Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài sản lưu động là gì? Phân biệt tài sản lưu động và cố định

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

20/04/2024

Tài sản lưu động là loại tài sản quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản lưu động là gì? Đặc điểm, cách tính tài sản lưu động như thế nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Tài sản lưu động là gì?

Khái niệm tài sản lưu động

Tài sản lưu động là các loại tài sản ngắn hạn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền mặt, cổ phiếu, chứng khoán có thanh khoản cao hoặc các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Tài sản lưu động được ghi nhận trong sổ tài sản lưu động, có thể thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Vốn cố định là gì? Công thức, cách tính vốn cố định chi tiết

Tài sản lưu động là loại tài sản quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản lưu động là loại tài sản quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản lưu động tiếng Anh là gì?

Tài sản lưu động tiếng Anh là Current asset.

Ví dụ về tài sản lưu động

Ví dụ cụ thể về tài sản lưu động như các khoản đầu tư ngắn hạn, cổ phiếu, tiền mặt, các khoản phải thu, chứng khoán thanh khoản cao.

Phân loại tài sản lưu động

Dựa theo lĩnh vực

Dựa theo lĩnh vực, tài sản lưu động được chia thành hai loại chính:

  • Tài sản lưu động sản xuất: Gồm những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,...

  • Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động thuộc quá trình lưu thông của doanh nghiệp như vốn bằng tiền, chi phí trả trước, vốn trong thanh toán,...

Dựa theo lĩnh vực, tài sản lưu động được chia thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

Dựa theo lĩnh vực, tài sản lưu động được chia thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

Dựa theo phương thức quản lý

Dựa theo phương thức quản lý thì tài sản lưu động sẽ được chia thành hai loại:

  • Tài sản lưu động thường xuyên: Là những tài sản lưu động mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng trong hoạt động kinh doanh như hàng hoá, tiền mặt, thành phẩm chờ bán,...

  • Tài sản lưu động tạm thời: Là những tài sản lưu động do phát sinh nhu cầu sử dụng trong quá trình kinh doanh ngắn hạn, không có quy luật.

>>> Đọc ngay: Tài chính công là gì? Đặc điểm, chức năng của tài chính công

Dựa theo thanh khoản

Dựa theo tính thanh khoản, tài sản lưu động được chia thành các loại sau:

  • Tiền: Bao gồm tiền mặt có trong quỹ, tiền đang chuyển, tiền ở ngân hàng.

  • Vàng bạc đá quý: Là nhóm tài sản đặc biệt dùng vào mục đích dự trữ.

  • Những tài sản tương đương tiền: Bao gồm các tài sản có khả năng chuyển đổi, dễ bán và chuyển đổi thành tiền khi cần. Chứng khoán ngắn hạn, giấy tờ thương mại như kỳ phiếu thương mại, hối phiếu ngân hàng,.. thuộc nhóm tài sản tương đương tiền.

  • Chi phí trả trước: Gồm các khoản chi phí công ty đã chi trả trước cho người bán, cho nhà cung cấp. Một số chi phí trả trước sẽ có mức độ rủi ro cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

  • Các khoản phải thu: Bao gồm nhiều mục khác nhau dựa vào tính chất quan hệ mua bán, hợp tác hợp đồng mua bán giữa các bên phát sinh.

  • Hàng hoá vật tư: Được theo dõi trong mục hàng tồn kho, hàng tồn kho không có nghĩa là hàng không bán được mà nó còn bao gồm nguyên liệu, xưởng hoặc quầy hàng.

  • Chi phí chờ phân bổ: Là các khoản chi phát sinh, nguyên vật liệu chưa thể phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Các khoản này được đưa vào giá thành trong khoản thời gian phù hợp. 

Tiền và những tài sản tương đương tiền là tài sản lưu động

Tiền và những tài sản tương đương tiền là tài sản lưu động

Đặc điểm tài sản lưu động

Tài sản lưu động có các đặc điểm sau:

  • Tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và trong quá trình đó hình thái vật chất của tài sản lưu động biến đổi liên tục.

