Định nghĩa trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là một trong những thuật ngữ cực kỳ phổ biến khi bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Đây là một kênh đầu tư tương đối phổ biến vì mang lại lãi suất cao, tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn không ít rủi ro.
Trái phiếu doanh nghiệp còn được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là loại trái phiếu được tiến hành phát hành bởi các doanh nghiệp, dưới dạng các loại chứng chỉ hoặc các loại bút toán ghi nợ.
Đối với những loại trái phiếu này, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm phát hành sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho các trái chủ - đây là những người sở hữu trái phiếu của doanh nghiệp khi đã đến kỳ hạn.
Nói cụ thể hơn, khi đã sở hữu trái phiếu của một hoặc nhiều doanh nghiệp nào đó sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ là người đi nợ còn các bạn có vai trò là chủ nợ.
trái phiếu doanh nghiệp là gì
Mục đích phát hành trái phiếu để làm gì?
Có những lúc mà tất cả các công ty đều cần huy động vốn, cho dù đó là mục đích tài trợ cho một vụ mua lại, hoặc dùng để nghiên cứu và phát triển một loại sản phẩm mới hay để tham gia vào một thị trường mới nào đó thì cũng sẽ rất ít các công ty có thể làm được những điều này mà không cần phải tiến hành huy động vốn để tài trợ cho các nỗ lực của họ.
Phát hành trái phiếu là một trong các cách giúp công ty hoặc doanh nghiệp có thể huy động vốn. Mục đích chính của loại hình trái phiếu doanh nghiệp hay việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu là giúp các công ty huy động thêm tiền mặt mà không phải vay ngân hàng, bán vốn từ cổ phần nghĩa là phát hành thêm một số lượng cổ phiếu, hoặc có thể là tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mạo hiểm.
mục đích phát hành trái phiếu
Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay trên thị trường có tồn tại 2 loại trái phiếu doanh nghiệp cực kỳ phổ biến, cụ thể như sau đây:
Trái phiếu niêm yết: Là các loại trái phiếu đã được đăng ký và lưu ký ở tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Trái phiếu loại này sẽ được giao dịch một cách rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung như HNX và HSX. Quá trình giao dịch sẽ phải tuân theo các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán đã niêm yết.
Trái phiếu OTC: Còn có thể được gọi là trái phiếu phi tập trung, và sẽ sẽ được giao dịch tại khu vực thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành ở giữa các nhà đầu tư dựa theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi những chính sách pháp lý khác nhau.
Ưu nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây đã có sự tăng trưởng một cách vượt bậc. Vậy, các nhà đầu tư có thể nhận được gì và cũng có thể gặp phải những rủi ro gì khi tiền hành đầu tư vào các loại trái phiếu doanh nghiệp?
Cùng tìm hiểu qua các ưu nhược điểm sau đây:
4.1: Ưu điểm
Có thể thấy số lượng các nhà đầu tư bắt đầu tham gia vào việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ngày một tăng lên đồng nghĩa với việc họ đã và đang nhận được rất nhiều các lợi ích như:
Lãi suất hàng tháng thường cao hơn lãi suất tiết kiệm.
Mức độ rủi ro cũng sẽ thấp hơn so với việc đầu tư cổ phiếu, do các trái chủ sẽ được ưu tiên việc thanh toán nợ trước trong các trường hợp công ty đi đến hoàn cảnh phá sản hoặc là giải thể.
Dễ dàng trao đổi qua lại với các mức lãi suất thực tế được nhận trong suốt quá trình đang đầu tư.
Có thể tiến hành sử dụng lãi suất định kỳ để có thể tái đầu tư, kiếm thêm chút lợi nhuận.
trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro thấp hơn
4.2: Nhược điểm
Nếu trái phiếu doanh nghiệp đã đem lại rất nhiều ích lợi thì đồng thời cũng sẽ đi kèm với một số những rủi ro mà các nhà đầu tư cần phải đặc biệt lưu ý:
Doanh nghiệp đứng ra phát hành có thể sẽ không hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi như đã cam kết ban đầu.
