Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Định giá trái phiếu là gì? Cách định giá trái phiếu đơn giản

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

09/04/2024

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu - chứng khoán nợ để huy động vốn, và giá trị của trái phiếu ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. Do vậy, định giá trái phiếu là quy trình cần thiết trong hoạt động đầu tư. Tikop sẽ cung cấp kiến thức về định giá trái phiếu và cách xác định lãi suất chiết khấu để tính toán ngay trong bài viết này.

Định giá trái phiếu là gì?

Khái niệm định giá trái phiếu

Định giá trái phiếu là quá trình xác định giá trị thực trong hiện tại của một trái phiếu và giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền tương lai mà trái phiếu này sẽ sinh ra, xác định nó có phản ánh đúng rủi rolợi nhuận hay không dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

>> Đọc thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Mẹo đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Định giá trái phiếu

Định giá trái phiếu

Định giá trái phiếu tiếng Anh là gì?

Định giá trái phiếu tiếng Anh là Bond pricing.

Tại sao cần định giá trái phiếu?

Định giá trái phiếu có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan, bao gồm:

  • Giá trị trái phiếu càng cao thì doanh nghiệp phát hành càng huy động được nhiều vốn hơn với chi phí thấp hơn.

  • Giúp nhà đầu tư so sánh giá trị của các trái phiếu khác nhau để lựa chọn trái phiếu có giá trị tốt nhất và thu được lợi nhuận cao hơn.

  • Xác định giá trái phiếu giúp các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm,... quản lý danh mục đầu tư trái phiếu và tối đa hóa lợi nhuận.

Định giá trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong đầu tư và huy động vốn

Định giá trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong đầu tư và huy động vốn

>> Đọc thêm: Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Ý nghĩa của định giá trái phiếu

Định giá trái phiếu có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính và là công cụ hữu ích đối với các chuyên gia tài chính, nhà quản trị, nhà đầu tư,... trong việc:

  • Đưa ra quyết định đầu tư: Kết quả định giá trái phiếu giúp đánh giá tính tiềm năng của trái phiếu, từ đó xác định tính khả thi khi đầu tư vào trái phiếu đó.
  • Quản lý và đánh giá rủi ro: Quy trình định giá trái phiếu giúp đánh giá rủi ro tài chính và tín dụng liên quan đến việc nắm giữ trái phiếu. 
  • Xây dựng danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể quyết định bổ sung hoặc loại bỏ trái phiếu ra khỏi danh mục đầu tư để tối ưu hóa sự đa dạng và cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro dựa trên việc định giá trái phiếu.
  • Đưa ra quyết định về chiến lược tài chính: Các doanh nghiệp sử dụng kết quả định giá trái phiếu để quyết định phân bổ và quản lý nguồn vốn của mình thông qua việc phát hành trái phiếu.
  • Đánh giá thị trường tài chính: Thông qua việc định giá trái phiếu, người đầu tư có thể theo dõi và đánh giá thị trường tài chính, nắm mức lãi suất, tình hình kinh tế hiện tại và dự báo xu hướng tương lai.
  • Tạo ra giá tham chiếu: Giá trái phiếu thường được sử dụng như một tham chiếu để so sánh với giá trị tài sản khác, giúp xác định giá trị thực của một quỹ hoặc danh mục đầu tư.
  • Là công cụ quan trọng để hiểu và đánh giá thị trường tài chính toàn cầu.

Định giá trái phiếu có nhiều ý nghĩa đối với thị trường tài chính

Định giá trái phiếu có nhiều ý nghĩa đối với thị trường tài chính

Công thức định giá trái phiếu chi tiết

Công thức định giá trái phiếu chung

PV = I x {[(1+k)^n - 1]/[k x (1+k)^n]} + [MW/(1+k)^n]

Công thức định giá trái phiếu chung

Công thức định giá trái phiếu chung

Trong đó:

  • PV: Giá trái phiếu cần xác định.
  • MV: Mệnh giá trái phiếu.
  • i: Lãi suất của trái phiếu.
  • I: Cổ tức định kỳ và I = i x MV vì cổ tức định kỳ là số tiền lãi mà người nắm giữ trái phiếu nhận được tại mỗi kỳ trả lãi.
  • k: Lãi suất chiết khấu (lãi suất yêu cầu).
  • n: Số năm từ thời điểm đang xét đến đáo hạn.

