạn. Hiện nay, với các khoản vay dùng lãi suất cố định, tổng lãi suất sẽ cao hơn việc sử dụng lãi suất thả nổi. 

Nếu bạn là người không chịu được rủi ro mà muốn “Ăn chắc mặc bền” thì nên lựa chọn lãi suất cố định để tính toán được số tiền lãi trong thời gian vay.

Ngược lại, nếu bạn có khả năng tài chính linh hoạt và có dự phòng tài chính đủ để chi trả cho khoản vay nếu lãi suất tăng, thì vay theo lãi suất thả nổi sẽ phù hợp hơn. Bởi trong một số trường hợp, lãi suất thả nổi giảm sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí lãi vay phải trả.

Vay vốn theo lãi suất thả nổi phụ thuộc vào quyết định của mỗi cá nhân

Vay vốn theo lãi suất thả nổi phụ thuộc vào quyết định của mỗi cá nhân

>>> Đọc ngayLãi suất cho vay là gì? Hình thức lãi suất cho vay hiện nay

Lãi suất thả nổi các ngân hàng hiện nay

Hiện nay, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất ưu đãi được quy định riêng trong năm đầu và từ năm thứ 2 trở đi tính theo mức lãi suất thả nổi như sau: 

Cập nhật ngày 09/2023:

Ngân hàng

Lãi suất ưu đãi (%/năm)

Lãi suất thả nổi (%/năm)

Vietcombank

9.5%LSTK 24T + 3.5%
Techcombank

10.5%

LSCS + 3%

BIDV7,8%

LSTK 24T + 4.5%

Vietinbank

8.2%

LSTK 36T + 3.5%

TPbank

8%

LSCS + 4%

VPbank

11.8%

LSCS + 3%

VIB 

8.5%

LSTK 12T + 3,9%

Shinhan Bank

7,99%

LSCS + 3.9%

MBbank

7.9%

LSCS + 4.2%

Mức lãi suất thả nổi của 10 ngân hàng phổ biến hiện nay

Mức lãi suất thả nổi của 10 ngân hàng phổ biến hiện nay

Câu hỏi thường gặp

Gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi là gì?

Gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi là một hình thức tiết kiệm mà lãi suất được điều chỉnh theo biến động của thị trường. Thường thì lãi suất thả nổi được tính dựa trên một chỉ số tham chiếu, chẳng hạn như lãi suất tiết kiệm trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất thị trường. Khi chỉ số tham chiếu tăng, lãi suất tiết kiệm sẽ tăng, và ngược lại, khi chỉ số tham chiếu giảm, lãi suất tiết kiệm cũng giảm.

>>> Tham khảo ngay: Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Lãi suất thả nổi LIBOR là gì?

LIBOR là viết tắt của London Interbank Offered Rate. LIBOR được sử dụng để xác định lãi suất cho nhiều loại hợp đồng tài chính, bao gồm vay mượn giữa các ngân hàng và các hợp đồng tài chính khác như vay mua nhà, vay mua ô tô, các sản phẩm tài chính phái sinh.

Biên độ lãi suất thả nổi là gì?

Biên độ lãi suất thả nổi là khoảng biến động tối đa trong lãi suất mà một khoản vay hoặc một tài khoản tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này thường được xác định bằng sự chênh lệch giữa lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính áp dụng cho lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi cao nhất là bao nhiêu?

Lãi suất thả nổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy định và chính sách của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính và sự biến động thị trường. Do đó, mức lãi suất cao nhất còn tùy thuộc vào từng thời điểm, lãi suất các ngân hàng sẽ khác nhau.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu về chủ đề lãi suất thả nổi là gì và những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Nếu bạn còn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các Kiến thức tài chính thì đừng bỏ qua website của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024