Outright là gì?
Khái niệm Outright
Quyền chọn Outright (Outright Option), còn được gọi là quyền chọn hoàn toàn hoặc quyền chọn dứt khoát, là một loại hợp đồng quyền chọn có thể mua và bán một cách riêng lẻ, độc lập mà không cần lập hợp đồng bù đắp thứ hai. Đây là một chiến lược giao dịch quyền chọn mà các nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn không đảm bảo như mua/bán quyền chọn mua (call option) hoặc mua/bán quyền chọn bán (put option).
Giao dịch quyền chọn Outright trên sàn giao dịch tương tự như các tài sản chứng khoán khác như cổ phiếu, giúp nhà đầu tư tận dụng tối đa “thời điểm” của thị trường để kiếm lợi nhuận.
>> Xem thêm: Hợp đồng hoán đổi SWAP là gì? Các loại hợp đồng hoán đổi phổ biến
Nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn không đảm bảo
Đặc trưng của quyền chọn Outright
- Công cụ phòng ngừa rủi ro: Đối với các nhà đầu tư tổ chức, quyền chọn Outright là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi biến động thị trường.
- Thời hạn xác định: Quyền chọn Outright có một thời hạn cụ thể (ngày đáo hạn). au thời điểm này, quyền chọn sẽ mất hiệu lực.
- Lợi nhuận tiềm năng không giới hạn: Nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận không giới hạn khi giá tài sản cơ bản tăng mạnh (đối với quyền chọn mua) hoặc giảm sâu (đối với quyền chọn bán).
- Chiến lược đầu tư nâng cao: Đối với các nhà đầu tư cá nhân, quyền chọn Outright là một chiến lược đầu tư thay thế hoặc nâng cao, vì chi phí mua quyền chọn thường thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác.
- Trọng tâm đầu tư của quỹ: Nhiều quỹ đầu tư sử dụng quyền chọn Outright làm trọng tâm cho các chiến lược đầu tư của họ, tận dụng khả năng tạo ra các vị thế có đòn bẩy tăng giá hoặc giảm giá.
- Rủi ro giới hạn: Nhà đầu tư chỉ chịu rủi ro bằng với khoản phí đã trả để mua quyền chọn. Nếu quyền chọn hết hạn mà không được thực hiện, họ chỉ mất số tiền này.
- Tính linh hoạt cao: Quyền chọn Outright cho phép người sở hữu thực hiện quyền mua hoặc bán tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời hạn của quyền chọn, mang lại sự linh hoạt trong việc quyết định thời điểm giao dịch.
Quyền chọn Outright chỉ liên quan đến một hợp đồng quyền chọn duy nhất
Ưu điểm, nhược điểm của Outright
Ưu điểm
Ưu điểm của quyền chọn Outright (Outright Option):
- Quyền chọn Outright được niêm yết và giao dịch dễ dàng trên các sàn chứng khoán, giúp nhà đầu tư tiếp cận và tham gia một cách thuận tiện.
- Quyền chọn Outright có sẵn trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau như kim loại quý, cổ phiếu, hàng hóa nông nghiệp và nhiều loại tài sản khác, mang đến nhiều lựa chọn đầu tư cho nhà đầu tư.
- Khi sử dụng đòn bẩy trong quá trình giao dịch, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để đạt được lợi nhuận rất lớn, nhờ vào khả năng khuếch đại hiệu suất đầu tư của đòn bẩy.
>> Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Lợi ích, tác hại của đòn bẩy tài chính
Nhược điểm
- Nhà đầu tư cần phải có tài khoản ký quỹ tại công ty môi giới chứng khoán, điều này có thể làm tăng tính phức tạp và yêu cầu về quản lý tài chính.
- Để tham gia giao dịch quyền chọn Outright, nhà đầu tư cần có số vốn đầu tư ban đầu khá cao, ít nhất là 2.000 Đô la Mỹ, điều này có thể là rào cản đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Giao dịch quyền chọn utright đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn cao về thị trường và quyền chọn, do đây là một mô hình đầu tư phức tạp và có rủi ro cao.
Ưu điểm và nhược điểm của quyền chọn Outright
Trái phiếu Outright là gì?
Khái niệm trái phiếu Outright
Trái phiếu Outright (Outright Bond) là loại trái phiếu được giao dịch theo phương thức của quyền chọn Outright. Trong giao dịch này, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu utright cho một bên khác mà không cam kết sẽ mua lại.
Trái phiếu Outright thường áp dụng cho các loại trái phiếu chính phủ như trái phiếu được bảo lãnh, trái phiếu Kho bạc Nhà nước và trái phiếu chính quyền. Giao dịch Outright trái phiếu không kèm theo bất kỳ cam kết nào từ bên bán về việc sẽ mua lại trái phiếu, tạo nên sự độc lập và rõ ràng trong quyền sở hữu sau khi giao dịch hoàn tất.
>> Xem thêm: Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu
Trái phiếu Outright còn được gọi là giao dịch mua bán thông thường
Lợi ích khi mua trái phiếu Outright
- Khách hàng không phải là thành viên sơ cấp hoặc tổ chức bảo lãnh trái phiếu chính phủ vẫn có thể tham gia thị trường sơ cấp thông qua các công ty môi giới chứng khoán.
- Khách hàng có thể mua bán trái phiếu Outright để đầu tư hoặc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của mình, từ đó tăng cường tính linh hoạt và lưu động cho tài sản.
- Khách hàng không phải trả bất kỳ khoản phí hay chi phí nào khác trong quá trình giao dịch, giúp giảm thiểu chi phí tài chính và tăng tiện ích cho việc vay mượn trái phiếu.