Các nhà đầu tư có thể sẽ chưa bán được ngay với nguồn lợi nhuận mong muốn khi cần thiết.
rủi ro của tái phiếu
Phân biệt trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
5.1: Trái phiếu chính phủ là gì?
Trái phiếu chính phủ sẽ còn được gọi là công khố phiếu hoặc có thể là công trái.
Đây là loại trái phiếu do chính phủ được phát hành nhằm kêu gọi thêm các nguồn vốn, hay còn được hiểu là tín dụng nhà nước để nhằm mục đích phục vụ cho một số mục tiêu công như: phát triển thêm cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, vật tư y tế, cơ sở giáo dục…
Tương tự như trái phiếu doanh nghiệp, thì trái phiếu chính phủ cũng sẽ cam kết hạn thanh toán lãi suất định kỳ và hỗ trợ hoàn lại tiền gốc cho các nhà đầu tư khi trái phiếu hết hạn.
trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ cũng sẽ được chia ra làm 2 nhóm chính:
Trái phiếu kho bạc: Đây là một trong những loại trái phiếu do trực tiếp kho bạc Nhà nước phát hành khi nguồn ngân sách bị thiếu hụt tạm thời.
Chúng sẽ có kỳ hạn ngắn, cũng như lãi suất khá cao, nhưng lại không kéo theo các rủi ro tín dụng, thường sẽ nhắm đến các đối tượng đầu tư lớn như các Ngân hàng thương mại, hoặc các trung gian tài chính hoặc các doanh nghiệp.
Trái phiếu đầu tư: Đây là một loại trái phiếu sẽ được tung ra dựa trên hình thức được đấu thầu thông qua các thị trường giao dịch tập trung hoặc các đại lý phát hành.
So với các loại trái phiếu doanh nghiệp thì trái phiếu chính phủ cũng gần như không hề kém cạnh khi mang đến cho các nhà đầu tư cá nhân rất nhiều lợi ích cực kỳ hấp dẫn bao gồm:
Mức độ đảm bảo an toàn tương đối vượt trội do được Nhà nước đứng ra bảo lãnh, nguồn vốn sẽ gần như được an toàn 100%.
Khi tiến hành mua các loại trái phiếu Chính phủ, nhà đầu tư sẽ được miễn hầu hết các thuế thu nhập cá nhân.
Lãi suất đầu tư sẽ cao hơn so với việc gửi tiết kiệm lấy lãi suất hàng tháng tại ngân hàng.
Có thể dễ dàng bán lại hoặc dùng để thế chấp do trái phiếu chính phủ mang đến tính thanh khoản cực kỳ cao.
Giá trị trái phiếu sẽ tăng lên khi các kênh đầu tư như đầu tư về bất động sản hay đầu tư chứng khoán gặp phải khó khăn.
3 lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ
5.2: Các điểm giống và khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp
Về điểm giống nhau, giữa các trái phiếu doanh nghiệp và các loại trái phiếu chính phủ thì sẽ đều mang những tính chất như sau đây:
Đều là các chứng chỉ nợ, quy định đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán nợ của những bên phát hành.
Nhà đầu tư sẽ đóng vai trò là người tiến hành cho vay, thu nhập dựa trên các lãi suất định kỳ.
Có khả năng để mua đi bán lại dễ dàng, hoặc cũng có thể tặng hoặc chuyển nhượng nhanh chóng.
Đều có được mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng.