Giá trái phiếu bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền nhận được trong tương lai.

>> Đọc thêm: Đáo hạn phái sinh là gì? Những lưu ý trong ngày đáo hạn phái sinh

Định giá trái phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Dựa theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, công thức định giá trái phiếu được trình bày như sau:

Giá trái phiếu = Tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến thu được từ trái phiếu

Dòng tiền dự kiến thu được từ trái phiếu bao gồm:

  • Tiền lãi: Khoản tiền doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu định kỳ, thường là hàng năm hoặc hàng quý.

  • Tiền gốc: Khoản tiền doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đến hạn.

Có thể định giá trái phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Có thể định giá trái phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ

Công thức định giá trái phiếu trả lãi định kỳ được trình bày như sau:

Giá trái phiếu = (Lãi suất trái phiếu * Mệnh giá) / (1 + r)^n + Mệnh giá / (1 + r)^n

Trong đó:

  • Lãi suất trái phiếu: Lãi suất do doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu.

  • Mệnh giá: Giá trị ghi trên trái phiếu, là số tiền mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đến hạn.

  • n: Thời hạn trái phiếu, được tính bằng số năm.

  • r: Tỷ lệ chiết khấu, yếu tố này phản ánh rủi ro của trái phiếu. Tỷ lệ chiết khấu càng cao thì giá trị của trái phiếu càng thấp. Tỷ lệ chiết khấu được xác định dựa trên lãi suất thị trường (lãi suất của các trái phiếu tương tự đã được giao dịch trên thị trường) và rủi ro của trái phiếu (trái phiếu có rủi ro cao thì tỷ lệ chiết khấu sẽ cao hơn).

Công thức định giá trái phiếu trả lãi định kỳ

Công thức định giá trái phiếu trả lãi định kỳ

Định giá trái phiếu trái phiếu trả lãi một lần khi đáo hạn

Công thức định giá trái phiếu trái phiếu trả lãi một lần khi đáo hạn như sau:

Giá trái phiếu = (Lãi suất trái phiếu * Mệnh giá) / (1 + r)^n + Mệnh giá

Trong đó:

  • n: Thời hạn trái phiếu, được tính bằng số năm.
  • r: Tỷ lệ chiết khấu.

Các bước định giá trái phiếu

Ước tính giá trị dòng tiền

Bước đầu tiên trong quy trình định giá trái phiếu là ước tính giá trị dòng tiền. Bạn có thể dựa vào các thông số như lãi suất danh nghĩa, kỳ hạn trái phiếu và thời điểm trả lãi để ước tính giá trị dòng tiền tương lai phát sinh từ trái phiếu nắm giữ. Lãi nhận được thường phát sinh định kỳ theo kỳ trả lãi, bạn sẽ nhận được tiền gốc vào ngày đáo hạn. Tuy vậy, việc này còn tùy vào quy định của đơn vị phát hành trái phiếu. 

Ước tính giá trị dòng tiền tương lai

Ước tính giá trị dòng tiền tương lai

Xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền

Bạn có thể tham khảo lãi suất thị trường của trái phiếu Nhà nước hoặc các sản phẩm trái phiếu tương đương về lãi suất, kỳ hạn nhận lãi, kỳ đáo hạn,... để xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền.

