Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vốn đối ứng là gì? Quy định và các khoản chi vốn đối ứng sử dụng

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

25/08/2024

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với vốn đối ứng góp phần quan trọng trong sự thành công của các dự án phát triển Việt Nam. Vậy vốn đối ứng là gì và vai trò của nó như thế nào trong các dự án, chương trình sử dụng vốn? Hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

Vốn đối ứng là gì?

Thế nào là vốn đối ứng?

Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của chủ dự án, vốn góp của các đối tượng thụ hưởng hoặc các ngân sách, nguồn vốn hợp pháp khác trong các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm thực hiện các dự án. Vốn đối ứng có thể là tiền hoặc hiện vật, được quy định tại Nghị định 114/2021/NĐ-CP.

Vốn đối ứng có thể là hiện vật

Vốn đối ứng có thể là hiện vật

Ví dụ về vốn đối ứng

Giả sử chi phí để xây dựng dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ là 1000 tỷ đồng. Nếu Việt Nam đóng góp 60% tổng dự án thì vốn đối ứng là 600 tỷ.

Vốn đối ứng tiếng Anh là gì?

Vốn đối ứng tiếng Anh là Reciprocal Capital.

Vốn đối ứng bao gồm những gì?

Vốn đối ứng bao gồm:

  • Vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác của Nhà nước.
  • Vốn chủ dự án.
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quy định sử dụng vốn đối ứng

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Sử dụng vốn đối ứng tùy tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Vốn đối ứng được ưu tiên sử dụng cho các dự án dùng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát toàn bộ, từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm.
  • Vốn đối ứng cần được huy động một cách đầy đủ để đảm bảo kế hoạch thực hiện đã đề ra.
  • Nhà tài trợ nước ngoài và cơ quan chủ quản thông qua các văn bản, dự án đã được chính quyền cho phép để quyết định nguồn vốn, mức vốn và cơ chế góp vốn đối ứng cho phù hợp với kế hoạch của dự án.

Cần huy động vốn đối ứng một cách đầy đủ

Cần huy động vốn đối ứng một cách đầy đủ

>> Xem thêm: Vốn lưu động là gì? 10 điều cần biết về vốn lưu động phổ biến hiện nay

Các khoản chi phí sử dụng vốn đối ứng

Các chi phí sử dụng vốn đối ứng là:

  • Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, hoạt động của ban quản lý dự án.
  • Chi phí duyệt, thẩm định, hoàn tất thủ tục đầu tư và thủ tục hành chính cần thiết. 
  • Chi phí tiếp nhận, phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng,...
  • Chi phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, tiếp nhận và phổ biến kinh nghiệm, công nghệ, chi phí hội thảo, hội nghị; chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển.
  • Chi trả các loại thuế, phí bảo hiểm, phí hải quan; tiền đặt cọc, tiền trả lãi, phí cam kết và các loại phí liên quan khác cần trả cho phía nước ngoài.
  • Chi phí quyết toán, kiểm toán, thẩm tra quyết toán.
  • Chi phí thực hiện các hoạt động cơ bản như mua sắm trang thiết bị, khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công; bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư.
  • Chi phí cho hoạt động đánh giá và giám sát, giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán dự án.
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Nhiều khoản chi phí sử dụng vốn đối ứng

Nhiều khoản chi phí sử dụng vốn đối ứng

>> Xem thêm: Chi phí cố định: Đặc điểm, công thức, phân biệt với chi phí biến đổi

Câu hỏi thường gặp 

Nguồn vốn đối ứng là gì?

Nguồn vốn đối ứng là vốn đóng góp từ phía Việt Nam trong các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Vốn đối ứng của dự án là gì?

Vốn đối ứng của dự án là phần vốn của Việt Nam trong các dự án có sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Vốn đối ứng của doanh nghiệp là gì?

Vốn đối ứng của doanh nghiệp là khoản tiền của các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đóng góp trong các dự án sử dụng vốn ODA hay vốn vay ưu đãi.

Vốn đối ứng của chính phủ là gì?

Vốn đối ứng của chính phủ là khoản tiền chính phủ đóng góp trong các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Vốn đối ứng của khách hàng là gì?

Không có khái niệm vốn đối ứng của khách hàng. Vốn đối ứng chỉ áp dụng với các đơn vị nhà nước, tổ chức công và doanh nghiệp tư nhân.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết về vốn đối ứng. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật kiến thức tài chính bổ ich nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024