Siêu lạm phát là gì?
Khái niệm siêu lạm phát
Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cao, gây ra những tác động nghiêm trọng lên nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng giá hàng năm thường đạt mức 3 chữ số. Khi siêu lạm phát xảy ra, giá trị tiền tệ giảm mạnh và nhu cầu về tiền tệ cũng giảm đáng kể theo.
Thông thường lạm phát trên 1.000% được gọi là siêu lạm phát, từ 100% đến 1.000% là lạm phát phi mã, và từ 10% đến dưới 100% là lạm phát cao. Phillip Cagan, trong cuốn sách "Tiền tệ và cơ năng của siêu lạm phát" (1956), định nghĩa siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng đạt 50% hoặc hơn và kết thúc khi tỷ lệ này giảm dưới 50% trong ít nhất một năm.
Không có định nghĩa thống nhất về siêu lạm phát là gì
Ví dụ về siêu lạm phát
Ví dụ về siêu lạm phát ở Trung Quốc những năm thế kỷ 20:
- Giai đoạn 1: Thời nhà Nguyên (Cụ thể vào 07/1943 đến 08/1945, tháng cao điểm 06/1945 với tỷ lệ lạm phát 302%) việc in tiền để tài trợ chiến tranh đã dẫn đến siêu lạm phát.
- Giai đoạn 2: Trong thế kỷ 20, từ năm 1948-1949 ( cao điểm là 05/1949 với tỷ lệ lạm phát 2.178%), khi Trung Quốc đang trong nội chiến. Năm 1947, tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 50.000 yuan, nhưng đến giữa năm 1948 đã lên đến 180 triệu yuan. Chính phủ thay thế tiền cũ bằng đồng yuan vàng với tỷ lệ 3 triệu yuan cũ đổi 1 yuan vàng, nhưng trong chưa đầy một năm, mệnh giá cao nhất đã là 10 triệu yuan vàng.
Cuối giai đoạn siêu lạm phát, đồng yuan bạc được giới thiệu với tỷ lệ 500 triệu yuan vàng đổi 1 yuan bạc. Tờ tiền có mệnh giá cao nhất trong giai đoạn này là 6 tỷ yuan do Ngân hàng tỉnh Tân Cương phát hành. Sau khi đồng Renminbi (RMB) được thiết lập, siêu lạm phát chấm dứt và năm 1955 RMB được định giá lại theo tỷ lệ 10.000 RMB cũ đổi 1 RMB mới.
Trung Quốc đã trải qua hai giai đoạn siêu lạm phát
Siêu lạm phát tiếng Anh là gì?
Siêu lạm phát trong tiếng Anh gọi là Hyperinflation.
Biểu hiện của siêu lạm phát
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế không đưa ra quy tắc cụ thể để xác định chính xác khi nào siêu lạm phát xảy ra, nhưng họ cung cấp các biểu hiện của siêu lạm phát như sau:
- Ưa chuộng tài sản phi tiền tệ và ngoại tệ: Người dân có xu hướng giữ tài sản phi tiền tệ hoặc ngoại tệ thay vì tiền nội tệ, để bảo vệ giá trị tài sản của mình. Tiền nội tệ thường được chi tiêu ngay lập tức nhằm duy trì sức mua, thay vì được giữ lại.
- Liên quan đến ngoại tệ: Các giao dịch tiền tệ thường gắn liền với một loại ngoại tệ nào đó và giá cả có thể được định giá bằng ngoại tệ này.
- Tín dụng và mất giá: Các giao dịch mua bán tín dụng phải điều chỉnh giá để bù đắp cho sự mất giá trong thời gian tín dụng, ngay cả trong các kỳ hạn ngắn.
- Chỉ số giá: Lãi suất, tiền lương và giá cả thường được điều chỉnh theo một chỉ số giá cụ thể để phản ánh tình trạng lạm phát.
- Tỷ lệ lạm phát tích lũy: Lạm phát tích lũy trong ba năm đạt mức 100% hoặc hơn, cho thấy mức độ tăng giá nghiêm trọng và liên tục.
>>Xem thêm: Phí chuyển đổi ngoại tệ là gì? So sánh phí chuyển đổi các ngân hàng
Biểu hiện giúp nhận diện môi trường kinh tế đang trải qua siêu lạm phát
Hậu quả của siêu lạm phát
Đối với nền kinh tế
- Mất giá tiền tệ: Siêu lạm phát làm giảm mạnh giá trị của tiền tệ, khiến cho tiền nội tệ mất sức mua nhanh chóng. Người dân và doanh nghiệp tìm cách tích trữ tài sản thực tế hoặc chuyển sang sử dụng ngoại tệ.
- Tình hình kinh doanh khó khăn: Các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí gia tăng nhanh chóng, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch và duy trì hoạt động kinh doanh. Giá cả thay đổi liên tục khiến cho việc định giá và dự báo trở nên phức tạp.
- Lãi suất tăng: Để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương thường phải tăng lãi suất, làm cho chi phí vay vốn trở nên đắt đỏ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn, làm giảm đầu tư và chi tiêu.
