Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

20/08/2024

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là 2 khái niệm quan trọng trong đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách phân biệt 2 khái niệm này thì hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Về bản chất

Về bản chất, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như sau:

  • Vốn điều lệ được Luật doanh nghiệp quy định là tài sản mà các chủ thể sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua.
  • Vốn chủ sở hữu không được Luật doanh nghiệp quy định rõ ràng, là tài sản do các chủ thể đã là chủ sở hữu của công ty đưa vào trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh, có thể đến từ lợi nhuận hoặc nguồn thu khác của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có bản chất khác nhau

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có bản chất khác nhau

Về cơ chế hình thành

Cơ chế hình thành của 2 loại vốn kể trên cũng có nhiều khác biệt:

  • Vốn điều lệ hình thành dựa trên số vốn góp của các thành viên, cổ đông và được ghi vào điều lệ công ty.
  • Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ lợi nhuận giữ lại hoặc nguồn thu khác của doanh nghiệp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do Nhà nước cấp.

>> Xem thêmLợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần đúng 2024

Về đặc điểm

Về đặc điểm, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như sau:

  • Vốn điều lệ có thể là tài sản hoặc cũng có thể là khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
  • Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

>> Xem thêmCơ cấu nợ là gì? Quy trình và những điều cần lưu ý khi cơ cấu nợ

Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Về nghĩa vụ nợ

Nghĩa vụ nợ của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu cũng khác nhau:

  • Vốn điều lệ là tài sản của doanh nghiệp, do các thành viên cam kết đóng góp để đảm bảo năng lực kinh doanh nên phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ.
  • Vốn chủ sở hữu do Nhà nước hay cổ đông, thành viên góp vốn, không phải là khoản nợ, không có nghĩa vụ thanh toán nợ.

Về ý nghĩa

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa khác nhau:

  • Vốn điều lệ cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên, là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh, là nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn trong doanh nghiệp.

Đăng ký với cơ quan chức năng

Quy định về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu cũng khác nhau:

  • Vốn điều lệ không bắt buộc trong tất cả mô hình kinh doanh nhưng phải đăng ký với cơ quan chức năng và ghi rõ trong điều lệ công ty.
  • Vốn chủ sở hữu là thuật ngữ thường dùng trong quản trị doanh nghiệp, không cần đăng ký với cơ quan chức năng.

So sánh chi tiết vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

So sánh chi tiết vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Mối quan hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lại liên quan với nhau trong việc giúp cho doanh nghiệp vận hành và hoạt động hiệu quả:

  • Vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp tăng quy mô phát triển và lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận sẽ được cộng vào để làm tăng vốn chủ sở hữu.
  • Vốn điều lệ công ty lớn giúp doanh nghiệp tạo uy tín với khách hàng, ổn định vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh.
  • Vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng sử dụng nguồn lực của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng giúp thu hút thêm các nhà đầu tư cho doanh nghiệp.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có quan hệ mật thiết

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có quan hệ mật thiết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Vốn đối ứng là gì? Quy định và các khoản chi vốn đối ứng sử dụng

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vốn đối ứng là gì? Quy định và các khoản chi vốn đối ứng sử dụng

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với vốn đối ứng góp phần quan trọng trong sự thành công của các dự án phát triển Việt Nam. Vậy vốn đối ứng là gì và vai trò của nó như thế nào trong các dự án, chương trình sử dụng vốn? Hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

25/08/2024

Vốn cố định là gì? Công thức, cách tính vốn cố định chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vốn cố định là gì? Công thức, cách tính vốn cố định chi tiết

Vốn cố định là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Vậy vốn cố định là gì và làm sao để phân biệt chúng với các loại vốn khác, hãy cùng Tikop tìm hiểu tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

25/08/2024

Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và hoạt động của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu về Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024

10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý

Kêu gọi vốn đầu tư là một trong những phương thức quan trọng để các doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu về 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả năm 2024 và 4 điều cần lưu ý khi thực hiện.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024