Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vốn cố định là gì? Công thức, cách tính vốn cố định chi tiết

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

05/03/2024

Vốn cố định là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Vậy vốn cố định là gì và làm sao để phân biệt chúng với các loại vốn khác, hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

Vốn cố định là gì?

Khái niệm vốn cố định

Vốn cố định là khoản tiền đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn, không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ và có giá trị tái sử dụng. Các tài sản này có thể là nhà, đất, thiết bị, máy móc, nhà máy,… phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Vốn cố định vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Nguồn ảnh: Assetmonk

Vốn cố định vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Nguồn ảnh: Assetmonk

Vốn cố định tiếng Anh là gì?

Vốn cố định tiếng Anh là Fixed Capital.

Ví dụ về vốn cố định

Ví dụ, công ty B sử dụng 5 tỷ đồng để xây dựng nhà máy và 1 tỷ đồng để mua nguyên vật liệu sản xuất. Lúc này 5 tỷ đồng chính là vốn cố định, còn 1 tỷ đồng nguyên vật liệu không phải là vốn cố định vì nó bị tiêu thụ trong quá trình sản xuất.

>> Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Làm thế nào để phân biệt với nguồn vốn điều lệ

Phân loại vốn cố định

Vốn cố định được phân loại như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình: Có hình thái vật chất hiện hữu, có thể cầm nắm được như máy móc, đất đai, thiết bị, nhà xưởng,…
  • Tài sản cố định vô hình: Không có hình thái, không cầm nắm được nhưng có giá trị như quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,...

Vốn cố định tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình. Nguồn ảnh: HomeCapital

Vốn cố định tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình. Nguồn ảnh: HomeCapital

Đặc điểm của vốn cố định

Vốn cố định có một số đặc điểm sau:

  • Tham gia nhiều giai đoạn kinh doanh: Vốn cố định là tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong quá trình kinh doanh sản xuất: Sự chuyển đổi của vốn vào giá trị sản phẩm được thể hiện thông qua quá trình khấu hao tài sản cố định của tài sản đó.
  • Kết thúc vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết hạn sử dụng: Khi tài sản cố định không còn hạn sử dụng, lúc này vốn cố định mới kết thúc vòng luân chuyển.

>> Xem thêm: Vốn pháp định là gì? Sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ

Vai trò của vốn cố định trong doanh nghiệp

 Vốn cố định có những vai trò quan trọng sau đây:

  • Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, từ lúc mua sắm nguyên vật liệu, tiến hành sản xuất cho đến lúc tiêu thụ sản phẩm.
  • Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhờ đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
  • Doanh nghiệp có thể mở rộng, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh nhờ vào việc gia tăng quy mô của vốn cố định, giúp doanh nghiệp chủ động, tự tin hơn trong kinh doanh hay sản xuất.
  • Giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro, tổn thất do biến động trên thị trường hay khủng hoảng tài chính tương lai.

Vốn cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn ảnh: ET Realty

Vốn cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn ảnh: ET Realty

Cách tính vốn cố định chi tiết

Doanh nghiệp tính vốn cố định vào đầu và cuối kỳ kinh doanh. Công thức tính như sau:

Vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ)  = Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ - Khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ)

Trong đó:  Khấu hao lũy kế: tổng khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất qua các kỳ đến thời điểm tính.

Cách đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng của vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết doanh thu thuần có thể tạo ra trên một đồng vốn cố định trong một chu kỳ kinh doanh. Chỉ số này được tính theo công thức sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định cho biết lợi nhuận có thể tạo ra trên một đồng vốn cố định. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt. Công thức tính là:

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn cố định bình quân

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh mức độ đầu tư vào các tài sản cố định trong tổng số giá trị của tài sản tại doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số này như sau:

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = (Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Tổng số tài sản) x 100%

Hàm lượng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định phản ánh việc cần bao nhiêu đồng vốn cố định để tạo ra được một đồng doanh thu. Công thức cụ thể là:

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định/ Doanh thu

Suất hao phí tài sản cố định

Suất hao phí tài sản cố định cho biết một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, được tính theo công thức:

Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định/ Doanh thu thuần

Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nguồn ảnh: eLearning Industry

Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nguồn ảnh: eLearning Industry

Cách quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp hiệu quả

Tạo lập, lựa chọn vốn cố định cho doanh nghiệp

Quyết định đầu tư tài sản cố định là một quyết định quan trọng. Các doanh nghiệp có thể dựa vào quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư hoặc quỹ khấu hao, khả năng thu hút vốn dài hạn từ bên ngoài hay tính khả thi của các dự án để lựa chọn các nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định phù hợp.