  • Sự thay đổi hình thái liên tục của tài sản lưu động được mô tả theo chu kỳ khép kín: Tiền →  Nguyên vật liệu →  Bán thành phẩm →  Thành phẩm → Tiền (T - H - T')

  • Giá trị của tài sản lưu động sẽ chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sử dụng của sản phẩm mới, được thu hồi hoàn toàn khi sản phẩm được thanh toán.

>>> Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Đặc điểm và cách tính giá trị tài sản ròng

Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Cách tính tài sản lưu động

Tài sản lưu động được tính bằng công thức sau:

TSLĐ = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Công nợ + Các khoản phải thu +  Đầu tư ngắn hạn + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước

Ví dụ: Doanh nghiệp A sở hữu tiền mặt là 500 triệu, tiền gửi ngân hàng là 30 triệu, công nợ là 20 triệu, các khoản phải thu là 15 triệu, đầu tư ngắn hạn 25 triệu, hàng tồn kho 40 triệu và chi phí trả trước là 10 triệu. Khi đó, tài sản lưu động của doanh nghiệp A là:

TSLĐ = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Công nợ + Các khoản phải thu +  Đầu tư ngắn hạn + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước = 500.000.000 + 30.000.000 + 20.000.000 + 15.000.000 + 25.000.000 + 40.000.000 + 10.000.000 = 645.000.000 VNĐ.

Cách tính tài sản lưu động

Cách tính tài sản lưu động

Vai trò của tài sản lưu động trong doanh nghiệp

Quản lý nguồn vốn

Tài sản lưu động được sử dụng như tài sản đảm bảo để đảm bảo việc cung cấp tài trợ ngắn hạn hoặc các nhu cầu tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tính thanh khoản và thanh toán nợ

Tài sản lưu động là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì thế, tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tra lương nhân viên, thanh toán nợ, và thực hiện các thanh toán ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản.

Tài sản lưu động có tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ

Tài sản lưu động có tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ

Quản lý rủi ro tài chính

Do có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nên tài sản lưu động có thể sử dụng nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, đảm bảo quản lý rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho việc đầu tư, mở rộng kinh doanh

Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản lưu động để đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất hoặc quy mô bằng cách mua thêm tài sản cố định, mở rộng quy mô. Từ đó, giúp tăng trưởng doanh thu nhanh chóng, hiệu quả.

Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc đầu tư

Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc đầu tư

Phân biệt tài sản lưu động và tài sản cố định

Tài sản lưu động và tài sản cố định đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau. Cụ thể:

 

Tài sản lưu động

Tài sản cố định

Khái niệm

Là các loại tài sản ngắn hạn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Là các tư liệu lao động dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn (từ 30 triệu trở lên) và dùng được vào nhiều chu kỳ sản xuất.

Thời gian tổ chức

Dưới 1 năm.

Trên 1 năm.

Chu kỳ sản xuất

Tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất.

Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.

Mục đích

Sử dụng với mục đích bán lại.

Tiếp tục sử dụng và tạo thu nhập.

Hình thái vật chất

Biến đổi liên tục.

Không thay đổi đến khi hư hỏng hoàn toàn.

Luân chuyển về mặt giá trị

Chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sử dụng sản phẩm mới và được thu hồi hoàn toàn khi sản phẩm được thanh toán.

Luân chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm.

Nguồn vốn đầu tư

Nguồn tài chính ngắn hạn để mua lại.

Nguồn vốn đầu tư lớn, dài hạn.

Quy đổi về tiền mặt

Dễ thực hiện, luân chuyển thành tiền mặt.

Không thể quy đổi dễ dàng.

Lợi nhuận khi bán tài sản

Lợi nhuận thu được hoặc thua lỗ có tính chất kinh doanh.

Lợi nhuận thu được lãi hoặc lỗ vốn công ty.

Các câu hỏi thường gặp về tài sản lưu động

Tài sản lưu động gồm những gì?

Tài sản lưu động gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn, chi phí trả trước và các khoản thu.

Chứng khoán ngắn hạn có phải tài sản lưu động không?

Có, chứng khoán ngắn hạn là tài sản lưu động.

Phía trên là toàn bộ về tài sản lưu động, hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024