Đối với xã hội
- Sức mua giảm: Khi giá cả tăng nhanh hơn thu nhập, sức mua của người dân giảm mạnh. Họ phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Xã hội bất ổn: Tình trạng lạm phát cao thường dẫn đến sự bất mãn trong xã hội, gây ra các cuộc biểu tình và bạo loạn. Người dân có thể mất niềm tin vào chính phủ và hệ thống tài chính.
- Phúc lợi giảm: Các chương trình phúc lợi xã hội trở nên kém hiệu quả khi giá cả tăng cao, làm giảm khả năng hỗ trợ của chính phủ đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.
- Chuyển đổi sang ngoại tệ: Người dân chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ ổn định hơn do mất niềm tin vào tiền tệ nội địa.
- Hợp pháp hóa ngoại tệ: Chính phủ có thể buộc phải hợp pháp hóa việc sử dụng ngoại tệ mạnh để duy trì nền kinh tế và thu thuế, như trường hợp của Zimbabwe vào cuối thập niên 2000.
>>Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì? Ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Siêu lạm phát gây nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội
Nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát
Cung tiền tăng
Cung tiền tăng là nguyên nhân chính dẫn đến siêu lạm phát. Khi chính phủ in quá nhiều tiền, nó sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền và khiến giá cả tăng vọt.
Khan hiếm của hàng hóa
Khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến, nguồn cung hàng hóa không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, giá cả sẽ bị đẩy lên cao, dẫn đến siêu lạm phát.
Giải pháp hạn chế siêu lạm phát
Các quốc gia có thể áp dụng một số giải pháp hạn chế siêu lạm phát như sau:
- Giảm lượng cung tiền:Ngân hàng nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ lượng cung tiền trong lưu thông. Không nên bơm thêm tiền vào nền kinh tế, ngay cả khi suy thoái kinh tế để tránh tình trạng tiền tăng không kèm theo tăng trưởng kinh tế, gây ra siêu lạm phát.
- Tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng: Tăng mức dự trữ bắt buộc giúp giảm lượng tiền cung ra thị trường và tạo sự bình đẳng giữa các ngân hàng, ổn định nguồn tiền do các ngân hàng kiểm soát.
- Nâng lãi suất chiết khấu: Tăng lãi suất chiết khấu để ngăn các ngân hàng thương mại đem tài sản có giá trị đến chiết khấu tại ngân hàng nhà nước, giúp giảm lượng tiền trong lưu thông.
- Tăng lãi suất tiền gửi: Khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng bằng cách nâng lãi suất tiền gửi, giúp các tổ chức tài chính duy trì hoạt động trong thời kỳ lạm phát.
- Bán tài sản cho ngân hàng thương mại: Ngân hàng trung ương có thể bán chứng từ có giá, vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại, nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông và ổn định kinh tế.
- Giảm chi ngân sách: Cắt giảm các khoản chi không cần thiết và tăng thuế tiêu dùng để hạn chế nhu cầu chi tiêu cá nhân, đồng thời tăng cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra xã hội.
- Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa: Tăng cường nhập khẩu để tăng lượng hàng hóa trong nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi và tránh tình trạng khan hiếm, góp phần ổn định giá cả và giá trị đồng tiền.
- Vay viện trợ nước ngoài: Vay viện trợ từ nước ngoài để duy trì các dịch vụ công và bù đắp thâm hụt do siêu lạm phát. Biện pháp này giúp duy trì ổn định ngắn hạn nhưng không phải là giải pháp lâu dài.
Giải pháp hạn chế tác hại của siêu lạm phát và bảo vệ sự ổn định kinh tế
Câu hỏi thường gặp
Siêu lạm phát là bao nhiêu?
Theo nhà kinh tế học Phillip Cagan, siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng lên 50% hoặc hơn và kết thúc khi xuống dưới 50% (điều kiện: duy trì trong vòng ít nhất 1 năm).
Siêu lạm phát ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng của siêu lạm phát:
- Giảm sức mua của người dân và tổ chức, khiến giá cả tăng vọt, tiền mất giá nhanh chóng.
- Gây ra sự bất ổn kinh tế, làm giảm đầu tư, sản xuất và tăng tích trữ. Nền kinh tế bị bóp méo, hoạt động đầu cơ gia tăng.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo và người có thu nhập cố định. Nợ nần gia tăng, bất ổn xã hội leo thang.
- Người dân mất niềm tin vào đồng tiền, dẫn đến việc tích trữ hàng hóa thay vì tiền mặt.
- Doanh nghiệp khó khăn trong việc dự đoán chi phí và định giá sản phẩm.
Siêu lạm phát ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường
Tóm lại, nhận thức rõ về siêu lạm phát là gì và các yếu tố gây ra siêu lạm phát rất quan trọng để bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Theo dõi ngay chuyên mục Kiến thức tài chính của Tikop để cập nhật nhiều bài học bổ ích nhé!