Đồng thời, chỉ đầu tư tài sản cố định khi thực sự cần thiết, tránh dư thừa và dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Đầu tư tài sản cố định là quyết định mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến sự tồn tại, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý

Tài sản cố định luôn bị hao mòn trong quá trình sử dụng, dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Vì thế, doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định, giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh và đầy đủ vốn đầu tư.

Có 3 phương pháp khấu hao thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao nhanh, phương pháp khấu hao theo sản lượng. Tùy theo đặc điểm cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp và phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng.

Cần lựa chọn phương pháp quản lý vốn cố định phù hợp. Nguồn ảnh: Eval Academy

Cần lựa chọn phương pháp quản lý vốn cố định phù hợp. Nguồn ảnh: Eval Academy

Quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng tài sản cố định

Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định, bao gồm phân cấp thẩm quyền quyết định tài sản cố định và sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Quản lý tài sản cần phải có sự thống nhất, phân cấp rõ ràng, phải có biên bản giao nhận, hạch toán đầy đủ theo chế độ kế toán.

Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định

Doanh nghiệp cần tính toán đến lợi ích và chi phí để quyết định thay thế hay sửa chữa tài sản cố định. Đối với các tài sản cố định giá trị cao, chi phí thay thế quá lớn thì có thể cân nhắc sửa chữa và ngược lại.

Mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro

Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro để hạn chế tổn thất vốn cố định. Mua bảo hiểm tài sản là một phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Tiêu chíVốn cố địnhVốn lưu động
Khái niệmCác loại tài sản này đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu, không bị tiêu thụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.Giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản ngắn hạn.
Đặc điểm

- Luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất.

- Được phân chia thành 2 phần: Một phần dịch chuyển vào chi phí kinh doanh, được bù đắp và tích lũy khi hàng hóa dịch vụ được tiêu thụ, phần còn lại tồn tại dưới hình thức giá trị còn lại của tài sản cố định.

- Luân chuyển nhanh, dịch chuyển một lần vào quy trình sản xuất.

- Vận động khép kín từ hình thái này sang hình thái khác, cuối cùng quay lại hình thái ban đầu với giá trị cao hơn.

- Dịch chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ kinh doanh.

Thể hiện trên báo cáo tài chínhChỉ tiêu tài sản cố định.Chỉ tiêu tài sản lưu động.
Phân loại

- Phân loại dựa vào hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

- Phân loại dựa trên tình hình sử dụng: Tài sản cố định đang dùng, tài sản cố định chưa dùng, tài sản cố định không dùng hoặc đang chờ thanh lý.

- Phân loại trên hình thái biểu hiện: Vốn bằng tiền và vốn để thanh toán, vốn vật tư hàng hóa, vốn chi phí trả về trước.

- Phân loại theo vai trò đối với quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn lưu động cho dự trữ sản xuất, vốn lưu động cho sản xuất, vốn lưu động cho lưu thông.

Các chỉ tiêu theo dõi

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.

- Tỷ suất đầu tư tài sản cố định.

- Hàm lượng vốn cố định.

- Suất hao phí tài sản cố định.

- Chỉ số vòng quay vốn lưu động.

- Chỉ số chu kỳ chi trả.

- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho.

- Chỉ số giá trị gia tăng trên một đồng vốn lưu động.

Các câu hỏi thường gặp về vốn cố định

Vốn cố định bao gồm những gì?

Vốn cố định bao gồm các tài sản có giá trị lớn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh như nhà, đất, thiết bị, máy móc, nhà máy,… không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất và có giá trị tái sử dụng.

Vốn cố định lấy ở đâu? 

Vốn cố định thường do bản thân doanh nghiệp đầu tư hoặc do doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn khác.

Vốn cố định bình quân là gì?

Vốn cố định bình quân là trung bình cộng của vốn cố định đầu kỳ và vốn cố định cuối kỳ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vốn cố định. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Vốn đối ứng là gì? Quy định và các khoản chi vốn đối ứng sử dụng

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vốn đối ứng là gì? Quy định và các khoản chi vốn đối ứng sử dụng

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với vốn đối ứng góp phần quan trọng trong sự thành công của các dự án phát triển Việt Nam. Vậy vốn đối ứng là gì và vai trò của nó như thế nào trong các dự án, chương trình sử dụng vốn? Hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

20/01/2024

Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và hoạt động của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu về Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024

10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý

Kêu gọi vốn đầu tư là một trong những phương thức quan trọng để các doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu về 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý khi thực hiện.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024