Chiết khấu các dòng tiền tương lai để tìm ra giá trị thực của trái phiếu

Sau khi ước tính giá trị dòng tiền và xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền, bạn có thể tính ra giá trị thực của trái phiếu dựa vào công thức sau:

PV = ΣCF/(1+r)n

Trong đó:

  • PV - Present Value: Giá trị hiện tại của dòng tiền được chiết khấu. 
  • CF - Cashflow: Dòng tiền tương lai phát sinh từ trái phiếu. 
  • r - rate: lãi suất chiết khấu.
  • n: Số kỳ tính từ thời điểm hiện tại đến khi đáo hạn của trái phiếu. 

Chi tiết 3 cách định giá trái phiếu

Định giá trái phiếu dựa vào lãi suất phần trăm hàng năm

Bạn có thể dựa vào lãi suất phần trăm hàng năm (Annual Percentage Rate - APR), được đo bằng tỷ lệ phần trăm khoản đầu tư hoặc chi phí vốn đầu tư thực tế trong thời hạn vay. Đây là lãi suất mà đơn vị phát hành phải trả cho nhà đầu tư hàng kỳ. APR được tính vào luôn cả các khoản phí bổ sung liên quan đến thực hiện giao dịch.  

Định giá trái phiếu theo APR

Định giá trái phiếu theo APR

Công thức tính giá trái phiếu bằng lãi suất phần trăm hàng năm như sau:

APR = 365 x 10 x [( Phí + Lãi)/ Tiền gốc ] /  Tổng số kỳ áp dụng tỷ lệ định kỳ trong một năm

Trong đó n là tổng số kỳ áp dụng tỷ lệ định kỳ trong một năm. 

Có ba chỉ số APR, cụ thể như sau:

  • APR cố định: Lãi suất phần trăm hàng không thay đổi trong suốt thời hạn vay. 
  • APR thả nổi: Lãi suất phần trăm thay đổi theo ngày, thị trường luôn biến động. 
  • APR theo từng cấp: Khi mức nợ vay của nhà đầu tư giảm xuống, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào khoản nợ của bạn đang có. 

Định giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu tương đương

Định giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu tương đương (Bond Equivalent Yield) là cách đối chiếu khoản thu nhập không thường niên từ trái phiếu với khoản thu nhập thường niên. Với cách định giá này, lãi suất trái phiếu tương đương chuyển lãi suất chiết khấu theo định kỳ tháng, quý năm thành lợi tức hàng năm. 

Công thức định giá trái phiếu  với lãi suất trái phiếu tương đương:

Lãi suất trái phiếu tương đương = 365 x [( Mệnh giá trái phiếu – Giá mua )/ Giá mua] / Ngày đáo hạn

Định giá trái phiếu bằng Bond Equivalent Yield

Định giá trái phiếu bằng Bond Equivalent Yield

Định giá trái phiếu bằng lãi suất thực hưởng

Lãi suất thực hưởng (Effective Annual Rate - EAR) là lãi suất nhà đầu tư thực nhận khi gửi tiết kiệm hoặc thực trả khi vay nợ, được tính gộp trong khoảng thời gian cụ thể. 

Công thức tính lãi suất thực hưởng dưới 1 năm như sau:

Lãi suất thực hưởng theo năm= { [(1 x (lãi suất danh nghĩa tính theo năm/ số kỳ tính lãi trong năm)] ^ số kỳ tính lãi trong năm } – 1

Thông thường lãi suất sẽ được tính định kỳ theo năm. Tuy vậy, một vài tổ chức phát hành vẫn có thể tính lãi suất danh nghĩa theo chu kỳ ngắn hơn như theo quý, theo tháng để thu hút nhà đầu tư. Lúc này, chính sách trả lãi được chia nhiều lần trong năm và tính theo cách lãi nhập vốn. 

Trên đây là bài viết Định giá trái phiếu là gì? Cách định giá trái phiếu đơn giản. Hi vọng Tikop.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết, theo dõi ngay để đón đọc các bài viết chứng khoán mới nhất.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

26/08/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023