Có kỳ hạn tối thiểu là tới 1 năm.
trái phiếu có kỳ hạn
Và dưới đây sẽ là các điểm khác nhau của hai loại trái phiếu này:
Trái phiếu chính phủ | Trái phiếu doanh nghiệp | |
Đơn vị phát hành | Nhà nước hay ngân hàng nhà nước, hoặc kho bạc, bộ tài chính… | Doanh nghiệp của tư nhân |
Mục đích phát hành | Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách tạm thời, phục vụ cho một số mục đích công | Phục vụ cho mục tiêu phát triển, hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh và giải quyết vấn đề về tài chính |
Lãi suất | Thường duy trì ở mức cố định | Cố định hoặc thả nổi sẽ tùy thuộc vào công ty hay doanh nghiệp phát hành |
Kỳ hạn | Thường sẽ kéo dài trong trung hạn (từ 5-12 năm) hoặc dài hạn (từ 12-30 năm) | Thường sẽ kéo dài ở mức ngắn hạn (từ 1-3 năm) |
Khả năng bảo toàn vốn | Cực kỳ cao, gần như là tuyệt đối | Tương đối |
Rủi ro | Rủi ro rất thấp, chủ yếu sẽ chịu ảnh hưởng tỷ giá hối đoái | Rủi ro dừng ở mức trung bình, chủ yếu sẽ đến từ khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đã phát hành |
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu (trái phiếu chuyển đổi) | Không | Có |
Mẹo đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả
Trên thực tế, việc đầu tư vào bất kì hạng mục gì cũng sẽ mang đến những sự rủi ro nhất định. Điều mà các nhà đầu tư cần làm đó là tìm hiểu rõ ràng về thứ mà mình định đầu tư sắp tới để có thể tránh được các sự rủi ro không đáng có.
6.1: Tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành
Ngoài mức lãi suất và lợi nhuận ra thì tình hình cũng như các kết quả kinh doanh của công ty cũng là một trong những thước đo chính xác để có thể căn cứ đo lường chất lượng của loại trái phiếu đó.
Nếu một công ty hay doanh nghiệp nào đó đang hoạt động và có sự phát triển mạnh mẽ thì đương nhiên chất lượng của trái phiếu của doanh nghiệp đó khi phát hành ra cũng sẽ được đảm bảo.
Vậy nên, một số các doanh nghiệp đang phát triển tốt sẽ bao gồm: Ban quản trị tốt, có vị thế cao ở trong ngành, nguồn tài chính vững chắc, có nhiều triển vọng phát triển trong ngành, và thông tin luôn luôn minh bạch,…
6.2: Tìm hiểu về các doanh nghiệp phân phối và tư vấn đầu tư trái phiếu
Vị thế: Các nhà đầu tư cần quan tâm xem vị thế của công ty hoặc doanh nghiệp tư vấn phát hành, cũng như phân phối loại trái phiếu đó so với những đối thủ cùng ngành thì chênh lệch như thế nào, có đang phát triển ổn định hay không,…
Uy tín: Mức độ uy tín cao sẽ giúp tăng khả năng có thể chi trả nợ gốc và các phần lãi trái phiếu của doanh nghiệp đó phát hành hàng tháng.
Tài chính: Các nhà đầu tư nên tiến hành xem xét, cũng như tìm hiểu về khả năng tài chính của các doanh nghiệp phát hành đó. Quy mô vốn điều lệ, cũng như vốn chủ sở hữu và các bảng tài sản lớn sẽ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đó có thể phân phối trái phiếu với những khối lượng lớn hơn và có tính đa dạng hơn.
Chất lượng môi giới: Môi giới có sự hiểu biết đầy đủ về sản phẩm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ có thể hỗ trợ và giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm, cũng như tin tưởng hơn khi tiến hành lựa chọn các loại trái phiếu do các doanh nghiệp đó phân phối.
Thanh khoản trái phiếu: Các nhà đầu tư nên đưa ra lựa chọn các doanh nghiệp phân phối có được hỗ trợ thanh khoản trái phiếu, ví dụ như có hệ thống giao dịch chứng khoán hoàn toàn trực tuyến giữa các nhà đầu tư hoặc giữa chính các doanh nghiệp phân phối đứng ra để tạo lập nên thị trường.
trái phiếu
6.3: Tìm hiểu mục đích phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
Hầu hết, đa số các doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc phát hành trái phiếu nhằm các mục đích như:
Mục đích mở rộng sản xuất.
Mục đích đầu tư để phát triển.
Mục đích tái cơ cấu cầu nợ.
Phải xác định được rõ ràng mục đích phát hành trái phiếu của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá được toàn bộ kế hoạch huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó để đưa ra quyết định xem liệu có nên đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp đó hay không.
6.4: Lựa chọn kỹ lưỡng thời điểm mua trái phiếu
Canh chừng đúng thời điểm để tiến hành mua trái phiếu, các bạn có thể dựa vào chu kỳ của chứng khoán. Cụ thể, các nhà đầu tư có thể chi tiêu mạnh tay vào các loại trái phiếu khi chu kỳ chứng khoán đang dần bị suy thoái, do tính chất của trái phiếu thường sẽ là rủi ro thấp, các nhà đầu tư có thể coi nó như một hầm trú ẩn an toàn.
Để có thể lựa chọn được thời điểm vàng, các nhà đầu tư có thể tham khảo vài lưu ý như sau:
Tìm hiểu về các báo cáo về thị trường trái phiếu của các công ty chứng khoán uy tín hàng đầu.
Đánh giá các chỉ báo tâm lý của thị trường.
Xác định các điểm đến của dòng tiền.
6.5: Xác định và phân tích rủi ro tiềm ẩn
Không chỉ riêng đối với trái phiếu, khi tham gia đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm tài chính nào nói chung, các nhà đầu tư đề cần phải xác định và tính toán được toàn bộ các rủi ro mà họ có thể sẽ phải đối mặt trong suốt quá trình đầu tư, để có thể giảm thiểu được tối đa các rủi ro không đáng có.
quản lý rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, hay chứng chỉ tiền gửi?
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người luôn nhầm lẫn giữa trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi. Các bạn sẽ cần phải hiểu cụ thể và phân biệt được sự khác biệt giữa 3 cách thức này, để có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với nhu cầu, cũng như mục đích đầu tư của bản thân.
Cùng theo dõi bảng so sánh 3 hình thức đầu tư của Tikop dưới đây:
Đặc điểm | Trái phiếu doanh nghiệp | Cổ phiếu | Tiền gửi |
Vai trò nhà đầu tư | Trái chủ | Cổ đông | Người gửi tiền |
Lợi nhuận | Lãi suất được biết trước, theo quy định của doanh nghiệp phát hành trái phiếu | Tùy vào sự biến động giá của cổ phiếu | Lãi suất cố định được biết trước |
Rủi ro cụ thể | Doanh nghiệp không trả nợ | Cổ phiếu mất giá | Ngân hàng phá sản |
Khả năng chuyển nhượng | Có, mức độ tùy vào từng loại cụ thể | Cao | Rất thấp |
Kỳ hạn | Dài từ 2-10 năm | Không có | Thường dưới 1 năm |
Khả năng bảo toàn vốn | Trung bình | Thấp | Cao |
Cách rút tiền đầu tư | Nhận lãi định kỳ, nhận gốc khi đáo hạn | Bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp | Nhận cả gốc và lãi khi đáo hạn |
Yếu tố bạn cần quan tâm khi đầu tư | Lựa chọn doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định, đảm bảo trả đủ nợ | Lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao | Lựa chọn ngân hàng có mức lãi phù hợp |
>>Xem thêm bài viết: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Kết luận
Ở bài viết này đây, Tikop đã tổng hợp và cung cấp gửi đến các bạn các thông tin về trái phiếu doanh nghiệp là gì, cũng như giúp phân biệt chúng với cổ phiếu, tiền gửi. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn có thêm kiến thức về đầu tư tài chính an toàn, ít rủi ro.