Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chính sách tài khóa là gì? Ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

11/10/2023

Chính sách tài khoá là công cụ quan trọng nhằm điều tiết hoạt động kinh tế thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu Chính phủ. Vậy chính sách tài khoá là gì? Chính sách tài khoá ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Chính sách tài khóa là gì?

Khái niệm chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá là công cụ của chính sách kinh tế được Chính phủ đưa ra nhằm tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế đất nước thông qua việc thay đổi chi tiêu và thuế. Từ đó, có thể đạt được các mục tiêu kinh tế như: tăng việc làm, bình ổn giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế,...

Trên thực tế, chỉ Chính phủ mới có quyền thực hiện chính sách tài khoá, còn các cấp chính quyền địa phương không có quyền hạn này.

Chính sách tài khoá là công cụ quan trọng nhằm điều tiết hoạt động kinh tế

Chính sách tài khoá là công cụ quan trọng nhằm điều tiết hoạt động kinh tế

Ví dụ về chính sách tài khóa

Sau ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, Bộ Tài Chính đã có chủ trương điều chỉnh chính sách tài khoá. Theo đó, thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn khoảng 233,5 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, nhờ vào việc điều chỉnh thuế của chính sách tài khoá đã góp phần ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Ví dụ về chính sách tài khóa

Ví dụ về chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa tiếng Anh là gì?

Chính sách tài khóa tiếng Anh là Fiscal policy.

Công cụ của chính sách tài khóa

Trong chính sách tài khoá, có hai công cụ chính bao gồm:

Chi tiêu Chính phủ

Chính phủ thực hiện hai loại hoạt động chi tiêu chính:

  • Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ: Chính phủ sử dụng ngân sách để mua các sản phẩm, dịch vụ như vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ Nhà nước,... Chi tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu kinh tế. Khi Chính phủ tăng chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ, tổng cầu cũng tăng và ngược lại. Điều này là một công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế.

  • Chi chuyển nhượng: Chính phủ cung cấp trợ cấp cho các đối tượng chính sách như người nghèo, gia đình thương binh bệnh binh, dân tộc thiểu số,... Chi chuyển nhượng ảnh hưởng gián tiếp đến tổng cầu bằng cách tác động đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân. Khi Chính phủ tăng chi chuyển nhượng, người dân có thu nhập thấp sẽ có nhiều tiền hơn để tiêu và tổng cầu kinh tế tăng lên.

>>> Xem thêm: Chi phí cố định: Đặc điểm, công thức, phân biệt với chi phí biến đổi

Thuế 

Thuế được biết đến với nhiều loại khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thị đặc biệt,...Tuy nhiên thuế được chia thành 2 loại cơ bản, bao gồm:

  • Thuế trực thu (direct taxes): Là loại thuế đánh trực tiếp thu nhập hoặc tài sản của người dân

  • Thuế gián thu (indirect taxes): Là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. 

Theo đó, mà thuế tác động lên một nền kinh tế theo hai cách. Cụ thể:

  • Thuế có thể làm giảm thu nhập của cá nhân/doanh nghiệp, dẫn đến giảm chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ. Điều này có thể làm giảm tổng cầu và GDP của nền kinh tế.

  • Thuế làm tăng giá cả hàng hoá và dịch vụ, dẫn đến thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân. Giá cả cao hơn có thể làm giảm sự tiêu dùng hoặc thúc đẩy sự tìm kiếm các sản phẩm thay thế.

Công cụ của chính sách tài khóa

Công cụ của chính sách tài khóa

Các loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khoá mở rộng (Chính sách tài khóa thâm hụt) là hoạt động Chính phủ tăng chi tiêu, giảm nguồn thu thuế giúp tăng sản lượng kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển. Chính sách tài khoá mở rộng thường được áp dụng khi kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng và thường được áp dụng với chính sách tiền tệ. Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng, ổn định về kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khoá thắt chặt là hoạt động Chính phủ giảm chi tiêu Chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế. Giúp giảm tổng cầu, giảm sản lượng, mục đích là tránh để nền kinh tế phát triển quá nóng. Chính sách tài khoá thắt chặt để giúp ổn định nền kinh tế, tránh tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt

Vai trò của chính sách tài khóa

Điều tiết nền kinh tế

Vai trò chính của chính sách tài khoá là điều tiết nền kinh tế thị trường. Thông qua việc thay đổi chi tiêu Chính phủ và thuế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, cân đối ngân sách. Điều này giúp duy trì sự ổn định, phát triển bền vững trong nền kinh tế của một quốc gia.

>>> Xem thêm: Khủng hoảng kinh tế là gì? Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay

Vai trò chính của chính sách tài khoá là điều tiết nền kinh tế

Vai trò chính của chính sách tài khoá là điều tiết nền kinh tế

Khắc phục thị trường

Chính sách tài khóa giúp phân phối giúp thu nhập, của cải của các bộ phận dân cư khác nhau, phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của Chính phủ và thu ngân sách. 

Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân

Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Do đó, chính sách tài khóa giúp phân bổ nguồn lực ở các ngành và các tác nhân kinh tế.

Ngoài ra, bằng cách sử dụng công cụ tài khóa như thuế và Chi tiêu chính phủ, Chính phủ có thể can thiệp để tạo ra sự cân bằng trong xã hội. Bao gồm việc đảm bảo rằng thu nhập không bị chênh lệch quá nhiều giữa các tầng lớp xã hội, cung cấp cơ hội làm việc cho nhiều người hơn và quản lý các rủi ro kinh tế một cách hiệu quả

Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân

Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân

Hạn chế của chính sách tài khóa

Tác động không đồng đều

Chính sách tài khoá có thể gây tác động không đồng đều đến thu nhập của các phân khúc trong xã hội. Ví dụ, đối với những người có thu nhập thấp việc tăng thuế có thể gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với người có thu nhập cao.

Tác động phụ

Một hạn chế nữa của chính sách tài khoá là gây tác động phụ lên nền kinh tế, việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách đều gây ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp dân cư. Ví dụ, nếu nền kinh tế đang suy thoái mà tăng chi tiêu Chính phủ thì sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách, tăng tình trạng lạm phát. 

Mất một khoảng thời gian để đem lại hiệu quả

Đối với mỗi chính sách tài khoá, Chính phủ cần đánh giá số liệu đáng tin cậy đối với nền kinh tế vi mô trong khoảng thời gian đủ dài, có thể là 6 tháng, 12 tháng. Sau đó, cần thời gian nhất định để đưa ra quyết sách, cũng như là chính sách ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì thế, chính sách tài khoá sẽ có độ trễ về thời gian, mất khoảng thời gian để đem lại hiệu quả.

Hạn chế của chính sách tài khóa

Hạn chế của chính sách tài khóa

Phân biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là hai công cụ giúp ổn định nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, hai chính sách này có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể:

 

Chính sách tài khoá

Chính sách tiền tệ

Khái niệm

Là công cụ của chính sách kinh tế được Chính phủ đưa ra nhằm tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế đất nước thông qua việc thay đổi chi tiêu và thuế suất. 

Là chính sách sử dụng các công cụ hối đoái, tín dụng tác động đến việc cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm ổn định giá cả, giảm lạm phát,...

Người tạo chính sách

Chỉ Chính phủ mới có quyền thực hiện.

Ngân hàng Trung ương

Mục tiêu

Giúp nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Nhằm ổn định giá cả, giảm thất nghiệp, tăng trưởng GDP

Công cụ thực hiện

Thuế và chi tiêu Chính phủ

Lãi suất, chính sách tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nới lỏng định lương,...

Câu hỏi về chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô là gì?

Chính sách tài khoá trong kinh tế vĩ mô là công cụ nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong trường hợp kinh tế đang bình thường và đưa kinh tế trở lại cân bằng nếu nền kinh tế suy thoái, phát triển quá mức thông qua việc thay đổi chi tiêu, các biện pháp về thuế suất.

Mục tiêu của chính sách tài khóa là gì?

Mục tiêu chính của chính sách tài khoá là giúp điều tiết nền kinh tế, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Mục tiêu chính của chính sách tài khoá là giúp điều tiết nền kinh tế

Mục tiêu chính của chính sách tài khoá là giúp điều tiết nền kinh tế

Chính sách tài khóa tác động đến gì?

Thông thường, chính sách tài khoá sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế nói chung, thông qua tác động lên quyết định thu chi, lãi suất. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền lương, giá cả, nhu cầu và tác động lên lạm phát, kỳ vọng lạm phát.

Có bao nhiêu loại chính sách tài khóa?

Chính sách tài khoá được chia thành 2 loại chính là chính sách tài khoá thắt chặt và chính sách tài khoá mở rộng.

Chính sách tài khoá được chia thành 2 loại chính

Chính sách tài khoá được chia thành 2 loại chính

Chính sách tài khóa do ai ban hành?

Chỉ Chính phủ mới có quyền thực hiện chính sách tài khóa.

Chính sách tài khóa thâm hụt là gì?

Chính sách tài khóa thâm hụt (Chính sách tài khoá mở rộng) là hoạt động Chính phủ tăng chi tiêu, giảm nguồn thu thuế giúp tăng sản lượng kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển. 

Chính sách tài khóa thu hẹp là gì?

Chính sách tài khóa thu hẹp là việc Chính phủ cắt giảm chi tiêu hoặc tăng nguồn thu của Chính phủ.

Tóm lại, chính sách tài khoá là công cụ có tác động lớn đến sự bình ổn, điều tiết của nền kinh tế nói chung. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính sách này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức tài chính, đầu tư mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024