- Trái phiếu Outright có tính thanh khoản cao, cho phép khách hàng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết.
Chi tiết quy định về giao dịch trái phiếu Outright
Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch trái phiếu Outright phải tuân thủ theo quy định của sở giao dịch chứng khoán. Thời gian giao dịch được chia thành hai phiên và diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ và ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và cơ quan quản lý. Cụ thể:
- Phiên sáng: Từ 9:00 đến 11:30
- Phiên chiều: Từ 13:00 đến 14:15
Thời gian giao dịch này áp dụng cho trái phiếu chính phủ và được sở giao dịch chứng khoán quy định rõ ràng nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định của thị trường.
>> Xem thêm: Kỳ phiếu là gì? Phân biệt kỳ phiếu và hối phiếu, tín phiếu chi tiết
Các loại hình trái phiếu được phép giao dịch
Các loại hình trái phiếu được phép giao dịch theo phương thức Outright bao gồm:
- Trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành và có kỳ hạn danh nghĩa trên 1 năm.
- Tín phiếu kho bạc do nhà nước phát hành với kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần.
- Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh.
- Trái phiếu chính quyền địa phương.
>>Xem thêm: Trái phiếu riêng lẻ là gì? Điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ
Có 4 loại hình trái phiếu được phép giao dịch theo phương thức Outright
Mệnh giá và đơn vị khi giao dịch trái phiếu outright
Thông tin về giao dịch trái phiếu và tín phiếu Outright như sau:
- Mệnh giá giao dịch: 100.000 Việt Nam Đồng.
- Đơn vị yết giá: 1 Việt Nam Đồng.
- Đơn vị giao dịch: 1 trái phiếu hoặc 1 tín phiếu.
- Biên độ giao động giá: Không có quy định cụ thể về biên độ dao động giá.
Lệnh giao dịch
Lệnh giao dịch | Mô tả |
Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường | Những lệnh mua hoặc bán được chào với cam kết chắc chắn. Lệnh có hiệu lực ngay khi được chào công khai trên hệ thống. |
Lệnh báo cáo giao dịch | Lệnh này được sử dụng để nhập thông tin giao dịch vào hệ thống sau khi các điều kiện giao dịch đã được thỏa thuận bởi các bên. |
Lệnh thỏa thuận điện tử tuỳ chọn | Bao gồm Lệnh yêu cầu chào giá và Lệnh chào mua/chào bán với cam kết chắc chắn từ các nhà đầu tư.
|
>> Xem thêm: Lệnh chứng khoán là gì? Các lệnh trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần biết
Khối lượng giao dịch
Thông tin về khối lượng giao dịch trái phiếu Outright được quy định như sau:
- Giao dịch thỏa thuận điện tử: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 trái phiếu chính phủ.
- Giao dịch thỏa thuận thông thường: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.000 trái phiếu chính phủ.
Khối lượng giao dịch áp dụng cho các phương thức giao dịch trái phiếu Outright hiện nay
Quy định về phương thức thanh toán
Thông tin về phương thức thanh toán của giao dịch trái phiếu Outright hiện nay:
- Phương thức thanh toán: Bù trừ đa phương (Multilateral Netting).
- Thời gian thanh toán: Thường là T+1, có nghĩa là giao dịch được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo sau khi giao dịch được thực hiện.
>> Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Mẹo đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Nguyên tắc về sửa, hủy lệnh
- Hủy và sửa lệnh trước khi thực hiện giao dịch: Nhà đầu tư có quyền hoàn toàn hủy hoặc sửa lệnh nếu giao dịch chưa được thực hiện.
- Sửa lệnh khi giao dịch đang trong quá trình thực hiện: Nhà đầu tư được phép yêu cầu sửa lệnh khi giao dịch đang trong quá trình thực hiện.
- Xử lý lỗi sau khi giao dịch đã thực hiện:
- Trường hợp phát hiện lỗi sau khi giao dịch đã thực hiện và vượt qua giờ giao dịch, nhà đầu tư cần gửi báo cáo bằng văn bản đến Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội về sự cố này.
- Thời điểm gửi báo cáo phải là trong ngày thực hiện giao dịch.
- Các lỗi sau thời gian giao dịch sẽ được xử lý theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Những nguyên tắc cần lưu ý khi sửa hoặc hủy lệnh
Các ngân hàng trở thành nhà tạo lập thị trường tham gia giao dịch trái phiếu Outright
STT | Tên ngân hàng | Brand name |
1 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | BIDV |
2 | Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | MSB |
3 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam | Techcombank |
4 | Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam | Vietcombank |
5 | Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam | ANZVL |
6 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | Sacombank |
7 | Ngân hàng TMCP Quân Đội | MB |
8 | Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam | VIB |
9 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | VPBank |
10 | Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam | SCBVL |
11 | Ngân hàng TMCP Á Châu | ACB |
12 | Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam | Vietinbank |
13 | Ngân hàng TMCP Phương Đông | OCB |
14 | Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh | HDBank |
Như vậy, giao dịch Outright đóng vai trò quan trọng trong thị trường trái phiếu, góp phần tạo nên sự minh bạch và hiệu quả trong việc xác định giá trị của các trái phiếu. Hy vọng qua bài viết của Tikop, bạn đã nắm rõ về giao dịch Outright là gì và các quy định về giao dịch này. Từ đó giúp nhà đầu tư tham gia thị trường một cách hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường tài chính. Theo dõi ngay chuyên mục Kiến thức đầu tư chứng khoán để cập nhật kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé!